Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua đơn giản tại nhà
Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua là một trong những mẹo dân gian được cho rằng mang lại hiệu quả rất tốt. Vậy, cách trị bệnh này có thực sự tốt như lời đồn hay không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về hiệu quả cũng như cách trị viêm tai giữa bằng phèn chua này.
Công dụng của phèn chua trong điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng bệnh do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập vào gây sưng viêm, chảy dịch. Tình trạng bệnh ban đầu không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên sau một thời gian dài không trị liệu sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.
Để khắc phục vấn đề này, ngay từ khi mới xuất hiện dấu hiệu viêm dân gian đã dùng mẹo chữa bệnh viêm tai giữa bằng phèn chua..
Phèn chua còn được gọi là phàn thạch, minh phàn, sinh phàn, khô phàn,… Đây là một loại muối không màu hoặc có màu trắng, hơi đục, tan được trong nước. Theo y học cổ truyền, phèn chua không độc, vị chua, tính hàn, đi vào kinh tỳ. Tác dụng chính được dùng để sát trùng, giải độc, giảm ngứa ngáy khó chịu,… do đó loại muối này thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Ngoài ra, phèn chua còn được sử dụng trong bài thuốc điều trị những bệnh lý khác như: Áp xe mắt, nước súc miệng, giảm chuột rút cơ bắp, trị nứt gót chân, cầm máu (do vết tiểu phẫu cắt nông), tẩy lông, trị bệnh nấm lông ở chân, khử mùi cơ thể, phòng ngừa lão hóa, trị mụn nhọt, điều trị chấy, tiêu chảy, kiết lỵ,…
Tên khoa học của phèn chua là Laki Alum, công thức trong hóa học là KAl(SO4)2). Trong công nghiệp sản phẩm này thường được dùng để làm trong nước, bột nở, thuộc da, vải chống cháy,…
Trong phèn chua có chứa một lượng muối nhất định nên có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, dân gian cho rằng sử dụng phèn chua sẽ giúp giảm các triệu chứng sưng đau, nhiễm trùng do bệnh viêm tai giữa hiệu quả.
Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
Trong dân gian lưu truyền một số cách sử dụng phèn chua chữa bệnh viêm tai giữa như sau:
Dùng nước phèn chua
Sử dụng nước phèn chua nhỏ vào lỗ tai là cách dùng đơn giản giúp giảm nhanh các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- 30g phèn chua.
- 50ml nước cất.
Cách thực hiện:
- Đổ phèn chua vào cốc sạch đựng nước cất, khuấy đều rồi đem đun bằng lửa nhỏ để phèn chua tan chảy hoàn toàn.
- Để nguội dung dịch sau đó cho vào lọ nhỏ, đậy kín nắp và dùng dần.
Cách sử dụng: Nhỏ hỗn hợp vào tai 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Nước phèn chua có tác dụng kháng viêm, giảm nhiễm khuẩn và giúp bề mặt da nhanh liền hơn.
Lưu ý: Không phải đối tượng nào cũng nên áp dụng cách nhỏ nước phèn chua trị viêm tai giữa. Vì trường hợp màng tai bị rách hay xây xước khi áp dụng có thể gây rối loạn thăng bằng hoặc điếc. Do đó, trước khi sử dụng cách trị bệnh này, người bệnh cần kiểm tra màng nhĩ thật kỹ.
Xem thêm: Viêm tai giữa có nguy hiểm không và những thông tin cần biết
Kết hợp phèn chua với ngũ bội tử
Nếu màng tai người bệnh bị trầy xước không thể nhỏ tai bằng nước phèn chua có thể điều trị bằng cách kết hợp phèn chua và ngũ bội tử.
Ngũ bội tử tên khoa học là Galla sinensis, đây là những túi đặc biệt do nhộng của sâu ngũ bội tử gây ra trên những cành và cuốn lá của cây muối hay diêm phu mộc. Theo Đông y, ngũ bội tử tính bình, vị chua, được dùng điều trị các vết loét, chữa phế hư sinh ho, chữa mụn nhọt, ra nhiều mồ hôi,… Khi kết hợp vị thuốc này cùng phèn chua có thể mang lại hiệu quả cao cho người viêm tai giữa.
Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua và ngũ bội tử thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- 50g phèn chua.
- 50g ngũ bội tử.
Cách thực hiện:
- Cho phèn chua và ngũ bội tử đã chuẩn bị lên một miếng sắt đun nóng bằng lửa nhỏ cho đến khi phèn chua chảy thành dạng lỏng.
- Dùng đũa khuấy đều sao cho hai nguyên liệu quyện đều thành hỗn hợp xốp thì bắc xuống và để nguội.
- Sau đó đem hỗn hợp thuốc tán nhỏ thành bột mịn cất vào lọ để dùng dần.
Cách dùng:
- Vệ sinh tai sạch sẽ bằng bông ngoáy tai và oxy già, hoặc dung dịch chuyên dụng.
- Sau đó lấy tờ giấy sạch cuộn thành hình chiếc tẩu, đem một đầu ghé vào lỗ tai rồi cho 1 ít thuốc bột và thổi vào trong tai bị viêm.
- Thực hiện thổi bột thuốc 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Kiên trì dùng liên tiếp 3 ngày với lượng thuốc bằng hạt đậu xanh sẽ thấy các triệu chứng viêm tai giảm dần và khỏi hẳn.
Dùng phèn chua với lá hẹ
Hẹ không chỉ là gia vị nấu ăn mà các thành phần trong lá còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và tiêu sưng hiệu quả. Chính vì vậy dân gian đã kết hợp sử dụng lá hẹ và phèn chua để tăng tính năng điều trị bệnh viêm tai giữa. Người bệnh có thể kết hợp 2 nguyên liệu này thành bài thuốc đơn giản như sau:
Chuẩn bị:
- 50gr phèn chua, 100gr lá hẹ tươi.
Cách dùng:
- Lá hẹ rửa sạch bằng nước muối sinh lý rồi giã nát và lọc lấy nước cốt.
- Phèn chua đun nóng trên lửa nhỏ cho đến khi hóa lỏng thì để nguội bớt.
- Sau đó đem trộn đều phèn chua với nước cốt lá hẹ rồi cho vào lọ nhỏ để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng lấy hỗn hợp đã chuẩn bị nhỏ 2 – 3 giọt vào tai bị viêm và thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày. Kiên trì áp dụng cách trị bệnh này đến khi tình trạng viêm tai giữa khỏi hoàn toàn để có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
Một số lưu ý khi sử dụng phèn chua chữa viêm tai giữa tại nhà giúp quá trình trị bệnh mang lại hiệu quả tốt và nhanh nhất là:
- Trước khi áp dụng cách chữa bệnh bằng phèn chua cần ngưng sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong vòng 24h.
- Để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp dùng các loại thuốc tiêu viêm khác.
- Cách dùng phèn chua chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, ổ viêm chưa chảy ra ngoài tai. Trường hợp bệnh nặng, bị tái phát nhiều lần, viêm tai giữa ứ dịch, thủng màng nhĩ,… người bệnh cần áp dụng các biện pháp đặc trị khác.
- Nếu trong quá trình áp dụng cơ thể có xuất hiện các triệu chứng bất thường, thì người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nhanh hoặc chậm không giống nhau. Do đó, người bệnh viêm tai giữa cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Sau khoảng 3 – 4 ngày dùng thuốc mà các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu tích cực nên thay đổi phương pháp trị bệnh.
- Để gia tăng hiệu quả, người bệnh cần vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày. Có thể sử dụng oxy già, nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng để thực hiện vệ sinh. Đồng thời không nên dùng vật cúng, nhọn hoặc tay đâm sâu vào trong tai. Hành động này có thể làm gia tăng tổn thương và khiến bệnh trầm trọng hơn.
Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua sở dĩ được nhiều người khuyên dùng do nguyên liệu dễ kiếm, an toàn cách thực hiện lại đơn giản. Tuy nhiên mẹo dân gian này có thật sự hiệu quả hay không thì vẫn chưa chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi áp dụng.
Thông tin hữu ích: