[Giải Đáp] Uống Thuốc Dạ Dày Trước Hay Sau Khi Ăn Thì Tốt?
Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là câu hỏi được nhiều quan tâm, tìm hiểu khi không may mắc phải bệnh lý này. Bởi việc dùng đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị. Vậy nên, bài viết dưới đây của Trung tâm Dược liệu sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết vấn đề thắc mắc trên.
Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn mới hiệu quả?
Không chỉ riêng thuốc đau dạ dày, mà các loại thuốc đều cần được uống đúng thời điểm, đúng liều lượng mới cho kết quả điều trị tốt, tránh phát sinh tác dụng phụ. Vậy nên việc uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn được rất nhiều người quan tâm.
Trên thực tế, thuốc đau dạ dày uống trước khi ăn hay sau khi ăn còn dựa vào nguyên nhân gây bệnh, loại thuốc được bác sĩ chỉ định và thể trạng của từng bệnh nhân.
Hơn nữa, việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày có liên quan trực tiếp tới hoạt động ăn uống của bệnh nhân nên chúng sẽ được chỉ định cụ thể về thời gian sử dụng. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh sẽ được hướng dẫn cụ thể khi kê đơn để có được kết quả điều trị tốt.
Dưới đây là thông tin cụ thể về những loại thuốc nào nên uống trước và những loại thuốc nên uống sau khi ăn mà bạn có thể tham khảo thêm.
Các loại thuốc dạ dày nên uống trước khi ăn
Để kết thúc và làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, phần lớn mọi người đều chọn cách sử dụng thuốc Tây y. Ngoài việc uống thuốc đúng giờ, cách uống như thế nào để mang lại hiệu quả tốt là điều mà chúng ta không thể bỏ qua.
Các chuyên gia cho biết, thời điểm uống thuốc quyết định tới 80% công dụng mà thuốc mang lại. Vậy đâu là thuốc trị đau dạ dày cần uống trước bữa ăn?
Được biết, có không ít thuốc chữa đau dạ dày được chỉ định sử dụng trước bữa ăn, chẳng hạn như:
- Thuốc Clarithromycin: Là biệt dược được dùng để trị những bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn, chẳng hạn như đau dạ dày. Thuốc Clarithromycin có thể uống trước bữa ăn.
- Thuốc Amoxicillin: Thuộc nhóm kháng sinh được dùng để điều trị viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm xoang, viêm phế quản,… Thông thường, loại thuốc này sẽ được chỉ định uống trước bữa ăn hoặc khi bụng đang đói.
- Thuốc Erythromycin: Loại thuốc cuối cùng trong danh sách này cũng là thuốc kháng sinh với tác dụng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Thuốc Erythromycin sẽ được chỉ định uống khi bụng đói để trị viêm ruột, viêm phế quản,…
Thuốc dạ dày nên uống sau khi ăn
Ngoài những loại thuốc cần uống trước khi ăn, nhóm thuốc chữa đau dạ dày dưới đây sẽ được chỉ định dùng sau khi ăn để tránh làm tổn thương bao tử và tăng hiệu quả trị bệnh:
- Phosphalugel: Hay còn được gọi tắt là thuốc chữ P. Rất nhiều người thắc mắc rằng thuốc dạ dày chữ P uống trước hay sau ăn? Theo chia sẻ từ bác sĩ, loại thuốc dạ dày chữ P này là thuộc nhóm kháng axit nên sẽ được chỉ định dùng sau khi ăn.
- Thuốc Cyclizine: Là biệt dược dùng để làm cảm giác chóng mặt, buồn nôn, giảm đau bụng,…
- Thuốc kháng Histamin H1: Loại thuốc này khá rộng, tuy nhiên những loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamin H1 thường được dùng trong trường hợp này gồm có Tripelennamine, Pyrilamine,… nhằm giúp an thần, trị dị ứng, hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày và thường dùng sau khi ăn.
- Thuốc giảm đau: Chủ yếu là Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen,… thuộc nhóm thuốc uống sau ăn.
- Thuốc Misoprostol: Đây là thuốc trị bệnh tiêu hóa có công dụng chính là giảm tiết dịch axit dạ dày, bảo vệ lớn niêm mạc và chống viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Misoprostol sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ đều được.
- Thuốc Varogel: Hay được chỉ định để trị đau dạ dày với công dụng giảm tiết dịch axit, hạn chế tình trạng viêm loét, chữa trào ngược dạ dày. Thuốc sẽ mang lại hiệu quả tốt nếu được sử dụng sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.
Như vậy, việc bệnh nhân có thể uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc được kê đơn.
Các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc hoặc tuân thủ theo đúng chỉ định và tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây nên.
Cần lưu ý gì khi uống thuốc dạ dày?
Sau khi thăm khám cụ thể và có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh lý, thể trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc trị đau dạ dày phù hợp. Ngoài vấn đề uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn thì tốt, các bạn cũng cần quan tâm một số vấn đề như sau:
- Ở những người bị đau dạ dày từ nhẹ tới trung bình, hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm cơn đau, kháng acid dạ dày như Stomafar hay Maalox,…
- Với đối tượng bị đau dạ dày nặng hơn kèm theo các triệu chứng khác, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc có khả năng kiểm soát và ức chế hoạt động tiết acid dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2,…
- Những bệnh nhân bị đau bao tử khởi phát do viêm loét dạ dày cần điều trị kiên trì khoảng 2 – 3 tháng để hồi phục niêm mạc dạ dày, tránh để vết loét lan rộng hoặc gây ra biến chứng nặng hơn.
- Trong trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp, bệnh nhân sẽ phải điều trị theo phác đồ riêng cùng chế độ ăn uống và kiêng khem cẩn thận để sớm loại bỏ vi khuẩn này. Thông thường loại thuốc được sử dụng cho những đối tượng này là Metronidazole, Tetracycline, Amoxicillin, Clarithromycin,…
- Nên hạn chế sử dụng thuốc Tây khi bị bệnh đau dạ dày mãn tính vì chúng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, thậm chí là có thể gây tổn thương thêm cho dạ dày.
- Chú ý hơn tới chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe bằng cách sinh hoạt điều độ, tránh áp lực, căng thẳng quá độ để bệnh lý được cải thiện tốt.
- Đồng thời không nên tùy tiện mua thuốc Tây theo đơn của người khác hoặc mua thuốc khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định và tránh việc vì đau quá mà sử dụng tăng liều lượng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc trị đau dạ dày, nếu có gì bất thường bạn cần tới ngay bệnh viện hoặc báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ em có sức đề kháng kém nên cần cẩn thận trong việc sử dụng thuốc trị bệnh đau dạ dày.
- Không uống thuốc cùng với nước chè, sữa tươi, do lượng canxi có trong sữa, hợp chất tanin có trong nước chè có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Từ đó làm giảm hiệu quả điều trị và có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khác.
- Chỉ nên sử dụng nước lọc để uống thuốc và tốt nhất nên sử dụng nước đun sôi để nguội để làm tăng công dụng của thuốc.
- Điều trị bệnh dạ dày cần quá trình và sự kiên trì nên bạn không thể nóng vội hoặc điều trị nước rút bằng cách tăng liều lượng.
- Cần ghi nhớ thời gian uống thuốc, tránh bỏ liều hay bù liều. Bởi những điều này đều có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề và sự cố không mong muốn.