Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Người Bệnh Phải Biết Và Sớm Điều Trị
Các bệnh về dạ dày như: Đau dạ dày, viêm hang vị, đau thượng vị, viêm loét,…. cần sớm được thăm khám và điều trị. Bởi khi mắc bệnh, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến chứng bệnh dạ dày vô cùng nguy hiểm. Nặng nề nhất chính là ung thư dạ dày, thậm chí là tử vong khi thủng dạ dày và không cấp cứu kịp. Vậy bài viết dưới đây cùng chuyển trang điểm qua những biến chứng khó lường từ căn bệnh này để cảnh báo mọi người.
Biến chứng bệnh dạ dày vô cùng nguy hiểm có thể gặp phải
Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bất kỳ ai cũng có thể mắc, người lớn, trẻ nhỏ, nam, nữ,… Khi mắc bệnh, biểu hiện thường gặp sẽ là đau bụng ở phần dạ dày, những cơn đau nhói liên tục khi ăn xong hoặc khi đói bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, người mệt mỏi,…
Đó chỉ là những biểu hiện đơn giản và người bệnh cần sớm thăm khám, có phương án điều trị tốt nhất. Bởi càng để lâu, nguy cơ xuất hiện biến chứng đau dạ dày là rất cao. Cụ thể những biến chứng có nguy cơ nhất bao gồm:
Biến chứng viêm dạ dày dạ dày mãn tính
Các tổn thương ở niêm mạc dạ dày không được chữa lành, sưng huyết kéo dài do việc chữa bệnh không dứt điểm. Chỉ mới thấy đỡ đã dùng thuốc hoặc sử dụng nhiều các loại thực phẩm cay nóng, chế độ ăn uống không khoa học,… lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày mãn tính.
Lúc này tại chính những tổn thương ban đầu dần xuất huyết nặng hơn, tạo ra những kháng thể chống lại thuốc kháng sinh điều trị. Lúc này việc đổi thuốc điều trị hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp nào khác chỉ mang tính chất thuyên giảm bệnh chứ không thể chữa khỏi như giai đoạn đầu được nữa. Thậm chí bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, tái phát nhiều lần với tần suất liên tục hơn.
Chưa kể đến người bệnh khi mắc viêm dạ dày mãn tính sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khác như: Sụt cân, suy nhược cơ thể do dạ dày hoạt động không còn tốt dẫn đến không hấp thụ được dưỡng chất nạp vào cơ thể, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,… Từ đó khiến sức đề kháng bị suy giảm hơn, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công và gây hại cho cơ thể.
Đặc biệt theo nghiên cứu khoa học chỉ ra những người bị viêm dạ dày mãn tính, nguy cơ chuyển thành ung thư sau một thời gian là rất cao. Khi bị ung thư trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
XEM THÊM >>> Đau Dạ Dày Đi Ngoài Ra Lỏng Có Sao Không?
Viêm loét dạ dày và những cơ quan kế cận
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ rất nhanh chóng chuyển thành vết loét nếu không kịp thời điều trị. Vết loét này là sự hình thành ổ viêm nhiễm của các hại khuẩn tấn công vào thành dạ dày. Chúng phát triển rất nhanh và có nguy cơ lây lan đến các cơ quan kế cận như ruột già, ruột non, trực tràng, hành tá tràng,….
Khi bị viêm loét dạ dày người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, nhói liên tục mạnh hơn khi bị đau dạ dày thông thường rất nhiều. Trào ngược dạ dày, nôn ra lẫn máu. Khi đó, chỉ cần bạn dùng những loại thực phẩm không phù hợp, cọ xát vào vết loét thì sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho cả hệ thống đường tiêu hoá.
Biến chứng bệnh dạ dày xuất huyết
Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng viêm loét dạ dày rất nghiêm trọng nhưng cũng thường thấy nếu không kịp thời điều trị. Xuất huyết là tình trạng vết viêm loét quá lớn, chạm đến các mao mạch máu ở thành dạ dày. Chúng bị vỡ ra và gây chảy máu trong dạ dày, hành tá tràng. Lượng máu này sẽ bị đào thải ra ngoài thông qua đường miệng hoặc đại tiện.
Nếu thoát ra bằng đường miệng, người bị nôn ra máu đỏ tươi, hoặc chữa các hạt màu đen như hạt cà phê kèm theo những cơn đau quặn bụng, đau nhói dữ dội, thậm chí là ngất, mất ý thức. Còn nếu máu thoát ra ngoài bằng đường đại tiện, phân sẽ lẫn máu đỏ tươi. Nếu lượng máu được tích tụ nhiều ngày, phân có màu hắc ín hoặc bã cà phê.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ khắc phục kịp thời. Bởi khi bị xuất huyết dạ dày thì nguy cơ thủng dạ dày rất cao, mất máu trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
XEM THÊM >>> Đau Dạ Dày Buồn Nôn Do Đâu
Teo niêm mạc dạ dày
Biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm người bệnh có nguy cơ mắc phải chính là teo niêm mạc dạ dày. Niêm mạc có hai vai trò rất quan trọng một là tiết dịch vị acid để làm mềm thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hoá và thứ hai là sát khuẩn nguy hại cho dạ dày. Đóng vai trò quan trọng và hoạt động thường xuyên nên khi bị bệnh lý dạ dày đây là vị trí chịu ảnh đầu tiên và nhiều nhất, dễ bị axit ăn mòn.
Niêm mạc bị tổn thương rất khó để tự tái tạo được như ban đầu. Tình trạng cứ diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến teo niêm mạc dạ dày. Khi đó, hệ tiêu hoá khó hấp thụ dinh dưỡng, khiến cơ thể suy kiệt, thiếu máu, thiếu chất, sức đề kháng suy giảm là tiền đề gây nên nhiều căn bệnh khác.
XEM THÊM >>> Đau Dạ Dày Nên Làm Gì
Hẹp môn vị – Biến chứng dạ dày gây tắc thức ăn
Viêm loét dạ dày lâu ngày và không sớm được điều trị sẽ khiến các bộ phận ở hệ thống tiêu hóa dần bị xơ hoá và biến chứng rõ nhất chính là hẹp môn vị.
Môn vị là vị trí nối giữa phần cuối cùng của dạ dày đến tá tràng – ruột non. Thức ăn được nhai từ miệng xuống thực quản và được đẩy xuống dạ dày, co bóp sau đó chuyển qua ruột non làm chức năng hấp thụ dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Phần chất thải tiếp tục được đẩy xuống ruột già và đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên do bệnh lý dạ dày, vết viêm loét không được khắc phục, khiến các vùng niêm mạc bị tổn thương lại càng nặng nề hơn, lây lan đến nhiều vùng khác. Khi xuống đến nút thắt môn vị, gây tổn thương, nút thắt ngày càng hẹp lại, khiến ứ đọng thức ăn, quá trình tiêu hoá bị gián đoán, tắc nghẽn.
Thức ăn ở lâu trong dạ dày dẫn đến tình trạng lên men, xuất hiện biến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Thức ăn không xuống được phía dưới sẽ đẩy ngược trở lại. Cơ thể không được hấp thụ dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
XEM THÊM >>> Đau Bao Tử Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm?
Thủng dạ dày – Biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể gây tử vong ngay lập tức nếu không cấp cứu kịp thời chính là chủng dạ dày. Tình trạng này chỉ xuất hiện khi vết viêm loét quá nặng nề, tổn thương đi sâu vào trong, cùng lượng axit tiết ra nhiều hơn bào mòn, tạo thành những lỗ thủng ở dạ dày. Lúc này không chỉ thức ăn, dịch vị acid dạ dày tràn ra ngoài ổ bụng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Khi gặp biến chứng thủng dạ dày, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện đặc trưng sau:
- Cơn đau đớn dữ dội.
- Cơ bụng bị co cứng, bạn không thể đứng thẳng, bước đi hay di chuyển.
- Tay chân lạnh, rét run, tim đập nhanh, thở nhanh.
- Buồn nôn và nôn ra máu tươi.
- Tiểu tiện gặp khó khăn.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất, ngay cả khi bị viêm đau dạ dày cấp tính. Bởi đây chính là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên khi dạ dày không hoạt động đúng chức năng và khỏe mạnh như ban đầu. Tuỳ vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào mà có phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi từ miệng xuống qua thực quản xuống dạ dày để co bóp. Nhưng do tổn thương ở niêm mạc dày dày khiến thức ăn bị quay ngược trở lại, trào lên thực quản và nôn ra ngoài. Những người bị nặng, họ sẽ không ăn uống được gì, kể cả uống nước. Cứ kéo dài nhiều ngày gây mất nước, thiếu chất, thiếu dinh dưỡng và cách xử lý chính là nhập viện để được truyền dưỡng chất.
Tuy nhiên biến chứng bệnh dạ dày trào ngược thực quản này tương đối nguy hiểm, dễ phát sinh những căn bệnh khác nhất. Bởi thức ăn khi đi ngược trở lại thực quản sẽ mang theo vi khuẩn có hại lưu trú trong thực quản, vòm họng, khoang miệng. Chúng hình thành nên các ổ viêm nhiễm gây nên nhiều căn bệnh khác như viêm loét thực quản, ung thư vòm họng, Barrett thực quản, ung thư thực quản,….
Biến chứng bệnh dạ dày gây ung thư
Ung thư dạ dày là biến chứng cuối cùng của các bệnh lý ở dạ dày đã từng kéo dài một thời gian, sử dụng rất nhiều phương pháp điều trị nhưng không mang lại hiệu quả. Ung thư được hình thành từ sự liên kết của các gốc tự do tại cơ quan này, xuất hiện khối u, tấn công cơ thể, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, rút ngắn tuổi thọ con người.
Hiện nay ung thư dạ dày chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh mà chỉ có thể thực hiện hoá trị, xạ trị để ngăn chặn sự phát triển và di căn của khối u. Người bị ung thu sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn, việc ăn uống đi lại cũng gặp nhiều khó khăn gây bất tiện trong cuộc sống.
XEM THÊM >>> Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày
Hướng dẫn cách phòng tránh biến chứng bệnh dạ dày
Như vậy có thể thấy, xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý dạ dày nếu người bệnh không biết cách phòng tránh từ trước. Dưới đây chuyên trang sẽ hướng dẫn bạn những lưu ý để phòng chống tốt hơn, điều trị khỏi bệnh tránh để nặng hơn:
Điều trị sớm và dứt điểm
Biến chứng bệnh dạ dày xuất hiện nhiều nhất ở những đối tượng bị mãn tính, thường xuyên tái phát nhiều lần. Vì vậy ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ, bạn cần sớm đi thăm khám và điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không dừng giữa chừng khi thấy triệu chứng thuyên giảm. Bởi bệnh này rất khó điều trị và còn phát triển âm thầm không biểu hiện.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định khi thăm khám cụ thể:
- Sử dụng thuốc Tây: Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp như: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng antacid, thuốc giảm tiết acid, thuốc kháng sinh,….Uống đầy đủ và đúng theo liệu trình.
- Thuốc Đông y: Trong YHCT có rất nhiều bài thuốc dùng từ các loại thảo dược quý hiếm có thể chữa được bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên thời gian dùng thuốc sẽ kéo dài nhưng đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ và cơ hội trị dứt điểm cao.
- Phương pháp dân gian: Bạn có thể kết hợp dùng các loại thuốc Đông, Tây y cùng mẹo dân gian để cải thiện bệnh, giảm triệu chứng. Tuy nhiên trước khi dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc và chuyên gia đầu ngành.
Dù áp dụng theo phương pháp điều trị nào, quan trọng nhất bạn cũng cần dùng đúng liệu trình, đúng liều lượng, uống thuốc đúng giờ và đúng cách. Nếu như việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, cần đến bệnh viện để tiếp tục thăm khám và có hướng xử lý tốt nhất.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Bên cạnh dùng thuốc điều trị thù thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng là cách để phòng tránh biến chứng và hỗ trợ cải thiện bệnh lý. Người bệnh hay tập những thói quen tốt và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Cụ thể như sau:
- Người bệnh nên tập thói quen ăn uống đúng giờ và đủ bữa, không bỏ và ăn bù bất kỳ một bữa nào trong ngày. Việc ăn đúng giờ sẽ tập một thói quen cho chính dạ dày hoạt động và tiêu hoá.
- Thay vì chỉ ăn 3 bữa một ngày như trước đây, người bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa/ngày. Việc chia nhỏ như vậy giúp giảm áp lực cho dạ dày, hỗ trợ co bóp, tiêu hoá tốt hơn.
- Lựa chọn những thực phẩm tốt nhất cho dạ dày như: Thực phẩm giàu chất xơ, giàu Probiotic, giàu vitamin, khoáng chất, giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm mề, các loại hạt, ngũ cốc.
- Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách trung hòa dịch vị acid dạ dày, lượng khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày.
- Giữ thói quen ăn chậm, nhai kỹ giúp no lâu và dạ dày co bóp cũng nhẹ nhàng hơn.
- Không dùng các loại thực phẩm cay nóng, gia vị nặng, thức uống có cồn như rượu bia, chất kích thích khi bị dạ dày.
- Giữ một trạng thái thoải mái, tâm lý nhất, tránh những căng thẳng, áp lực, stress vừa là nguyên nhân hình thành bệnh vừa là nguyên nhân gây biến chứng nặng nề.
Trên đây là những thông tin chung về 8 biến chứng bệnh dạ dày, người bệnh có thể gặp phải. Vì vậy hãy sớm điều trị dứt điểm để tránh những nguy hiểm không lường trước được cho sức khỏe.
XEM THÊM >>>
- Top 10+ loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất
- TOP 15 cách chữa đau dạ dày dân gian