Hướng dẫn chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa tại nhà an toàn, hiệu quả
Dầu dừa có hiệu quả cao trong việc dưỡng tóc và làm đẹp da. Đặc biệt các hoạt chất có trong loại dầu này có khả năng kháng viêm và sát khuẩn. Chính vì vậy, trong dân gian lưu truyền rộng rãi cách chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa.
Dầu dừa chữa viêm tai giữa được không?
Dầu dừa hay còn gọi là tinh dầu dừa (coconut oil) là loại dầu thiên nhiên được chiết xuất từ quả dừa chín (dừa khô già). Dầu dừa thường có màu vàng đậm, vàng nhạt hoặc trong như nước. Dầu dừa có dạng lỏng, nhưng nó rất dễ trở thành trạng thái rắn. Thông thường dầu ở trạng thái lỏng khi nhiệt độ trên 25 độ C và trạng thái rắn khi dưới 25 độ C.
Thành phần hóa học trong tinh dầu dừa: Có đến 90% thành phần của dầu dừa là các chuỗi axit béo bao gồm axit béo no và không no. Các loại axit tiêu biểu như:
- Axit Lauric: Đây là loại axit béo có liên hệ mật thiết đến khả năng giảm cholesterol toàn phần. Khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển thành monolaurin, một hợp chất monoglyceride có tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng độc tố và chống nấm. Chúng phá vỡ màng lipid trong tế bào nấm, vi khuẩn và virus và tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Với hàm lượng axit lauric cao (từ 45 – 55%), dầu dừa được dùng để trị mụn, tẩy tế bào chết, tiêu diệt vi khuẩn ngoài da, làm chậm quá trình lão hóa.
- Axit linoleic: Đây là thành phần quan trọng của dầu dừa nguyên chất, thuộc nhóm axit béo chưa no. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, axit linoleic là một axit béo omega-6 có tính kháng viêm. Khi vào cơ thể chuyển đổi thành axit gamma-linoleic, làm giảm viêm và thúc đẩy não hoạt động khỏe mạnh, tăng cường trao đổi chất, bảo vệ xương.
- Axit Capric: Axit Capric là axit béo chuỗi trung bình có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và giảm cân hiệu quả.
- Vitamin và khoáng chất khác: Vitamin E, K và Sắt là các vitamin và các khoáng chất chiếm tỉ lệ nhỏ trong dầu dừa. Chức năng chính là ngăn ngừa lão hóa, thúc đẩy chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt Vitamin K còn có tác dụng làm tan máu, ngừa loãng xương và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, chữa sẹo.
Công dụng của dầu dừa:
- Các nước Phương Tây sử dụng dầu dừa làm nguyên liệu chính trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm tẩy rửa,…
- Chuyên gia y tế ở các nước Phương Tây khuyên dầu dừa dùng nhờ các công dụng tuyệt vời như chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, chăm sóc tóc,…
- Dầu dừa được coi là an toàn, lành mạnh hơn so với các loại tinh dầu khác. Độ pH của các axit có trong dầu dừa nguyên chất là một chất Lorin (monolaurin) miễn dịch đủ điều kiện. Chúng có thể giết chết vi khuẩn cũng như cung cấp kháng sinh tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như herpes, quai bị, cúm, đau họng, viêm tai,…
Có chứa các thành phần kháng viêm cao nên dầu dừa có thể dùng làm mẹo để điều trị bệnh viêm tai giữa ngay tại nhà. Cách dùng này đã được dân gian sử dụng và kiểm nghiệm và khá hiệu quả.
Cách chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa
Khi bị viêm tai giữa, ổ viêm có thể hình thành dịch bên trong ống tai. Dịch viêm có mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau nhức tai. Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên người bệnh có thể dùng để làm giảm triệu chứng viêm tai bằng cách:
Kết hợp dầu dừa và nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý và dầu dừa đều là các nguyên liệu có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng. Bên cạnh đó, hai sản phẩm này đều có tác dụng kháng viêm, loại sạch vi khuẩn gây viêm nhiễm ở tai. Do đó, để giảm đau nhức, sưng tấy và chảy mủ do viêm tai giữa, người bệnh có thể áp dụng cách dùng sau:
Chuẩn bị: Dầu dừa, nước muối sinh lý và bông ngoáy tai.
Cách dùng:
- Bước 1: Pha loãng tinh dầu dừa với nước muối sinh lý có nhiệt độ ấm theo tỉ lệ 1:1.
- Bước 2: Dùng tăm bông thấm hỗn hợp đã chuẩn bị.
- Bước 3: Nhẹ nhàng đưa vào ống tai rồi chấm lên miệng ổ mủ. Mỗi ngày thực hiện cách dùng này khoảng 2 lần để loại sạch mủ viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Kết hợp dầu dừa với chanh
Dầu dừa có chứa hàm lượng axit oleic cao nên có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mủ viêm không thoát được ra ngoài. Do đó, để làm loãng hàm lượng axit béo này, người bệnh nên kết hợp với nước cốt chanh. Bên cạnh đó, chanh có chứa nhiều nước và axit citric có tác dụng sát khuẩn và làm giảm ngứa da. Cách thực hiện chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa và chanh như sau:
Chuẩn bị: Dầu dừa, nửa quả chanh và bông ngoáy tai.
Cách dùng:
- Vắt nửa quả chanh lọc lấy nước cốt rồi đem trộn đều với 1 thìa dầu dừa.
- Dùng tăm bông thấm hỗn hợp rồi đưa vào vị trí bị viêm trong tai. Chú ý, chanh có chứa axit nên khi đưa vào miệng vết thương hở gây đau, xót do đó người bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng.
- Để trong 10 phút và dùng bông khô thấm sạch mủ viêm bên trong tai. Kiên trì thực hiện đến khi các triệu chứng viêm giảm dần và khỏi hẳn để tránh ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Xem thêm: Viêm tai giữa ở người lớn: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa tại nhà
Lưu ý khi dùng dầu dừa chữa viêm tai giữa người bệnh cần ghi nhớ:
- Với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn, sử dụng dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do loại dầu này chứa chất nhờn cao. Vì vậy, người có loại da này không nên áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa để tránh tình trạng viêm trầm trọng hơn.
- Tinh dầu không có nguồn gốc rõ ràng thường không đảm bảo về chất lượng và có chứa lượng vi khuẩn lớn. Khi sử dụng vi khuẩn dễ xâm nhập vào vết thương và khiến ổ viêm nặng hơn. Do đó, người dùng cần mua dầu dừa nguyên chất từ cơ sở sản xuất uy tín hoặc có thể tự nấu để đảm bảo.
- Trường hợp mắc các chứng bệnh về đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân,… không nên sử dụng dầu dừa, nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Nên áp dụng hàng ngày đến khi tình trạng sưng, đau nhức và ổ mủ khỏi hoàn toàn để mang lại hiệu quả cao.
- Để làm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện các phương pháp vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày. Tốt nhất nên dùng tăm bông nhúng nước muối sinh lý, oxy già hoặc dung dịch chuyên dụng để vệ sinh tai.
- Bên cạnh đó người bệnh cần tránh để nước dính vào trong tai, dùng tay hoặc bông tăm ngoáy mạnh, để tai dính bụi bẩn,… Những việc làm này có thể vô tình đưa vi khuẩn tiếp xúc với ổ mủ hoặc làm gia tăng tổn thương cho tai.
- Nếu sử dụng mẹo chữa bệnh bằng dầu dừa từ 2 – 3 ngày mà tình trạng sưng đau không giảm, thậm chí nước mủ chảy ra nhiều hơn, người bệnh cần dừng sử dụng và thay đổi phương pháp điều trị phù hợp hơn.
- Trong quá trình áp dụng cách chữa bệnh này, nếu cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu khác thường nào người bệnh cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Chữa viêm tai giữa bằng dầu dừa rất đơn giản, hiệu quả khá cao và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mẹo chữa bệnh này chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả do đó khi sử dụng người bệnh cần chú ý.
Đừng bỏ lỡ: