Có nên chữa viêm tai giữa bằng sáp ong tại nhà không? Hướng dẫn thực hiện đúng
Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong được dân gian lưu truyền rộng rãi và cho rằng có hiệu quả nhanh chóng. Vậy, cách chữa bệnh này có thực sự hiệu quả hay không hãy tìm hiểu ngay bài chia sẻ dưới đây.
Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong có hiệu quả không?
Sáp ong là phần được bao bọc bởi một lớp màng bên trong tổ ong. Đây là một khối có rất nhiều lỗ nhỏ, tạo thành một khối màu vàng, vàng nhạt hoặc trắng, được sản xuất bởi ong mật.
Quy trình xây tổ này bắt đầu khi ong thu lượm các chất từ thực vật mang về. Sau đó chúng biến đổi các chất thu được thành một chất có dạng keo nhằm bao kín tổ gọi là sáp ong. Lớp sáp này có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ tổ khỏi vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào.
Để tạo nên 1 kg sáp ong, ong mật sử dụng hơn 3 kg mật ong cùng với một lượng nhỏ phấn hoa. Vì vậy, sáp ong có chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao và không thua kém gì mật ong.
Theo y học hiện đại, sáp ong chứa thành phần chính là axit béo, este, caffeine, flavonoids,… Đây đều là các chất có tác dụng khiến thuốc trị bệnh tốt. Ngoài ra, sáp ong còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như cellulose, monosaccharide, một số axit amin, một số vitamin như pro – vitamin A, E và D, B1, B2, nicotinic acid, folic acid, và các chất khoáng như magnesium, canxi, kẽm, sắt, đồng và mangan.
Theo Đông y, sáp ong tính ấm, vị ngọt, có tính kháng khuẩn, kháng sinh chống sưng viêm và làm ẩm tốt. Công dụng chính là bổ ích trung khí, tăng cường khả năng ngũ tạng, nâng cao thể lực, làm lành tổn thương. Do đó, sáp ong được sử dụng trị bệnh rộng rãi trong Đông y nhất là chữa viêm họng và viêm tai giữa.
Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
Viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, ảnh hưởng đến sức nghe, viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên,… Tình trạng bệnh đặc biệt nguy hiểm khi trẻ em là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao. Do đó, ngay từ khi phát hiện bệnh cần có phương án xử lý kịp thời.
Sáp ong có chứa các thành phần kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm nên được dân gian sử dụng nhiều trong việc điều trị viêm tai giữa ở giai đoạn đầu, viêm tai giữa cấp tính. Cách chữa bệnh như sau:
Chuẩn bị: 1 cuộn giấy nhỏ và 1 miếng sáp ong.
Cách thực hiện:
- Lấy sáp ong vắt ráo để loại bỏ phần mật rồi lấy phần sáp ong đem đun nóng cho sáp tan ra.
- Dùng phần sáp đã tan phết lên tờ giấy đã chuẩn bị, và nên làm nhanh khi còn nóng, nếu để nguội sáp sẽ bị cứng lại.
- Sau đó cuốn giấy thành hình nón, chừa 1 lỗ nhỏ để kê vào tai.
- Để bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên.
- Thực hiện đốt phần đầu của giấy để tạo luồng khói như điếu thuốc (khi đốt không để bùng thành lửa) để xông hơi tai.
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần như vậy và áp dụng trong vòng 7 – 10 ngày để chứng viêm đau tai giảm hoàn toàn.
Lưu ý:
- Khi đun không cần cho thêm nước và đun bằng lửa nhỏ để tránh bị cháy hỏng.
- Khi thực hiện không được làm rơi sáp ong vào ống tai, để tránh tàn giấy rơi trên mặt, nên che mặt lại.
Ưu điểm:
- Cách thực hiện đơn giản, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.
- Không tốn kém nhiều chi phí và có hiệu quả trị bệnh khá cao.
Nhược điểm: Áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong sai cách có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như:
- Mất đường lưu dẫn mủ khiến mủ không thể thoát ra ngoài mà ứ đọng trong tai. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến màng nhĩ và các dây thần kinh chịu áp lực, từ đó dẫn đến biến chứng áp xe não, thủng màng nhĩ.
- Làm suy giảm hoặc mất chức năng nghe: Tai có cấu trúc nhiều mạch máu nên rất nhạy cảm. Do đó khi thổi sai cách hoặc để khí quá nóng sẽ dẫn đến tổn thương bên trong tai. Từ đó, khiến tình trạng viêm nặng hơn, làm suy giảm chức năng nghe thậm chí có thể dẫn đến tai bị điếc.
- Ảnh hưởng đến não bộ màng tai: Các quy trình thực hiện không được đảm bảo vệ sinh có thể vô tình đưa các dị nguyên vào tai. Đây là tác nhân gây thêm thương tổn đến tai, thậm chí là thủng màng tai hoặc nhiễm trùng não,…
Xem thêm: Viêm tai ngoài là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Lưu ý trong quá trình dùng sáp ong chữa viêm tai giữa
Mẹo chữa viêm tai giữa bằng sáp ong được dân gian sử dụng rộng rãi, tuy nhiên cách dùng này chưa được khoa học chứng minh. Chính vì vậy, khi lựa chọn áp dụng người bệnh cần chú ý:
- Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của từng bệnh nhân khác nhau.
- Nếu áp dụng bài thuốc trong vòng một tuần mà các triệu chứng viêm, đau tai không có dấu hiệu suy giảm thì nên tìm hiểu và lựa chọn điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu.
- Cách chữa viêm tai giữa bằng thổi sáp ong này được các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát. Không nên áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, tai đã có mủ viêm hoặc ổ mủ lan rộng vì có thể khiến bệnh diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn.
- Cần áp dụng đúng cách, tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Nếu trong quá trình áp dụng, cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
- Giữ vệ sinh tai sạch sẽ cũng là cách giúp bài thuốc đạt hiệu quả tốt hơn. Do đó, người bệnh cần vệ sinh tai hàng ngày bằng tăm bông nhúng oxy già hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng hóa chất hoặc thuốc nhỏ khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Ngoài ra không dùng tay để ngoáy tai vì những hành động này có thể khiến mủ viêm bị vỡ và gây đau.
Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong không đúng cách có thể gây nguy hiểm ảnh hưởng đến màng tai và não bộ. Chính vì vậy, trước khi áp dụng người bệnh cần cân nhắc và tham khảo lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia.
Thông tin hữu ích: