Trĩ Nội Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Bệnh trĩ nội là tình trạng liên quan đến khu vực hậu môn trực tràng, khá phổ biến nhưng chưa được nhiều người chú trọng. Cũng chính vì thế mà nhiều người bị bệnh nặng, khó chữa, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa bệnh lý này.
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là bệnh lý xuất hiện do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sưng hoặc bị phình to do co giãn quá mức. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trĩ nội thường hình thành ở cuối trực tràng, bạn có thể sẽ khó khăn trong việc nhìn cũng như sờ nó, trừ trường hợp búi trĩ sa ra ngoài.
Bị trĩ nội khá khó chẩn đoán vì khối trĩ ẩn sâu bên trong trực tràng. Với nam giới có cơ sàn chậu rắn chắc, trĩ nội còn ít khi bị sa ra ngoài nên người bệnh thường chỉ phát hiện và đi khám khi bệnh đã nặng hơn. Những người tuổi từ 28 – 50 có nguy cơ bị trĩ nội cao hơn những đối tượng khác.
Để dễ dàng trong việc điều trị, các bác sĩ chia trĩ nội thành 4 loại khác nhau:
- Bệnh độ 1: Nếu trĩ gây chảy máu nhưng vẫn nằm bên trong trực tràng thì được xếp vào trĩ độ 1.
- Bệnh trĩ nội độ 2: Có một vài người búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài một cách tự nhiên và sẽ là bệnh trĩ độ 2.
- Bệnh trĩ độ 3: Búi trĩ bị sa và không có dấu hiệu giảm, tuy nhiên nó có thể được đẩy trở lại trực tràng.
- Bệnh trĩ nội độ 4: Bệnh ở giai đoạn nặng nhất, khó chữa khỏi và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, chuyên gia sức khỏe của Trung tâm dược liệu cho biết, bệnh trĩ nội xuất hiện do 2 nguyên nhân chính là: Sự giãn nở của đám rối tĩnh mạch trĩ trong và những tác nhân từ bên ngoài.
Tĩnh mạch trĩ trong bị giãn nở
Trong cấu tạo vùng hậu môn và trực tràng ở cơ thể người, dây chằng park nằm ở giữa đám rối tĩnh mạch trĩ trong và những đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Chức năng chính của nó là nâng đỡ tĩnh mạch trong, ngăn không cho đám tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài nối lại với nhau.
Khi bị viêm nhiễm, sưng hoặc các yếu tố bên ngoài tác động, dây chằng park sẽ bị nhão và thoái hóa dần. Điều này khiến nó mất khả năng chặn đỡ đám tĩnh mạch trĩ trọng và làm chúng bị giãn nở mất kiểm soát, búi trĩ nội hình thành.
Theo thời gian, búi trĩ được máu nuôi dưỡng và tăng kích thước, dần dần sẽ sa ra ngoài hậu môn.
Nguyên nhân bên ngoài
Ngoài yếu tố giãn nở quá mức kể trên, bệnh trĩ nội cũng do các yếu tố bên ngoài tác động, điển hình như:
- Táo bón: Táo bón kéo dài chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ. Khi bị táo, phân khô cứng và việc đi đại tiện rất khó khăn, khiến bạn phải rặn nhiều. Điều này sẽ làm tĩnh mạch vùng trực tràng bị giãn quá mức và làm nứt kẽ hậu môn, trĩ hoặc rách hậu môn.
- Thiếu chất xơ: Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất xơ sẽ làm hệ tiêu hóa bị rỗi loạn, tăng nguy cơ táo bón và bị trĩ nội.
- Ngồi làm việc liên tục: Công việc phải ngồi nhiều trong thời gian dài, ít vận động sẽ làm vùng trực tràng – hậu môn chịu nhiều áp lực, dây chằng park bị thoái hóa và tĩnh mạch bị giãn.
- Phụ nữ mang thai và sinh con: Khi mang thai, kích cỡ thai nhi cùng túi nước ối sẽ đè nén vùng xương chậu, trực tràng của mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc rặn sinh con cũng làm bệnh trĩ xuất hiện.
- Đi đại tiện lâu: Khi đi ngoài, bạn thường có thói quen xem điện thoại quá lâu, không tập trung, đây cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Hội chứng ruột kích thích: Người bị bệnh này thường xuất hiện cơn đau quặn bụng, mót đại tiện và đi rất nhiều lần, điều này làm tăng áp lực và tăng nguy cơ bị trĩ nội.
Những biểu hiện của bệnh trĩ nội thường gặp nhất
Việc sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh trĩ nội là rất quan trọng, nó giúp việc điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn.
Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ nội bạn cần đặc biệt chú ý:
- Đi ngoài ra máu: Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong khi giãn nở sẽ tạo nên khoảng trống bên trong. Lúc này máu tươi đi qua sẽ lấp đầy khoảng trống và nuôi dưỡng chúng thành các búi trĩ. Theo thời gian, búi trĩ sẽ phát triển và chắn ngang đường đi của phân trong ống hậu môn. Vậy nên khi người bệnh rặn đại tiện, phân sẽ chà xát qua bề mặt búi trĩ để thoát ra ngoài. Vì bị chèn ép nên máu từ búi trĩ cũng sẽ đi ra theo phân.
- Sa búi trĩ: Vì được máu tươi nuôi dưỡng nên búi trĩ sẽ ngày càng to dần, kích thước lớn cùng sự ma sát của phân khi rặn đại tiện sẽ làm búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn. Đây chính là triệu chứng sa búi trĩ mà nhiều người gặp phải.
- Bị đau rát, khó chịu, sưng ở vùng hậu môn: Bệnh trĩ làm người bệnh bị đau rát, sưng phồng và khó chịu ở vùng hậu môn. Điều này chủ yếu do người bệnh đi đại tiện khiến búi trĩ bị chà xát nhiều lần, gây tổn thương và sưng đau khó chịu.
- Có dịch nhầy hậu môn: Trĩ nội sẽ làm tăng tiết dịch nhầy ở khu vực hậu môn. Dịch nhầy khá ẩm ướt và khiến người bệnh khó chịu, tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ ở cấp độ nặng.
Bị bệnh trĩ nội có nguy hiểm không, có thể chữa được không?
Bệnh trĩ nội rất nguy hiểm, đó là lời khẳng định của nhiều chuyên gia và bác sĩ. Theo đó, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, bạn sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Trĩ nội có thể gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm trong ống hậu môn và gây ngứa ngáy, nóng rát. Khi khám bệnh, bạn sẽ thấy phù nề, sưng và loét trong hậu môn. Tình trạng nhiễm khuẩn búi trĩ sẽ gặp ở dạng viêm nhú búi trĩ, viêm toàn búi trĩ, viêm rìa hậu môn, viêm khe búi trĩ.
- Tắc mạch trĩ: Tắc mạch trĩ xảy ra khi mạch máu ở lòng búi trĩ bị chèn ép gây vỡ và xuất hiện nững cục máu đông. Điều này có thể gây hoại tử búi trĩ hoặc các vùng xung quanh hậu môn. Mặc dù tỷ lệ tắc mạch trĩ nội thấp hơn trĩ ngoại nhưng bạn cũng không nên chủ quan.
- Sa nghẹt hậu môn: Búi trĩ có kích thước lớn sẽ chèn vào ống hậu môn và gây tắc nghẽn một phần hay toàn bộ hậu môn, khiến người bệnh đi lại khó khăn. Nếu không chú ý chữa trị thì sẽ gây viêm nhiễm, thậm chí hoại tử búi trĩ.
- Nứt kẽ hậu môn: Biến chứng này làm bệnh nhân đau nhiều hơn khi đi đại tiện. Nếu như bạn có búi trĩ nhỏ nhưng đau nhiều khi đi đại tiện thì có thể biến chứng nứt hậu môn đã xuất hiện.
- Hoại tử búi trĩ: Hoại tử là biến chứng nặng nhất của bệnh và nếu không xử lý kịp thời thì sẽ gây hoại tử các khu vực xung quanh, thậm chí hoại tử hậu môn.
Với thắc mắc trĩ nội có chữa khỏi được không, chuyên gia của chúng tôi giải đáp như sau:
“Bệnh trĩ nội hoàn toàn có thể xử lý được nếu như bệnh ở giai đoạn nhẹ và người bệnh áp dụng đúng cách chữa trị. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài hoặc tiến triển đến cấp độ 4 thì rất khó xử lý. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh thì bạn cần đi khám ngay, không được chủ quan.”
Các cách chẩn đoán và điều trị trĩ nội hiệu quả
Chẩn đoán trĩ nội là rất quan trọng để đưa ra được cách chữa trị phù hợp nhất. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng, quan sát thủ công ở hậu môn và trực tràng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được yêu cầu thực hiện xét nghiệp liên quan để chẩn đoán bệnh chính xác.
Khi có kết quả, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chữa bệnh phù hợp, chủ yếu là dùng thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng Y học hiện đại
Chữa trị nội bằng Y học có khá nhiều cách, trong đó đơn giản nhất là dùng thuốc và nghiêm trọng hơn thì sử dụng phẫu thuật.
Bị trĩ nội uống thuốc gì?
Dùng thuốc sẽ giúp bạn giảm sưng đau, khó chịu nhưng nó sẽ không xử lý được dứt điểm búi trĩ. Mục đích chính là giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.
Một số thuốc được chỉ định cho những ai bị trĩ nội có thể kể đến như:
- Thuốc trị trĩ nội đường uống như Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen,…
- Thuốc Neo Haelar, Anussol, Avenoc, Calmol,…
- Thuốc bôi ZinC Oxide, Resorcinol, Bismuth Subgallate,…
Phương pháp đông tụ
Đông tụ là phương pháp ít xâm lấn, chủ yếu dùng tia hồng ngoại để đông máu. Bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào bên trong búi trĩ, sức nóng sẽ giúp hình thành mô sẹo và cắt đứt lưu lượng máu đến búi trĩ.
Sau 1 tuần, mô chết sẽ rơi ra hậu môn và vết thương sẽ chảy máu nhẹ. Phương pháp này vẫn có nguy cơ làm bệnh tái phát.
Liệu pháp xơ hóa
Phương pháp này dùng một dung dịch hóa chất tiêm vào tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng, mục đích là khiến chúng bị tổn thương và co lại. Quy trình này cần lặp lại nhiều lần để đảm bảo búi trĩ bị triệt tiêu vĩnh viễn. Kỹ thuật này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
Thắt búi trĩ
Phương pháp này ít xâm lấn, chủ yếu là dùng thủ thuật để cắt lưu lượng máu đến búi trĩ, giúp các mô bị chết và để lại sẹo. Mô sẹo này có thể ngăn được bệnh trĩ nội tái phát. Bác sĩ sẽ thắt búi trĩ nội bằng dây chung và giữ cố định bằng kim loại để cắt lưu thông máu nuôi mô trĩ. Kỹ thuật thắt búi trĩ khá đau nên cần thời gian dài để hồi phục.
Mẹo dân gian chữa bệnh trĩ nội
Trong dân gian có lưu truyền một vài mẹo giúp xử lý bệnh trĩ nội khá đơn giản. Các cách này chủ yếu dùng nguyên liệu tự nhiên và bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Sử dụng ngải cứu
Ngải cứu giúp giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm và lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, trong loại rau này còn chứa Yomogin – 1 hoạt chất giúp co búi trĩ cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện
- Lá ngải cứu bạn rửa sạch rồi giã nát.
- Lấy phần bã đắp lên hậu môn và dùng băng gạc cố định lại trong 40 phút.
- Mỗi ngày áp dụng 2 lần sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm dần.
Dùng rau diếp cá
Rau diếp cá có chứa quercetin – một hoạt chất giúp làm hạn chế sự giãn nở tĩnh mạch và làm búi trĩ giảm dần kích thước. Bên cạnh đó, rau diếp cũng hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương cực tốt.
Cách thực hiện
- Rửa sạch rau diếp cá và ngâm cùng nước muối 20 phút.
- Xay nhuyễn rau cùng 500ml nước lọc và 1/4 muỗng cafe muối.
- Sử dụng hỗn hợp này uống mỗi ngày 1 – 2 cốc để giảm bệnh trĩ nội.
Sử dụng nghệ tươi
Nghệ chứa curcumin giúp làm lành vết thương, chống viêm nhiễm và ngăn những tổn thương lan rộng. Bạn có thể dùng nghệ để giảm nhanh triệu chứng bệnh đồng thời ngăn bệnh tái phát.
Cách thực hiện
- Lấy 1/3 muỗng cafe bột nghệ hòa cùng 30ml nước ấm.
- Thêm chút mật ong vào khuấy đều và dùng uống mỗi ngày 1 – 2 lần.
Chữa bệnh bằng Đông y
Chữa bệnh trĩ nội bằng Đông y được nhiều người lựa chọn vì nó an toàn, lành tính, hiệu quả cao. Phương pháp này chủ yếu dùng vị thuốc có tính sát trùng để giảm đau, giảm viêm nhiễm, cùng các vị thuốc giúp làm co búi trĩ.
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Đương quy, sinh địa, hoàng cầm, xích thược, ma nhân, địa du, hòe hoa, kinh giới, đại hoàng.
- Cách dùng: Sắc thuốc cùng 500ml nước và uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2
Bài thuốc gồm 3 chế phẩm nhỏ là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm, giúp xử lý bệnh trĩ một cách triệt để.
- Thuốc uống: Dùng đương quy, nghệ, địa du,… giúp giảm đau, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc,…
- Thuốc ngâm: Dùng hoàng liên, khổ sâm, hoàng đằng,… giúp sát trùng, sát khuẩn, tăng khả năng lưu thông máu.
- Thuốc bôi: Dùng hoàng kỳ, hoàng bá, phèn phi…. giúp tiêu viêm, sát khuẩn và làm mềm, co búi trĩ.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu: Đẳng sâm, địa du, cam thảo, hoàng kỳ, sài hồ, hòe hoa, trần bì, đương quy, bạch truật, thăng ma, kinh giới.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang và chia 2 lần uống.
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội tại nhà
Để bệnh trĩ nội xuất hiện là điều không ai mong muốn bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Vậy nên trong cuộc sống hàng ngày, bạn hãy lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trong bữa ăn hàng ngày, bạn hãy ăn nhiều rau hơn, bổ sung thêm nhiều chất xơ.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước lọc hoặc nước hoa quả đều được.
- Không nên ngồi làm việc quá lâu, tốt nhất hãy đứng dậy đi lại sau 30 – 60 phút.
- Không nhịn đi đại tiện, khi đi nên hạn chế dùng điện thoại, đi nhanh nhất có thể, đừng ngồi quá lâu.
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện để tránh làm tổn thương khu vực hậu môn.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, bổ sung nhiều dinh dưỡng để tránh bị táo bón.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường hậu môn, dù bạn tình là nam hay nữ.
- Không để áp lực lên hậu môn quá nhiều, ví dụ như tập tạ, nâng các vật nặng….
- Đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở khu vực hậu môn để được hướng dẫn điều trị sớm.
Bệnh trĩ nội gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và cũng khá khó chữa nếu như bạn không áp dụng đúng cách. Do vậy bạn cần giữ lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh, khi điều trị hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh để giúp bệnh được chữa trị nhanh hơn.