Viêm VA cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Viêm VA cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh nhất là bé đang đi học ở mẫu giáo. Việc bố mẹ tìm hiểu kỹ dấu hiệu, nguyên nhân viêm VA cấp chính là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất cho con trẻ.
Viêm VA cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh nhất là bé đang đi học ở mẫu giáo. Việc bố mẹ tìm hiểu kỹ dấu hiệu, nguyên nhân viêm VA cấp chính là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất cho con trẻ.
Viêm VA cấp là bệnh gì?
Tên gọi VA được bắt nguồn trong tiếng Pháp, tên đầy đủ là Végétations Adénoides. VA là tên để chỉ một tổ chức bao gồm các tế bào bạch cầu hay lympho nằm ngay ở vòm họng. Khi người bệnh hít thở, không khí đi theo đường mũi, qua VA sau đó mới vào phổi bệnh nhân.
Thông thường, độ dày của VA rơi vào khoảng 4 – 5mm và không cản trở đường thở. Tuyến VA hình thành ngay khi sinh ra và phát triển mạnh ở trẻ 2 tuổi. Sau đó, khi trẻ bước sang tuổi thứ 7, VA sẽ dần dần biến mất. Một số trường hợp VA vẫn còn sót lại ở độ tuổi trưởng thành nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp.
Viêm VA cấp là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính do các mô lympho trong vòm họng bị tổn thương. Các tế bào lympho khi đó bị nhiễm khuẩn nặng dẫn đến hiện tượng sưng phồng, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan. Kích thước của lympho quá lớn có thể làm cản trở hệ hô hấp ở trẻ.
Trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi là giai đoạn “an toàn” cho trẻ, vì giai đoạn này trẻ vẫn nhận được kháng thể chống lại bệnh từ người mẹ. Tuy nhiên, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên, các kháng thể này không đủ và dần biến mất đi.
Hệ thống VA giống như cửa ngõ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại vào trong cơ thể. Vì tiếp xúc quá nhiều các vi khuẩn có hại nên hệ thống này dễ bị viêm.
Do đó, bố mẹ cần quan sát và theo dõi trẻ ngay từ giai đoạn khởi phát để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm VA cấp tính có thể chuyển sang dạng mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm VA cấp
Bệnh viêm VA cấp sẽ có những biểu hiện như sau:
Triệu chứng toàn thân
Đối với trẻ sơ sinh ban đầu sẽ có hiện tượng sốt cao đột ngột. Đo nhiệt độ cơ thể sẽ thường ở mức 39 – 40 độ C hay thậm chí lên tới 41 độ C. Trẻ sẽ có những phản ứng dữ dội như co giật, co thắt thanh môn,…
Ở trẻ lớn hơn, bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn nhưng cũng bắt đầu từ hiện tượng sốt cao, co thắt thanh quản. Ngoài ra, trẻ thường xuyên kêu đau tai hoặc có phản ứng màng não.
Triệu chứng cơ năng
Trẻ sơ sinh sẽ có thể gặp hiện tượng ngạt mũi, chảy nước mũi và phải thở bằng miệng hoàn toàn. Nhịp thở nhanh, gấp, không đều và kèm theo hiện tượng chán ăn, bỏ bú.Trẻ lớn tuổi hơn thường không bị ngạt mũi nhưng sẽ thở ngáy về đêm. Một vài người trưởng thành mắc viêm VA cấp sẽ có hiện tượng ù tai, nghe kém cùng với viêm họng sau lưỡi gà.
Triệu chứng thực thể
Triệu chứng này thường chỉ khi người bệnh đi khám mới được phát hiện ra, cụ thể:
- Khi khám ở hốc mũi sẽ thấy nhiều mủ nhầy khiến cho việc khám vòng họng qua mũi khó khăn hơn. Khi hút sạch các dịch nhầy trong hốc mũi kết hợp với đặt thuốc co niêm mạc mới có thể nhìn thấy tổ chức VA. Nhìn kỹ hơn sẽ thấy VA bị bao phủ bởi lớp mủ nhầy.
- Niêm mạc đỏ, rát ở họng, lớp niêm mạc còn bị bao phủ bởi lớp nhầy trắng, vàng. Lớp nhầy này bao trọn thành niêm mạch sau họng từ vòm chảy xuống.
- Khi khám tai sẽ thấy rõ màng nhĩ mất bóng và có màu xám đục. Lúc này, màng nhĩ hơi lõm vào trong do hiện tượng tắc vòi nhĩ. Các bác sĩ thường căn cứ trên triệu chứng này để đưa ra chẩn đoán VA.
- Ngoài ra, người bệnh có thể sờ thấy được các hạch nhỏ ở trên góc hàm, rãnh cảnh. Đôi khi, các hạch nhỏ này còn xuất hiện cả sau cơ xương ức, xương đòn, xương chũm. Người bệnh có cảm giác đau nhức nhưng không có hiện tượng viêm ở quanh hạch.
- Khi xét nghiệm kỹ sẽ thấy được tổ chức VA ở vòm mũi và họng có hiện tượng sưng đỏ và càng ngày phát triển hơn.
Viêm VA được chia làm bao nhiêu cấp độ luôn là vấn đề được quan tâm. Cụ thể, bệnh được chia làm 4 cấp độ đó là: Viêm VA cấp độ 1, cấp độ 2, viêm VA cấp độ 3 và viêm VA cấp độ 4.
Viêm VA cấp là giai đoạn đầu của bệnh với những triệu chứng đơn thuần và tương đối dễ điều trị. Viêm VA mạn tính chính là giai đoạn bệnh tiến triển với những biểu hiện rõ ràng và mức độ nguy hiểm hơn. Ở giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị, mất nhiều thời gian hơn và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Bệnh viêm xoang – Những điều cần biết về bệnh và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc viêm VA cấp ở nước ta tương đối cao, chiếm khoảng 30% tỷ lệ mắc bệnh. Các nguyên nhân chính là do vi khuẩn và virus gây bệnh:
- Virus: Một số loại vi khuẩn gây viêm VA phổ biến nhất đó là Rhinovirus, Adenovirus và Myxovirus.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn là yếu tố gây bệnh hàng đầu, đặc biệt là các loại vi khuẩn như Haemophilus Influenzae, vi khuẩn liên cầu tan huyết beta A, tụ cầu vàng,…
Ngoài ra, các nguyên nhân gián tiếp từ sinh hoạt và môi trường khiến cho việc nhiễm khuẩn tăng lên, cụ thể:
- Thường xuyên sử dụng những đồ ăn, thức uống quá lạnh như đá, kem,… Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang họng phát triển gây nên hiện tượng viêm mũi họng.
- Trẻ có tiền sử mắc các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, thủy đậu,… sẽ dễ bị viêm VA cấp ngay khi khỏi bệnh.
- Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói bụi và các vi khuẩn gây hại là tác nhân khởi phát bệnh.
- Cơ địa của trẻ và người trưởng thành mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Ngoài ra, nguyên nhân bệnh còn xuất phát từ tổ chức bạch hầu phát triển, có hạch ở cổ hoặc nhiều khe ở khối amidan. Đây là nơi khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trú ngụ.
- Vị trí tế bào VA nằm trên đường giao của đường tiêu hóa và hô hấp khiến cho khả năng nhiễm khuẩn cao hơn.
Viêm VA cấp tính có nguy hiểm không?
Thông thường, viêm VA cấp là giai đoạn đầu nên bệnh sẽ không nguy hiểm nếu được thăm khám sớm. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết và điều trị sớm dẫn tới tâm lý chủ quan.
Điều này cực kỳ nguy hiểm vì bệnh viêm VA cấp sẽ chuyển biến thành những biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Viêm thanh khí, phế quản: Viêm VA cấp gây ra những cơn khó thở, đau nhức về đêm. Kèm theo triệu chứng này là cơn hen suyễn xuất hiện thường xuyên và nặng hơn.
- Viêm tai giữa: Đây là hiện tượng khi vi khuẩn theo vòi nhĩ vào sâu hòm nhĩ.
- Viêm đường tiêu hóa: Biến chứng khiến cho người bệnh đau bụng và đi ngoài ra nhầy kèm nước.
- Viêm hạch gây áp xe: Hiện tượng bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, thành sau họng.
- Viêm cầu thận cấp
- Viêm ổ mắt: Bao gồm các bệnh như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, chảy nước mắt.
Khi người bệnh không được điều trị kịp thời còn khiến ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, gây biến dạng như xẹp lồng ngực hay hẹp về bề ngang, lưng bị gù hoặc cong, mệt mỏi, bụng ỏng. Trẻ mắc bệnh sẽ chậm phát triển và kém thông minh hơn trẻ bình thường.
Cách chẩn đoán bệnh viêm VA cấp tính
Khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác. Phương pháp chẩn đoán bao gồm các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để từ đó làm căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chẩn đoán lâm sàng:
- Bác sĩ dựa trên các triệu chứng bên ngoài của bệnh như ngạt mũi, tắc mũi, ho, sốt vặt, ngáy to, nghe kém,…
- Ngoài ra, trẻ sẽ được bác sĩ dùng dụng cụ sáng để soi vào mũi trước, mũi sau xem có dịch mủ nhầy hay không.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
- Nội soi mũi: Bác sĩ có thể phát hiện được các khối sùi, tổ chức lympho quá to và viêm nhiễm ở tai hoặc đường hô hấp, tiêu hóa.
- Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm này kiểm tra xem nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn hay virus.
- Xét nghiệm máu: Giúp tìm hiểu hoạt động của tế bào máu khi có tác nhân xấu tấn công.
- Chụp X-quang vùng cổ và đầu: Xác định kích thước khối VA và nhiễm trùng.
Từ kết quả chẩn đoán này, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Biện pháp điều trị viêm VA cấp
Viêm VA cấp là bệnh đơn thuần có thể điều trị khỏi dễ dàng. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện và điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh trở bên nghiêm trọng hơn.
Nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm VA cấp, bậc phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh và người bệnh cần tuân thủ những điều dưới đây:
- Từ bước khám và kiểm tra xét nghiệm cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đáng tin cậy. Không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khi chưa có căn cứ chính xác.
- Với những trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm hoặc các biểu hiện chưa rõ ràng. Lúc này, việc điều trị tập trung vào bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao thể trạng. Đối với trẻ nhỏ nên ăn nhiều multivitamin, các loại sinh tố. Giai đoạn này chưa nhất thiết phải cần đến thuốc, chỉ cần giữ vệ sinh, ủ ấm cho trẻ bệnh sẽ hết.
- Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt cho trẻ,… khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ biến chuyển sang biến chứng.
- Trường hợp bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật nạo VA. Phương pháp này áp dụng cho giai đoạn viêm VA mạn tính.
Viêm VA và cách điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc Tây là biện pháp được sử dụng hàng đầu với bệnh nhân viêm VA cấp. Đây là phương pháp làm giảm triệu chứng bệnh và nguyên nhân nhiễm khuẩn nhanh chóng.
Nguyên tắc điều trị bằng thuốc ưu tiên nguyên nhân gây bệnh trước sau đó là các triệu chứng bệnh.
Điều trị nguyên nhân:
Để điều trị nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thường chỉ định một số loại thuốc như:
- Bao gồm các loại thuốc kháng sinh betalactam như amoxycillin, erythromycin, penicilin hoặc cephalosporin,…
- Với những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trên quá 7 ngày không đỡ có thể chuyển sang dùng Cefaclor hoặc Cefuroxim.
Điều trị triệu chứng:
Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm va cấp hiệu quả mà lành tính:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen là loại thuốc được chỉ định, người bệnh có thể sử dụng dạng gói hoặc siro, dạng viên nén sẽ dùng cho đường hậu môn. Những trẻ sốt cao trên 40 độ C không nên sử dụng thuốc kháng sinh trước.
- Thuốc giảm ho: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc benzonatat, bạc hà (menthol), bupivacain, lidocain, ambroxol,… sẽ có tác dụng giảm ho cho trẻ.
- Thuốc tiêu đờm: Loại thuốc phổ biến trong điều trị đó là mucomyst, guaifenesin để làm tăng tiết dịch đờm và loãng đờm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc acetylcystein, bromhexin để đưa đờm ra cơ thể.
- Thuốc kháng viêm: Dùng cho bệnh có triệu chứng nặng.
- Thuốc nhỏ mũi: Sử dụng thuốc ephedrin 1%, argyron 1% để nhỏ mũi cho trẻ.
- Thuốc tăng cường miễn dịch: Giúp cho trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe sau khi điều trị khỏi bằng cách bổ sung thêm vitamin nhóm B, C,…
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nhất là đối tượng trẻ nhỏ cần tuyệt đối không sử dụng quá liều dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Thuốc Đông Y cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân sử dụng. Việc tận dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị khiến cho phương pháp này tương đối lành tính và ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc Đông y cho hiệu quả lâu và mất nhiều thời gian nên đòi hỏi bệnh nhân cần sự kiên trì.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 15g hoàng bá, 10g hương bạch, 9g tân di hương, 7g tô bạc hà.
- Thực hiện: Đem các dược liệu sắc với 500ml nước đến khi lượng nước còn khoảng 300ml thì chắt ra. Tiếp tục sắc với 200ml nữa và chia làm 2 lần/ngày uống.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 16g thục địa, 8g mạch môn, 8g hoài sơn, 8g sơn thù, 4g bách phục linh, 6g ngũ vị.
- Thực hiện: Sắc các loại dược liệu trên với 600ml. Đun đến khi lượng nước còn khoảng ⅔ thì chắt ra bát và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Điều trị tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các mẹo từ dân gian để làm giảm các triệu chứng bệnh.
Chữa viêm VA cấp ở trẻ bằng nghệ:
- Cách 1: Sử dụng tinh bột nghệ trộn với mật ong tỷ lệ 1:1. Mỗi lần sử dụng lấy ½ muỗng cà phê và ngậm khoảng 15 phút.
- Cách 2: Dùng nghệ tươi thái lát mỏng và cho vào hãm với nước sôi khoảng 2 – 3 lần. Sau đó lọc lấy nước và hòa cùng mật ong uống.
Gừng tươi:
- Chuẩn bị 1 của gừng đem đi rửa sạch và gọt vỏ.
- Thực hiện tương tự như nghê, hãm lấy nước uống và sử dụng cùng mật ong.
Phương pháp nạo VA thực hiện khi nào?
Nạo VA là phương pháp điều trị viêm VA cấp tính kéo dài hoặc dùng thuốc kháng sinh liều cao để điều trị nhưng không khỏi. Việc điều trị vẫn được thực hiện bằng các biện pháp hút mũi, nhỏ mũi, kháng sinh toàn thân.
Các trường hợp thực hiện nạo VA cần phải có các điều kiện:
- Tái đi tái lại bệnh nhiều lần.
- Xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tiêu hóa, phổi,…
- Kích thước VA bị phình quá lớn ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Đối tượng không nên thực hiện nạo VA:
- Người mắc bệnh liên quan đến tim mạch, máu hoặc bệnh lao.
- Bệnh nhân dị ứng, viêm phế quản, nhiễm virus.
- Đang uống thuốc hoặc đang trong thời kỳ tiêm phòng,
Phòng tránh viêm VA cấp tính như thế nào?
Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh và phụ huynh có trẻ mắc bệnh cần áp dụng các phương pháp sau để phòng tránh bệnh không tái phát:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng, nhỏ nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, nhất là trẻ em cần giữ ấm các bộ phận như lòng bàn chân, cổ họng,…
- Từ bỏ thói quen ăn hoặc uống những đồ lạnh.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm đặc biệt là nơi có khói thuốc lá.
- Tránh tụ tập nơi đông người và luôn cải thiện chất lượng môi trường sống.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để nâng cao hệ miễn dịch cũng như thể trạng.
Viêm VA cấp là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho phụ huynh có thêm kiến thức để phòng tránh và điều trị hiệu quả cho con trẻ.
Hữu ích cho bạn: