Bị Trĩ Nội Độ 2 Là Gì? Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào?
Trĩ nội độ 2 được xem là cấp độ nhẹ trong 4 mức độ của bệnh trĩ. Giai đoạn này, búi trĩ bắt đầu xuất hiện, sa xuống dưới nhưng vẫn có thể tự co lên. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến nhiều người chủ quan không điều trị và khiến bệnh ngày càng trở nặng.
Tìm hiểu bị bệnh trĩ nội độ 2 là gì?
Trĩ nội là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở vùng trực tràng có hiện tượng giãn nở quá mức do các áp lực kéo dài, từ đó hình thành nên các búi trĩ ở trên thành của trực tràng. Trĩ nội diễn tiến theo 4 cấp độ khác nhau với các triệu chứng, mức độ bệnh tăng dần. Cụ thể như sau:
- Trĩ nội độ 1: Khi búi trĩ hình thành bên trong thành trực tràng, chưa bị sa ra bên ngoài. Triệu chứng nhận biết rõ nhất là đi ngoài ra máu.
- Trĩ nội độ 2: Khi búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài, nhất là khi người bệnh dùng sức rặn mạnh lúc đại tiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, búi trĩ sẽ tự co lên được.
- Trĩ nội nội 3: Giai đoạn búi trĩ to dần, có hiện tượng sa ra ngoài nhiều hơn khi đại tiện. Lúc này, nó không tự co lên được nữa mà người bệnh phải dùng tay đẩy mới lên.
- Trĩ nội nội 4: Búi trĩ lúc này sưng to, sa ra ngoài không kiểm soát, dùng tay cũng không thể đẩy lên. Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh với các triệu chứng đau, rát, ngứa, chảy chảy máu nhiều.
Nguyên nhân bị trĩ nội độ 2
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ gồm:
- Tĩnh mạch ở hạ bộ trực tràng và hậu môn bị phình gập, ống hậu môn thu hẹp khiến việc đẩy phân ra ngoài khó khăn.
- Hậu môn, trực tràng bị nóng, lạnh quá mức (do tiêu chảy, táo bón…) dẫn đến bị kích thích gây ra bệnh trĩ nội.
- Khi bạn gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa (giảm nhu động ruột, táo bón và ít vận động) cũng có thể là nguyên nhân gây trĩ nội độ 2.
- Trĩ nội cũng có thể là do áp lực vùng bụng gia tăng (ở phụ nữ mang thai, người có khối u trong ổ bụng, người đau tuyến tiền liệt phì đại).
- Thói quen sinh hoạt không khoa học, không đúng cách như ăn quá no, nhịn đi vệ sinh, thức khuya, ngồi xổm quá lâu,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ nội độ 2
Bị trĩ nội khó nhận biết bằng mắt thường mà chủ yếu dựa vào cảm giác của con người. So với cấp độ 1 thì trĩ ở cấp độ 2 có biểu hiện rõ ràng hơn. Cụ thể:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Đây là triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết nhất thông qua việc quan sát phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. So với cấp độ 1 thì trị nội độ 2 có lượng máu ra nhiều hơn. Thậm chí, nhiều bệnh nhân gặp hiện tượng những giọt máu chảy thành giọt hoặc bắn thành từng tia.
- Chảy dịch hậu môn: Người bị trĩ độ 2 sẽ luôn cảm thấy hậu môn ẩm ướt, khó chịu do dịch chảy ra ngoài. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ nó sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
- Đau rát và ngứa hậu môn: Búi trĩ ở mức độ 2 sẽ có hiện tượng sa ra ngoài hậu môn và luôn bị cọ xát. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát, ngứa ở vùng hậu môn.
- Sa búi trĩ: Cảm nhận rõ ràng khi sờ vào hậu môn đó là thấy búi trĩ bị sa ra ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn này các búi trĩ có thể tự co lên được mà không cần có tác động nào.
Bị trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh
Theo các bác sĩ, cấp độ 2 chưa phải là mức độ nguy hiểm của trĩ nội. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Do đó, bạn cần sớm phát hiện các triệu chứng và nhanh chóng tìm biện pháp điều trị để bệnh sớm khỏi. Nếu không, trĩ nội độ 2 cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Trĩ nội độ 2 có thể gây các bệnh về da nghiêm trọng do các đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức. Hiện tượng hậu môn ngứa rát cũng sẽ khiến da bị tổn thương. Đặc biệt, đó là vùng vi khuẩn xâm nhập, tấn công mạnh nhất nên nguy cơ gây bệnh về da càng nhiều.
- Trĩ độ 2 có thể gây ra thiếu máu trầm trọng do lượng máu chảy ra quá nhiều, không kiểm soát, nhất là khi hậu môn bị tổn thương.
- Khi vùng hậu môn bị viêm nhiễm thì rất có thể nó sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa ở nữ giới như viêm âm đạo, viêm phần phụ,…
- Rối loạn chức năng hậu môn gây ra các hiện tượng tiểu vãi, tiểu bí, tiểu khó,… cũng là biến chứng của trĩ nội độ 2.
- Trĩ độ 2 còn có thể gây biến chứng rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Nghiêm trọng nhất, nó có thể gây biến chứng nặng thành trĩ nội độ 3, 4 hoặc các tình trạng sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng máu,… Tất cả đều đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Những biến chứng của trĩ ở cấp độ 2 không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sức khỏe. Chính vì thế, ngay từ khi có những dấu hiệu, hoặc nghi ngờ về việc bị bệnh trĩ nội độ 2 bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Khi bị bệnh trĩ nội độ 2 có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quả
Theo các bác sĩ, ở giai đoạn 2 thì mức độ bệnh chưa quá nặng nên vẫn có thể điều trị. Tùy vào từng tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những cách chữa bệnh khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc, mẹo dân gian, Đông y hoặc phẫu thuật là những cách phổ biến.
Bị trĩ nội độ 2 uống thuốc gì?
Để chữa bệnh trĩ nội độ 2 thì dùng thuốc là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Trong Tây y, thuốc điều trị bệnh trĩ nội độ 2 gồm có hai loại chính sau:
- Thuốc giảm đau: Đây là những loại thuốc được kê khi người bệnh bị viêm đau cấp tính. Một số loại thuốc phổ biến như: Aspirin, ibuprofen, acetaminophen,…
- Thuốc giảm kích thước búi trĩ: Những loại thuốc này có thể là thuốc đặt, kem bôi môn nhằm làm giảm kích thước của búi trĩ, đồng thời nó cũng giúp giảm triệu chứng đau, ngứa rát, khó chịu. Một số loại thuốc điều trị trĩ nội độ 2 tiêu biểu trong nhóm này gồm: Cotripro Gel, Titanoreine, Proctolog,…
Mẹo chữa trĩ nội độ 2 tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cũng có thể áp dụng cách chữa trĩ nội độ 2 tại nhà. Với các dược liệu quanh nhà bạn hoàn toàn có thể dùng để chữa bệnh vừa nhanh chóng lại không tốn kém.
- Dùng rau mồng tơi: Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá rau mồng tơi, rửa sạch, giã nhỏ với 1 ít muối tinh rồi đắp trực tiếp lên hậu môn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và thực hiện liên tục trong vài ngày các triệu chứng của trĩ nội độ 2 sẽ hết.
- Nghệ tươi chữa trĩ độ 2: Thành phần curcumine trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt nên bạn có thể dùng nghệ chữa trĩ. Người bệnh có thể áp dụng bằng cách lấy 1 củ nghệ tươi, rửa sạch sau đó giã nát, chắt lấy phần nước cốt. Sau đó, thấm vào một miếng bông (hoặc giẻ sạch) đắp lên hậu môn. Ngày thực hiện 2 lần sẽ có công dụng tốt.
Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 bằng Đông y
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng Đông y để chữa bệnh. Đây là biện pháp an toàn lại mang tới hiệu quả lâu dài được nhiều người lựa chọn hiện nay. Thuốc Đông y với thành phần là thảo dược tự nhiên, dùng theo cơ thể trực tiếp hoặc bôi ngoài nhằm can thiệp từ sâu bên trong, loại bỏ từ nguyên nhân gốc rễ nên cho hiệu quả lâu dài, không tái phát.
Bài thuốc thể huyết ứ
Những trường hợp bị trĩ với các biểu hiện đi ngoài ra máu, đau rát, táo bón thì có thế áp dụng bài thuốc thể huyết ứ trị bệnh.
- Chuẩn bị: Sinh địa (16gr); đương quy, ma nhân, xích thược, kinh giới, địa du, hòe hoa (mỗi loại 12gr); hoàng cầm (10gr); đại hoàng (4gr).
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với 3 bát nước. Đun đến khi nào nước cạn còn 2 bát thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc uống làm hai lần mỗi ngày.
Bài thuốc thể khí huyết đều hư
Bài thuốc này dùng cho người già bị trĩ lâu ngày, ra máu nhiều gây thiếu máu. Bài thuốc áp dụng như sau:
- Chuẩn bị: Hoàng kỳ (16gr); đẳng sâm, hòe hoa, bạch truật (mỗi loại 12gr); đương quy, kinh giới (mỗi loại 10gr); thăng ma (8gr); trần bì, địa du (mỗi loại 6gr); cam thảo (4gr).
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc uống ngày 1 thang vào buổi sáng chiều
Chữa bệnh bằng cách phẫu thuật cắt búi trĩ
Trĩ nội độ 2 chữa thế nào khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả? Theo các bác sĩ, khi đó người bệnh có thể áp dụng phẫu thuật để cắt búi trĩ. Các trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật gồm: Búi trĩ sa niêm mạc trực tràng và trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa.
Phẫu thuật là giải pháp nhanh nhất để triệt tiêu búi trĩ. Đặc biệt, hiện nay với sự ra đời của các biện pháp không xâm lấn, ít đau nên có thể dễ dàng thực hiện, mang đến hiệu quả cao mà không lo lắng biến chứng.
Phòng tránh trĩ nội độ 2 như thế nào?
Ngoài việc áp dụng các cách điều trị trĩ nội độ 2 thì để việc chữa bệnh đạt hiệu quả người bệnh cũng cần có những biện phòng phòng tránh. Để ngăn ngừa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày vào khung giờ nhất định (để phân không bị giữ quá lâu, không bị hút nước và khô cứng). Điều đó sẽ khiến bạn dễ dàng đi đại tiêu, không gây tổn thương cho búi trĩ.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế rượu bia và chất kích thích. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế độ ăn cay nóng vì sẽ khiến búi trĩ ngày càng tổn thương nghiêm trọng.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để tốt cho hệ tiêu hóa, đại tiện dễ hơn.
- Có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, không thức quá khuya vì có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ nội độ 2. Có thể thấy, trĩ nội ở cấp độ 2 là giai đoạn bệnh không quá nặng nhưng nếu không điều trị sớm có thể khiến nó trở nặng và gây biến chứng. Cho nên, ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc tìm cách điều trị để loại bỏ triệu chứng.