Bật mí 5 cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi ngay tại nhà hay ho
Tỏi là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, đây còn được coi là vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu một số cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi đơn giản ngay tại nhà.
Chữa viêm tai giữa bằng tỏi có tốt không?
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, tác dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Vì vậy, tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do nhiễm lạnh, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, phù thũng, đỉnh độc, viêm loét lâu lành, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn,…
Chất allicin, hợp chất sunfua trong tỏi có tác dụng cao trong việc chống virus, chống viêm, giảm đau và kháng nấm. Ngoài ra, vitamin C, mangan, selen có trong loại củ này giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng một cách tự nhiên.
Chính vì có các tác dụng hữu ích như vậy mà tỏi có thể sử dụng để điều trị tình trạng viêm tai giữa rất hiệu quả.
Cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi
Viêm tai giữa là bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên trẻ em thường có tỉ lệ cao hơn. Việc điều trị chứng bệnh không khó nhưng sẽ rất dễ biến chứng sang những tình trạng trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần kiên trì và áp dụng đúng cách mới chữa trị dứt điểm được.
Ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu sưng, đau nhức trong tai, người bệnh có thể áp dụng các cách trị viêm tai giữa bằng tỏi sau:
Dùng dầu tỏi
Với cách điều trị này, người bệnh có thể tìm mua dầu tỏi ở các cửa hàng bách hóa, siêu thị hoặc tự làm dầu tỏi.
Cách làm dầu tỏi như sau:
Nguyên liệu:
- 1 củ tỏi (đã bóc vỏ).
- 2 – 4 muỗng canh dầu oliu.
- 1 chiếc chảo nhỏ
- Lọ thủy tinh có nắp đậy.
- Bộ lọc.
Dầu oliu có tính sát khuẩn cao do đó khi đun tỏi bằng dầu oliu có tác dụng làm tăng mạnh khả năng trị bệnh.
Các bước thực hiện:
- Bóc bỏ vỏ và đem rửa sạch các tép tỏi.
- Mang tỏi đi nghiền nát hoặc xay nhuyễn.
- Làm nóng chảo bằng lửa vừa, sau đó cho dầu oliu và tỏi vào đun cho đến khi có mùi thơm.
- Sau khi tắt bếp thì để nguội hỗn hợp và đổ dầu tỏi vào lọ thủy tinh. Bảo quản dầu tỏi trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng lâu dài.
Cách dùng dầu tỏi để điều trị viêm tai giữa tại nhà:
- Làm ấm dầu tỏi.
- Đặt người bệnh nằm nghiêng và hướng tai đang bị viêm đau lên phía trên. Tiếp theo, nhỏ 2 – 3 giọt dầu tỏi vào tai rồi nhẹ nhàng đặt bông gòn lên để ngăn dầu chảy ra ngoài. Giữ nguyên tư thế trong ít nhất 10 phút để các tinh chất được hấp thụ hoàn toàn..
- Thực hiện cách chữa viêm tai giữa bằng dầu tỏi hàng ngày để bệnh nhanh cải thiện.
Lưu ý:
- Sau 3 ngày cần thay dầu tỏi mới để điều trị.
- Các vi khuẩn nhất là Clostridium botulinum có thể sinh sôi và phát triển trong dầu tỏi do các vật dụng dùng để chế xuất và chứa dầu không được khử trùng đúng cách. Do đó trước khi thực hiện cần khử trùng vật dụng bằng nước sôi trong 10 phút.
Nhét tép tỏi vào tai
Nhét tỏi vào trong tai được đánh giá là cách thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, cách dùng này chỉ được khuyến cáo áp dụng cho người trưởng thành, không nên dùng cho trẻ em để tránh tỏi bị đẩy vào tai trẻ quá sâu.
Chuẩn bị:
- 2 – 3 tép tỏi tươi.
- Băng gạc hoặc khăn mềm.
- Nước ấm.
Các bước thực hiện:
- Bỏ phần cuống, rễ và vỏ tỏi, đem rửa sạch bằng nước muối loãng.
- Dùng băng gạc ngâm vào nước ấm rồi vắt bỏ hết nước
- Sau đó cắt một đầu của tỏi và bọc trong miếng gạc ấm.
- Đưa mặt cắt vào bên trong tai, dùng tay giữ để miếng tỏi không bị tuột. Nên giữ từ 15 – 20 phút để các tinh chất có trong tỏi ngấm vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần, kiên trì áp dụng hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không đẩy tỏi vào quá sâu có thể bị mắc kẹt rất khó lấy ra. Bên cạnh đó, khi áp dụng có thể đặt một chiếc khăn ấm lên trên vành tai để giảm đau.
Cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi và dầu ô liu
Kết hợp tỏi và dầu ô liu trị viêm tai như sau:
Chuẩn bị: 3 tép tỏi và 1 ít dầu ô liu.
Cách thực hiện:
- Tỏi lột vỏ, rửa sạch bằng nước rồi thái thành các lát mỏng.
- Đổ một ít dầu oliu vào cùng tỏi rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 5 phút.
- Sau đó lấy bông y tế thấm một hỗn hợp này rồi bôi vào trong tai.
- Người bệnh nên xoa nhẹ xung quanh vùng tai để giảm sưng đau nhanh chóng.
Kết hợp tỏi với dầu mù tạt
Dùng tỏi và dầu mù tạt cũng là một trong những cách giúp giảm đau, sưng và mưng mủ do viêm tai giữa gây ra. Cách thực hiện như sau:
Lấy 3 – 4 tép tỏi, bóc hết vỏ và đem nghiền nhuyễn. Sau đó làm nóng chảo rồi cho thêm một thìa dầu mù tạt cùng với tỏi vào đảo đều trong vài phút. Sử dụng hỗn hợp bôi lên xung quanh và bên trong tai để trị bệnh.
Lưu ý: Không nên sử dụng hỗn hợp khi còn nóng vì có thể gây bỏng da và khiến ổ mủ sưng tấy và lan rộng hơn.
Chữa viêm tai bằng tỏi và muối
Muối có khả năng sát khuẩn cao, khi kết hợp với tỏi sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm tai giữa. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 4 – 5 tép tỏi, vài hạt muối và khăn vải sạch.
- Cách thực hiện: Đun sôi 1 nửa cốc nước cùng với 4 – 5 tép tỏi trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt các tép tỏi ra, để nguội rồi nghiền nát và cho thêm muối. Sau đó bọc hỗn hợp vào trong miếng vải và đặt lên tai đang bị viêm. Kiên trì áp dụng cách điều trị này hàng ngày, sau 3 – 5 ngày các triệu chứng viêm sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
Chữa viêm tai giữa bằng nước cốt tỏi
Sử dụng nước cốt tỏi được đánh giá là một trong những cách trị bệnh viêm tai giữa áp dụng rộng rãi trong dân gian. Cách sử dụng đơn giản như sau:
Chuẩn bị:
- 1 củ tỏi (khoảng 5 tép tỏi).
- Giấy ăn dày, vải sạch hoặc mảnh vải xô.
- Máy xay sinh tố hoặc dụng cụ để giã.
Cách thực hiện:
- Tỏi lột sạch vỏ, rửa bằng nước rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Sau đó bọc tỏi bằng khăn hoặc giấy ăn rồi đặt vào bên trong tai bị viêm khoảng 30 phút để nước cốt tỏi thấm dần vào trong tai.
- Mỗi ngày thực hiện cách trị bệnh này 2 – 3, kiên trì áp dụng mỗi ngày đến khi các triệu chứng viêm khỏi hoàn toàn.
Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm tai giữa
Chữa viêm tai giữa bằng tỏi tại nhà là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó khi sử dụng cách trị bệnh bằng tỏi cần chú ý:
- Sử dụng tỏi có nguy cơ kích ứng da hoặc bỏng (tương đương với bỏng hóa chất) khi đặt trực tiếp lên da, nhất là người có da nhạy cảm. Do đó, trước khi áp dụng, người bệnh nên thử tỏi/dầu tỏi lên một phần nhỏ ở mặt trong cánh tay để có thể kiểm tra mức độ kích ứng.
- Tuyệt đối không sử dụng tỏi cho trường hợp màng nhĩ đã bị rách khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc người bệnh cần dùng bông ngoáy tai tẩm oxy già hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ.
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, dùng tay ngoáy tai,… khiến tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị dứt điểm hơn.
- Khi sử dụng nếu cảm thấy ngứa râm ran, nóng rát, vùng tai khó chịu và chuyển sang màu đỏ thì cần ngừng sử dụng và rửa sạch bằng nước cùng xà phòng dịu nhẹ. Nếu tình trạng kích ứng không giảm, ổ mủ lan rộng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và điều trị dứt điểm.
Áp dụng các cách chữa viêm tai giữa từ tỏi không đúng cách có thể gây kích ứng khiến bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần áp dụng đúng cách, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thông tin hữu ích: