Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Ăn uống không lành mạnh, tuỳ tiện, kém khoa học được xem là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là đau dạ dày. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các phương pháp Tây y, Đông y thì thay đổi chế độ ăn uống sẽ góp phần cải thiện và thuyên giảm triệu chứng bệnh hiệu quả nhất. Dưới đây chuyên trang sẽ gợi ý một số thực đơn cho người đau dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng vào cuộc sống.
5 nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày
Trước khi đi vào chi tiết thực đơn cho người đau dạ dày, bạn cần nắm được 5 nguyên tắc trong việc xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo khoa học và lành mạnh nhất.
1. Đảm bảo yếu tố dinh dưỡng trong thực đơn người đau dạ dày
Dù bạn ăn gì, uống gì thì hàm lượng dưỡng cần cần nạp vào cơ thể là quan trọng nhất. Đặc biệt là người bị đau dạ dày, khi cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, thể trạng tốt, tránh những tác nhân gây bệnh khác. Đồng thời hỗ trợ cơ thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Theo đó các dưỡng chất quan trọng và hàm lượng cần nạp vào cơ thể hằng ngày sẽ bao gồm:
- Glucid: Từ 60 – 70%.
- Protein: Từ 12 – 20%.
- Lipid: Từ 15 – 20%.
- Calo: Từ 30 – 35Kcal trên 1kg và trong 1 ngày.
- Ngoài ra, bạn vẫn phải đảm bảo nạp vào cơ thể các khoáng chất như vitamin, muối khoáng cần thiết.
Không nên bỏ lỡ: Đau Dạ Dày Có Mấy Cấp Độ Và Gợi Ý Cách Chữa Theo Từng Cấp
2. Lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày
Người bị đau dạ dày không thể sử dụng được tất cả các loại thực phẩm, thay vào đó, cần chọn những loại tốt để dùng thường xuyên và tránh những loại có hại. Như vậy đảm bảo dạ dày được bảo vệ một cách tốt nhất, giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả cũng như không làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Thực phẩm giàu chất xơ:
Chất xơ là nguồn dưỡng chất rất quan trọng đối với sức khoẻ, nhất là người bị đau dạ dày. Chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, giảm áp lực cho dạ dày hoạt động, phòng tránh được tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua khó chịu. Các thực phẩm giàu chất xơ chủ là rau xanh như: Rau dền, rau mồng tơi, rau ngót,rau chân vịt, các loại cải, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang,… trái cây như táo, chuối, đu đủ,….
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều Probiotic:
Probiotic hay còn được biết đến nhiều hơn là các men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ đường ruột. Sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống sẽ giúp tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó giúp kháng viêm, kích thích dạ dày hoạt động trơn tru, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân gây hại. Probiotic có nhiều trong sữa chua, sữa chua uống, phô mai,…
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
Chất này có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc trước sự tấn công của các vi sinh gây hại, nhanh chóng làm lành vết viêm bị tổn thương, dịu cơn đau,… Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá bao gồm: Nghệ tươi, cà chua, cà rốt, nha đam, đu đủ, bông cải xanh, nha đam, gừng, một số loại trà,….
- Thực phẩm bổ sung vitamin:
Các loại thực phẩm như: Quả bơ, quả ớt chuông, khoai lang, việt quất, lựu, cà rốt, thanh long, cam, ổi, táo, chuối,… chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Khi bổ sung vào cho cơ thể không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tái tạo cấu trúc và tế bào, nâng cao hệ miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh.
- Các loại ngũ cốc:
Trong ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cũng cao, tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày. Khi đi vào cơ thể, giúp làm lành những vùng niêm mạc bị viêm loét, trung hoa acid dạ dày, dễ tiêu hóa, giảm đau, tăng cường sức khỏe.
3. Tránh dùng những loại thực phẩm có hại
Trong chế độ ăn cho bệnh nhân viêm dạ dày lưu ý cần tránh những loại thực phẩm có hại. Thực phẩm này có thể gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, khiến bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ dùng chiên rán, nấu nướng hàng ngày rất khó cho dạ dày tiêu hoá, người bình thường cũng hạn chế sử dụng chứ không riêng gì người bị dạ dày. Khi sử dụng thực phẩm, vô tình gây áp lực rất lớn cho dạ dày, tạo nên những thương tổn nặng nề hơn. Ngoài ra dùng nhiều thực phẩm có dầu mỡ còn tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu,…
- Thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích: Cuối cùng trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày không nên dùng thực phẩm hay các loại đồ uống có chứa chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… Bởi chúng có khả năng khiến bệnh nặng hơn, xuất huyết, viêm loét dạ dày, thậm chí là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh khác ở tim, gan, thận.
- Thức ăn cay nóng, gia vị đậm: Những món ăn có gia vị đậm, cay chắc hẳn là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng với ai bị đau dạ dày hay các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung đều không nên sử dụng. Thức ăn quá cay nóng làm tổn thương thành dạ dày, xuất hiện viêm loét, thậm chí là xuất huyết dạ dày.
- Thực phẩm lên men: Điển hình như dưa chua, kim chi, cà pháo. mắm tôm, mắm tép,… đều không nên có trong thực đơn cho người đau dạ dày. Bởi những loại này sẽ làm tăng nồng độ acid dạ dày, gây áp lực cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, để tiêu hoá,. Co bóp nhiều hơn sẽ làm triệu chứng của bệnh nặng hơn gây đau đớn, ợ chua, ợ nóng, trào ngược, buồn nôn.
XEM THÊM >>> Người Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Tránh Bệnh Nặng Hơn
4. Chế biến thức ăn mềm, lỏng
Trong các bữa ăn cho người đau dạ dày, người bệnh nên ưu tiên chế biến dạng thức ăn mềm, lỏng, thức ăn thanh đạm. Việc tiêu thụ những món ăn này sẽ giảm áp lực lên dạ dày, hoạt động tiêu hóa diễn ra một cách ổn định, nhẹ nhàng hơn. Dạ dày không hoạt động quá mạnh nhưng đảm bảo hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng hiệu quả.
Vì thế bạn hãy cân nhắc và lựa chọn sử dụng những loại thức ăn mềm như:
- Cháo, súp, canh hầm xương, canh rau củ.
- Khoai tây nghiền, khoai lang luộc.
- các loại trái cây mềm như bơ, đu đủ, dầm sữa chua.
- Cháo yến mạch, lúa mì,….
5. Bổ sung nước đầy đủ và đúng cách
Uống đầy đủ chính là nguyên tắc thứ 5 trong việc xây dựng thực đơn cho người bị viêm dạ dày. Uống đủ nước giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Hỗ trợ trung hòa dịch vị acid dạ dày, cơ thể khỏe mạnh, da trắng hồng, căng bóng.
- Uống một ly vào buổi sáng khi thức dậy, sau bữa ăn sáng một giờ, uống thêm một cốc.
- Mỗi ngày nạp đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, uống đầy đủ phân chia thời gian uống, không đợi đến khi quá khát mới uống liền một lúc.
- Bổ sung nước qua các loại trái cây, rau xanh, nước ép trái cây, rau củ, sữa tươi, sữa tươi, sữa hạt, sữa đậu nành,….
- Hạn chế dùng nước uống có gas gây đầy bụng và ợ hơi rất nhiều, đồng thời cũng không tốt cho người bị viêm dạ dày.
XEM THÊM >>> Cây Khôi Chữa Dạ Dày Hiệu Quả Thế Nào? 4 Cách Dùng Tốt Nhất
Gợi ý thực đơn cho người đau dạ dày nên áp dụng để có sức khoẻ tốt
Dưới đây, chuyên trang sẽ gợi ý cho bạn đọc 7 thực đơn cho người đau dạ dày được người bệnh áp dụng nhiều nhất và cho thấy kết quả tốt, sức khoẻ ổn định hơn. Lưu ý thực đơn chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không dùng khi có thực phẩm bản thân bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm.
Thực đơn 1
- Bữa sáng: Dùng một bát cháo trắng nấu cùng táo đỏ hoặc cháo hạt sen.
- Bữa trưa: Cơm mềm cùng gà hấp lá chanh và canh bí xanh.
- Bữa chiều: Một quả chuối chín dầm cùng sữa chua.
- Bữa tối: Cơm trắng mềm, canh thịt nạc hầm nấm, đậu phụ chiên mềm.
Thực đơn 2
- Bữa sáng: Bánh mì (sandwich) nướng nóng cùng 1 lý sữa tươi không đường.
- Bữa trưa: Cơm trắng mềm cùng một quả trứng luộc và canh thịt heo nấu rau cải.
- Bữa chiều: Bổ sung thêm trái cây tốt cho sức khỏe vị ngọt.
- Bữa tối: Cơm mềm, thịt bò kho (nấu mềm), tôm bóc vỏ nấu canh bầu/rau cải.
Thực đơn 3
- Bữa sáng: Dùng phở thịt bò băm mềm.
- Bữa trưa: Cơm mềm, đậu hũ sốt mềm, cá rán mềm cùng canh rau tuỳ thích.
- Bữa chiều: Bổ sung thêm trái cây.
- Bữa tối: Cơm mềm, canh bí đỏ cùng thịt gà kho mềm.
Thực đơn 4
- Bữa sáng: Dùng cháo cùng 1 ly sữa tươi.
- Bữa trưa: Cơm mềm, thịt băm sốt, bầu nấu canh cùng trứng luộc.
- Bữa chiều: Bổ sung thêm trái cây có thể ăn kèm sữa chua cho tăng vị.
- Bữa tối: Cơm mềm,bông cải luộc, canh củ hầm xương, cá kho nhạt.
Thực đơn 5
- Bữa sáng: Cháo tôm hoặc cháo yến mạch, cháo đậu xanh.
- Bữa trưa: Cơm mềm, nấm và rau củ luộc cùng gà hầm chín nhừ.
- Bữa chiều: Bổ sung trái cây hoặc sữa chua.
- Bữa tối: Cơm mềm, tôm luộc/hấp cùng rau chân vịt hoặc thêm salad rau trộn.
Thực đơn 6
- Bữa sáng: Dùng súp gà, súp cua.
- Bữa trưa: Cơm mềm, cải bó xôi xào tỏi, cay rau củ khoai tây hầm.
- Bữa chiều: Khoai lang luộc
- Bữa tối: Cơm mềm, canh cua mồng tơi cùng rau chân vịt.
Thực đơn 7
- Bữa sáng: Dùng sandwich kẹp trứng hấp + sữa hạt.
- Bữa trưa: Cơm mềm, cá hấp gừng, canh bí xanh nấu thịt.
- Bữa chiều: Bánh mì ngũ cốc/bánh mì nguyên cám.
- Bữa tối: Cơm mềm, cá kho cùng rau xanh luộc tuỳ thích.
XEM THÊM >>> Khám Đau Bao Tử Ở Bệnh Viện Nào – 13+ Địa Chỉ Uy Tín Hàng Đầu
Lưu ý trong thói quen ăn uống để phòng tránh và hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Bên cạnh chế độ ăn uống cho người đau dạ dày khoa học nhất, người bệnh cũng cần phải lưu ý một vài thông tin sau:
- Thực hiện thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày và chuyển hoá năng lượng tốt hơn.
- Thay vì chỉ dùng 3 bữa chính, thực đơn dành cho người đau dạ dày nên được chia thành 4 – 5 bữa trong ngày. Không ăn quá nó trong một lần để tránh khiến dạ dày phải hoạt động quá mức để co bóp và tiêu hoá.
- Không nhịn bất kỳ một bữa ăn nào trong ngày. Để bụng đói sẽ làm tăng acid dạ dày và nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Không ăn những món ăn khô, cứng, khó hấp thụ, ăn thực phẩm nóng sẽ giúp quá trình tiêu hoá tốt hơn.
- Không chạy nhảy, hoạt động quá mạnh sau khi ăn, gây xóc bụng và đau dạ dày.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress,… áp lực tâm lý cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày và khiến bệnh nặng thêm.
Trên đây là thông tin về thực đơn cho người đau dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng trong cuộc sống. Hy vọng, những điều này giúp bạn hiểu hơn, nến còn thắc mắc nào có thể liên hệ với chuyên trang để được hỗ trợ nhanh nhất.
Thực đơn cho người đau dạ dày không chỉ là nguồn dinh dưỡng bổ sung lý tưởng mà còn hỗ trợ làm lành vết loét tổn thương. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của chuyên gia.