Hiệu quả bất ngờ với cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng
Bàng là loại cây thường được trồng lấy bóng mát. Trong dân gian rất ít người biết lá bàng có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có viêm tai giữa. Dưới đây là một số cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng người bệnh có thể tham khảo và thực hiện.
Lá bàng có chữa được viêm tai giữa không?
Cây bàng được trồng rất phổ biến ở khắp cả nước. Lá bàng có kích thước to hơn lá của những loài cây thông thường. Hình dạng giống như chiếc thìa, mặt trên nhẵn, mặt dưới thì có lông, chiều dài thường từ 20 đến 30cm, chiều rộng từ 10 đến 13 cm.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá bàng có chứa các hoạt chất tanin, flavonoid, phytosterol,… Đây là các dưỡng chất có tác dụng giúp các vết thương ngoài da nhanh lành. Đồng thời, chúng còn ngăn ngừa và chống viêm nhiễm, thúc đẩy sự hình thành, tái tạo các tế bào mới.
Đặc biệt, hoạt chất tanin được ví như loại thuốc sát khuẩn, sát trùng và chống mưng mủ hiệu quả. Flavonoid là chất có khả năng chống oxy hóa giúp tiêu diệt và trung hòa các gốc tự do gây hại. Punicalagin có tác dụng ức chế hoạt động vi sinh gây hại. Hoạt chất saponin được đánh giá cao với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, phytosterol là chất có hiệu quả giảm sưng viêm nhanh chóng.
Theo Đông y, nhựa lá bàng có vị chát, có tác dụng tiêu mủ, diệt khuẩn, thúc đẩy vết thương lành nhanh và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh lây lan sang các vị trí xung quanh tai. Công dụng chính của lá bàng là chữa cảm sốt, sâu răng, nhiệt miệng, viêm họng, viêm tai, bệnh trĩ, mụn nhọt, dạ dày, bệnh phụ khoa,…
Với các thành phần và công dụng như vậy nên lá bàng được dân gian sử dụng để điều trị và ngăn chặn biến chứng bệnh viêm tai giữa tại nhà.
Cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng
Viêm tai giữa là một trong những bệnh viêm đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi bị viêm tai giữa. Bệnh chính là tình trạng nhiễm trùng tai do vi khuẩn và virus gây ra khiến tai bị ứ đọng dịch trong nhiều ngày. Triệu chứng ban đầu thường là sưng đau nhẹ trong tai, về sau xuất hiện mủ viêm dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu.
Biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm tai giữa có thể gây ra là liệt dây thần kinh mặt, viêm xương chũm, áp xe dưới màng xương, não úng thủy, viêm nghẽn tĩnh mạch xoang hang, điếc tai,…
Dùng lá bàng trị bệnh là một trong những cách chữa viêm tai giữa dân gian khá hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng cách mới phát huy công dụng tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mọi người có thể tham khảo 2 cách chữa bệnh bằng lá bàng sau đây:
Nước cốt lá bàng chữa viêm tai giữa
Một trong những cách trị bệnh viêm tai giữa thường được dân gian áp dụng là dùng nước cốt lá bàng tươi. Cách sử dụng rất đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà như sau:
- Lấy 2 – 3 lá bàng bánh tẻ, đem ngâm và rửa sạch lá bằng nước muối pha loãng rồi để cho ráo nước.
- Sau đó cho lá bàng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc đem đi giã nát cùng vài hạt muối.
- Sau đó cho vào mảnh vải sạch để tiến hành lấy nước cốt. Thu được phần nước cốt thì cho vào một chiếc chai sạch, đậy kín và bảo quản để sử dụng trong ngày.
- Mỗi lần dùng chỉ cần dùng tăm bông nhúng nước lá bàng rồi nhỏ vào mỗi bên tai từ 2 – 3 giọt. Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện từ 3 – 4 lần để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng này trong vòng 7 – 10 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn. Vì hoạt chất tanin trong lá bàng có tác dụng sát khuẩn cực tốt, giúp mủ nhanh hút hết ra ngoài.
Chữa viêm tai giữa bằng cách uống nước lá bàng
Bên cạnh cách dùng nước cốt lá bàng đắp lên vị trí viêm, một trong những cách dùng được dân gian sử dụng đó là uống nước lá bàng. Uống là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa khá tốt, cách thực hiện cũng rất đơn giản.
Có thể thực hiện bài thuốc uống lá bàng trị viêm tai như sau:
- Lấy 5 – 6 lá bàng bánh tẻ đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút để giúp loại bỏ bụi bẩn và kí sinh gây hại.
- Đem lá cắt thành các khúc nhỏ, rồi cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước. Đun sôi bằng lửa nhỏ trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất trong lá bàng tiết hết ra nước.
- Sau khi tắt bếp thì gạn lấy phần nước cho vào bình giữ nhiệt. Dùng phần nước thuốc này uống thay nước lọc trong ngày.
- Mỗi ngày sử dụng 1 ấm, áp dụng đều đặn hàng ngày cho đến khi viêm tai giữa được điều trị khỏi hẳn.
Xem thêm: Có nên chữa viêm tai giữa bằng sáp ong tại nhà không? Hướng dẫn thực hiện đúng
Lưu ý khi điều trị viêm tai giữa bằng lá bàng
Điều trị viêm tai giữa bằng lá bàng là bài thuốc mang lại hiệu quả giảm mụn viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là cách trị bệnh tốt nhất. Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng để đạt hiệu quả cao người bệnh cần lưu ý:
- Trước khi thực hiện bài thuốc, người bệnh cần rửa sạch lá bàng bằng nước muối để tránh vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Nên sử dụng lá bàng non và lá bánh tẻ vì lượng dược chất ở trong chúng cao hơn so với loại lá già.
- Hiệu quả trị viêm tai giữa bằng lá bàng không nhanh như dùng thuốc Tây y. Do đó, khi áp dụng cần kiên trì hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
- Tùy vào cơ địa, mức độ viêm ở mỗi người bệnh mà thuốc có hiệu quả nhanh, chậm khác nhau.
- Khi mới dùng nước lá bàng, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ là bị đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, sau vài ngày dùng thuốc triệu chứng này sẽ không còn nữa nên không cần quá lo lắng.
- Người bệnh cần kiêng tất cả các thực phẩm chua cay, nhiều đường (bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga…), nhiều dầu mỡ (đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán…), thực phẩm dễ gây kích ứng (hải sản), mưng mủ (đồ nếp) hoặc các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá).
- Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất (rau xanh và trái cây); thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ,…), các loại ngũ cốc (hạnh nhân, hạt lanh, đậu xanh, đậu đỏ,…). Bổ sung các loại thực phẩm này giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và giúp sử dụng bài thuốc đạt hiệu quả cao hơn.
- Vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày là cách giúp rút ngắn quá trình trị bệnh và bài thuốc đạt hiệu quả cao hơn. Người bệnh nên dùng oxy già, nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng để vệ sinh.
- Bên cạnh đó cần tránh gây thêm tổn thương cho niêm mạc tai bằng hành động dùng tay hoặc vật cứng, nhọn chọc vào trong tai.
- Lời khuyên của các chuyên gia là người bệnh chỉ nên thực hiện cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng khi bệnh mới khởi phát. Nếu tình trạng viêm đã nghiêm trọng như: Có cảm giác đau đớn khó chịu, viêm tai kèm mủ chảy nhiều thì nên thăm khám bác sĩ và áp dụng các phương pháp đặc trị phù hợp hơn.
Viêm tai giữa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và dẫn đến biến chứng làm giảm chức năng nghe. Chính vì vậy, ngay từ khi cơ thể có dấu hiệu sưng đau tai kéo dài người bệnh cần thăm khám để xác định tình trạng bệnh đang mắc phải và điều trị kịp thời.
Dành cho bạn: