Bệnh Trĩ Nội Độ 1 – Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên và nhẹ nhất của bệnh trĩ nội. Giai đoạn này bệnh nhẹ, chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng và nếu áp dụng đúng cách chữa trị thì bệnh có thể được đẩy lùi dễ dàng. Để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ nội giai đoạn 1, mời bạn đọc theo dõi những thông tin trong bài viết sau đây.
Trĩ nội độ 1 là gì?
Bệnh trĩ nội độ 1 hay bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1 là hiện tượng búi trĩ bắt đầu hình thành, các mạch máu nằm ở khu vực hậu môn và trực tràng dưới bị sưng và giãn quá mức.
Đây là tình trạng khởi phát của bệnh trĩ nội và là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, búi trĩ còn nhỏ và chưa bị sa ra bên ngoài. Lúc này, bao quanh búi trĩ là một lớp niêm mạc hậu môn và không gây cảm giác đau rát hay khó chịu dù người bệnh có bị chảy máu.
Nguyên nhân khởi phát bệnh trĩ nội độ 1
Có nhiều nguyên nhân làm bệnh trĩ nội độ 1 khởi phát, chủ yếu nó liên quan đến chế độ sinh hoạt và cách đi vệ sinh của mỗi người, cụ thể như sau:
- Rặn mạnh khi đi vệ sinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh thường dễ bị trĩ nội. Hành động này làm tĩnh mạch vùng hậu môn bị giãn nở quá mức và làm các sa búi trĩ xuất hiện.
- Tăng cân nhiều: Khi tăng cân nhiều thì cơ thể cũng sẽ phát triển quá mức, điều này làm những tĩnh mạch ở vùng hậu môn giãn nở không kiểm soát. Lâu dần trong hậu môn sẽ hình thành những búi trĩ nội.
- Làm tình qua đường hậu môn: Bệnh trĩ nội độ 1 cũng có thể xuất hiện do người bệnh quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Việc thâm nhập bằng đường hậu môn sẽ gây giãn nở tĩnh mạch gây sa búi trĩ và khiến người bệnh khó chịu.
- Nhịn đại tiện thường xuyên: Nhịn đại tiện quá nhiều sẽ khiến cho các chất thải, chất cặn bã khó khăn trong việc đào thải ra bên ngoài. Khi chúng tích tụ lại bên trong thì sẽ sinh ra các khí độc hại, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Chưa hết, chất thải dồn ứ lâu ngày sẽ gây phân khô, cứng và việc đi đại tiện khó khăn hơn. Đó cũng là lý do khiến những búi trĩ nội hình thành.
- Tiêu chảy, táo bón kéo dài: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài làm gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Nếu chịu áp lực liên tục và thường xuyên thì hệ thống van tĩnh mạch sẽ bị tổn thương. Lúc này quá trình vận chuyển máu về tim và ngược lại cũng làm tăng áp lực trong lòng mạch. Hậu quả cuối cùng là tĩnh mạch bị kéo dài và bệnh trĩ hình thành.
- Phụ nữ mang bầu, đẻ con: Khi mang bầu, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển về kích thước, cân nặng và khiến vùng xương chậu chịu áp lực lớn. Nếu kéo dài thì mạch máu ở trực tràng sẽ phình to hơn và hình thành nên các búi trĩ. Ngoài ra, khi sinh đẻ, phụ nữ phải rặn khá mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Điều này cũng làm tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị tổn thương, tăng nguy cơ bị trĩ nội độ 1.
Các triệu chứng và dấu hiệu trĩ nội độ 1
Có khá nhiều biểu hiện của trĩ nội độ 1, tuy nhiên người bệnh thường chủ quan, không chú ý. Chính điều này khiến bệnh trĩ nội tiến triển đến những giai đoạn sau và việc chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn.
Chảy máu khi đi đại tiện
Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 đầu tiên chính là bị chảy máu khi đi đại tiện. Người bệnh sẽ thấy sau mỗi lần đi vệ sinh có máu tươi xuất hiện kèm phân. Ở giai đoạn đầu nên máu còn ít, khó nhận ra nếu bạn không chú ý. Cũng chính vì thế nên nhiều người đã bỏ lỡ thời cơ tốt để chữa trị bệnh.
Khó đi vệ sinh, vướng víu ở hậu môn
Một biểu hiện trĩ nội độ 1 cũng gặp ở khá nhiều người đó là bị vướng víu và khó khăn khi đi vệ sinh. Khi đi người bệnh cũng sẽ thấy hơi đau rát ở hậu môn. Nếu như không xử lý ngay thì tình trạng khó chịu này sẽ ngày càng nặng và rất dễ khiến bệnh chuyển sang trĩ nội độ 2.
Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn cũng là tình trạng mà nhiều người gặp phải khi bị trĩ độ 1. Bạn sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, ẩm ướt do chất nhầy tiết ra. Các chất này cũng khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm tổn thương khu vực hậu môn, làm viêm nhiễm. Theo thời gian, búi trĩ cũng sẽ phát triển, to hơn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không, chữa khỏi được không?
Ở giai đoạn 1, bệnh chưa quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó gây ra nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt, làm bạn trở nên tự ti hơn. Ngoài ra, trĩ nội độ 1 làm việc đi vệ sinh ra máu kéo dài và khiến bệnh nhân bị thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,…
Nhiều bệnh nhân vì ngại, xấu hổ nên không đi khám, để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, 4 sẽ rất khó điều trị, thậm chí gây nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ,… vô cùng nguy hiểm.
Trĩ nội độ 1 có chữa khỏi được không là điều mà nhiều người thắc mắc. Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, chuyên gia của Trung tâm dược liệu cho biết:
“Ở giai đoạn 1, bệnh trĩ nội hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như người bệnh tuân thủ đúng cách chữa trị và giữ lối sống khoa học, lành mạnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bạn cần đi khám chữa ngay, không nên ngại ngùng và dấu diếm vì sẽ khiến bệnh nặng hơn và khó xử lý.”
Trĩ nội độ 1 chữa như thế nào? Gợi ý 3 cách chữa
Có khá nhiều cách giúp điều trị bệnh trĩ nội độ 1, tùy theo khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể người bệnh cũng như các triệu chứng và mức độ tổn thương ở hậu môn.
Thông thường, sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ gợi ý 3 cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 là: Dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y và chữa bệnh bằng mẹo tại nhà.
Các thuốc trị trĩ nội độ 1
Các loại thuốc điều trị trĩ nội độ 1 chủ yếu giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức ở vùng hậu môn, đồng thời ngăn ngừa búi trĩ hình thành lớn hơn.
- Thuốc có tác dụng tại chỗ: Thuốc mỡ như Titanoreine, thuốc Proctolog, thuốc đặt trĩ chữ A, thuốc Anusol…. Những thuốc này không thể tác động lên hệ thống tĩnh mạch toàn thân nên bệnh có thể tái phát, không trị được dứt điểm.
- Thuốc có tác dụng toàn thân: Thuốc Savi Dimin, Venrutine, Agiosmin…. Các thuốc này sẽ làm tăng sức bền thành mạch, khắc phục triệt để nguyên nhân gây bệnh và cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng ngoài da….
Các mẹo chữa trĩ nội độ 1 tại nhà
Bệnh trĩ độ 1 hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng cách dùng những thảo dược tự nhiên, lành tính. Cách này được ông cha ta truyền lại cho đến ngày nay và nó thực sự hiệu quả với nhiều trường hợp.
Sử dụng nha đam
Nha đam có chứa Glycoprotein, Polysacarit giúp kháng viêm, giảm đau và làm dịu những cơn ngứa do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, thành phần Anthraquinone trong lô hội cũng giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột co bóp để thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.
Bạn có thể áp dụng nha đam chữa trĩ độ 1 theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Lấy gel nha đam thoa lên hậu môn mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Cách 2: Phần thịt nha đam cắt nhỏ và nấu cùng đường phèn, phân nước thu được dùng uống mỗi ngày để cải thiện bệnh trĩ từ bên trong.
Sử dụng lá lốt
Lá lốt giàu vitamin C, chất xơ, sắt, flavonoid,… Những chất này có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng đau trĩ và ngăn bệnh táo bón cực tốt.
Bạn có thể dùng lá lốt chữa bệnh trĩ nội độ 1 theo 1 trong 2 cách như sau:
- Cách 1: Lá lốt và ngải cứu cho vào đun cùng 2 lít nước cho sôi 10 phút. Phần nước thu được dùng để ngâm rửa hậu môn mỗi ngày.
- Cách 2: Đun 1 nắm lá lốt cùng 2 lít nước trong 10 phút, thêm chút muối vào khuấy đều. Khi nước bớt nóng bạn dùng để xông phần hậu môn cho đến khi nước nguội thì dừng lại.
Tắm bằng nước ấm
Tắm nước ấm là một cách giúp giảm viêm, giảm đau và chống sưng viêm búi trĩ. Bạn có thể tắm cùng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm đều được.
Khi tắm nước ấm bạn cần chú ý:
- Tránh kỳ cọ mạnh ở khu vực quanh hậu môn.
- Không dùng sữa tắm có mùi hương thơm hoặc chất tẩy trắng vì sẽ khiến kích ứng búi trĩ.
- Có thể dùng tinh dầu thảo dược hòa cùng nước tắm và massage cơ thể nhẹ nhàng để thư giãn thần kinh.
Chữa bệnh trĩ bằng Đông y
Bệnh trĩ nội độ 1 có thể được chữa trị bằng Y học cổ truyền. Phương pháp này dùng những vị thuốc Đông y giúp chữa bệnh từ gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát, nâng cao sức khỏe tổng thể mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, vì những vị thuốc từ thiên nhiên có tác dụng chậm nên việc điều trị cần có sự kiên trì, người bệnh không nên vội vàng hay nôn nóng.
Bài thuốc với sinh địa
- Nguyên liệu: Sinh địa, hoa hòe, bạch thược, đương quy, chỉ xác, hồng hoa, đào nhân, đại hoàng.
- Cách thực hiện: Tất cả vị thuốc sắc cùng 5 báy nước và đun cho đến khi còn 2 bát thì tắt bếp và chắt thuốc để dùng mỗi ngày.
Bài thuốc với hoàng liên
- Nguyên liệu: Hoàng liên, thược dược, trạch tả, nghiệt bì, sinh địa, đương quy, đào nhân.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng 600ml nước và đun cạn còn 1/3 thì tắt bếp, dùng thuốc uống mỗi ngày.
Cách phòng tránh bệnh trĩ nội độ 1 ngay tại nhà
Thực tế không có cách nào giúp phòng ngừa bệnh trĩ độ 1, các phương pháp chỉ góp phần giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau đây để ngăn những triệu chứng của bệnh xuất hiện:
- Uống đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể dùng nước lọc hay nước hoa quả đều được.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
- Đi đại tiện theo giờ giấc cố định, chú ý không đi vệ sinh quá lâu, tránh xem điện thoại khi đi ngoài.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng hậu môn.
- Không quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, không thụt rửa quá mạnh.
- Không uống nhiều rượu bia, nước ngọt, không hút thuốc lá và ăn đồ cay nóng vì không tốt cho sức khỏe.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh xuất hiện.
- Sớm đi khám khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh để việc chữa trị đơn giản trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Bệnh trĩ nội độ 1 dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không xử lý đúng cách và kịp thời thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế ngay khi nhận ra những bất thường ở khu vực hậu môn thì bạn cần đến những địa chỉ uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.