Xuất Huyết Dạ Dày Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.9/5 - (14 bình chọn)

Có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ và bé nên cần có các phương pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. Dưới đây là những thông tin cần thiết về tình trạng này để giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai là gì?

Tình trạng xuất huyết dạ dày ở bà bầu không phải hiếm gặp. Tuy nhiên nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời.

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do phải co bóp với tần suất lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên đến cơ sở y tế để thăm khám tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai

Cơ thể của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và tình trạng xuất huyết dạ dày có thể gặp trong bất cứ giai đoạn thai kì nào của mẹ bầu với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai
  • Ốm nghén: Đây là tình trạng phổ biến mà rất nhiều bà bầu gặp phải đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vào thời kì này sẽ xuất hiện rất nhiều những cơn buồn nôn, chúng cuộn thắt từ dạ dày đồng thời tiết ra nhiều axit trào ngược lên trên. Khi dạ dày co bóp quá mức trong thời gian dài sẽ khiến vùng niêm mạc bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng xuất huyết.
  • Ăn uống không khoa học: Thông thường vào thời kỳ mang thai chế độ dinh dưỡng của người phụ nữ sẽ thay đổi như ăn rất nhiều, thích ăn các món chua, cay,…. Vì vậy nếu ăn uống không khoa học thì tình trạng xuất huyết dạ dày cũng không có gì ngạc nhiên.
  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone progesterone có tác dụng nuôi dưỡng thai nhi và làm giảm tình trạng sảy thai hoặc sinh non nên sẽ tăng đột ngột khi người phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên vì tăng lên bất thường nên hormone sẽ khiến nhu động ruột giảm, ổ bụng chịu áp lực lớn đồng thời dạ dày cũng bị kích thích nên bài tiết dịch vị nhiều hơn.
  • Thay đổi cảm xúc: Khi mang thai, người phụ nữ thường cảm thấy lo lắng, bất an, áp lực,… Chính những cảm xúc này sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit, từ đó bị tổn thương và nghiêm trọng hơn là xuất huyết.
  • Tử cung giãn nở do sự phát triển của thai nhi: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi sẽ tăng kích thước rất nhanh và chèn ép lên dạ dày. Khi đó dạ dày sẽ bị đẩy lên cao, thức ăn đưa xuống sẽ không thể tiêu hóa kịp và rất dễ bị rối loạn. Theo thời gian các vết viêm loét sẽ xuất hiện và gây chảy máu.
  • Tiền sử bệnh đau dạ dày: Những người thường xuyên bị đau dạ dày, xơ gan, ung thư dạ dày, nhiễm khuẩn HP,… sẽ có nguy cơ xuất huyết dạ dày cao hơn khi mang thai.

Bài đọc thêm: TOP 12 Mẹo Chữa Xuất Huyết Dạ Dày Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết

Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày khi mang thai

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường , các mẹ bầu nhất định phải đến ngay cơ sở y tế để khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp. Vậy những dấu hiệu đó là gì?

  • Vùng thượng vị đau dữ dội nhất là khi đói.
  • Nôn ra máu đó.
  • Đại tiện phân có lẫn máu đen hoặc máu tươi. 
  • Cảm thấy buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và nóng rát ở dạ dày.
  • Cơ thể ra quá nhiều mồ hôi kèm cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Lâu dần khiến da mặt xanh xao, tiều tụy, chán ăn. 
  • Trường hợp mất quá nhiều máu, thai phụ cảm thấy chóng mặt, choáng váng, thậm chí là rối loạn nhịp, tim, khó thở dẫn đến ngất xỉu. 
Thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn
Thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn

Mang thai bị xuất huyết dạ dày có gây nguy hiểm không?

Đối với phụ nữ mang thai xuất huyết dạ dày khá nghiêm trọng, nhẹ sẽ gây mất máu, hạ huyết áp, rối loạn điện giải,…Còn nếu nặng sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Vì vậy khi gặp phải tình huống trên bà bầu nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị một cách thận trọng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bởi chỉ cần đến muộn hoặc chủ quan khiến máu mất nhiều sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong quá tình điều trị đồng thời phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không? Cần Lưu Ý Gì?

Các cách điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai

Có rất nhiều phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên cần phải chọn lọc và tiến hành một cách thận trọng để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách điều trị xuất huyết mẹ bầu có thể tham khảo.

Dùng mẹo dân gian

Thai phụ có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên dưới đây để cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày của mình:

Nha đam 

Nha đam hay có tên gọi khác là lô hội, là một nguyên liệu rất lành tính và dễ tìm mua. Nó không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả như làm dịu cơn đau và ức chế quá trình tăng dịch vị axit trong dạ dày.

Dùng nha đam trị xuất huyết dạ dày khi mang thai
Dùng nha đam trị xuất huyết dạ dày khi mang thai
  • Nha đam rửa sạch, lấy phần thịt trắng bên trong.
  • Cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Đun nước sôi thì cho nha đam đã chuẩn bị vào đun đến thì tan ra thành hôn hợp sền sệt là được.
  • Khi nguội để trong ngăn mát tủ lạnh và duy trì sử dụng hàng ngày.

Nước ép khoai tây

Trong thành phần của khoai tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa , đặc biệt là chữa bệnh táo bón ở bà bầu.

  • Chọn củ khoai tây không mọc mầm, không có màu xanh.
  • Đem rửa sạch, bỏ vỏ và ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút.
  • Ép lấy nước nguyên chất.
  • Mỗi ngày uống 1 -2 thìa nước ép khoai tây khi ngủ dậy.

Nghệ và mật ong

2 nguyên liệu này rất quen thuộc đối với những người bị đau dạ dày. Bởi trong nghệ có chứa curcumin giúp chống viêm nhiễm cùng với mật ong có nhiều chất chống oxy hóa. Sự kết hợp tuyệt vời của 2 loại thảo dược này sẽ giúp những tổn do xuất huyết dạ dày sớm được hồi phục. 

  • Pha 1 thìa tinh bột nghệ với 2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm.
  • Khuấy đều và uống khi nước nghệ còn ấm.
  • Mỗi ngày nên uống 1 cốc vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày.

Gừng

Gừng là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, có vị ấm. Nó có nhiều công dụng, đặc biệt đối với bệnh xuất huyết dạ dày. Ngoài cách sử dụng trực tiếp có thể kết hợp gừng với lá hẹ và sữa tươi để điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà.

Chữa xuất huyết dạ dày bằng gừng
Chữa xuất huyết dạ dày bằng gừng
  • Có thể ăn trực tiếp hoặc hãm thành trà để uống.
  • Lá hẹ giã nát, cho thêm sữa tươi vào rồi lọc lấy nước.
  • Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ.
  • Để nguội và sử dụng hàng ngày.

Dùng thuốc Tây y hoặc Đông Y

Khi mang thai mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kể cả Tây y hay Đông y khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và nhận được sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Nếu tự ý sử dụng thuốc rất có thể sẽ gây ra những biến chứng khó lường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé như: Sinh non, thai nhi bị dị dạng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và bé.

Sau điều trị cấp tính bằng Tây y, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Đông y để tiêu trừ bệnh tận sâu bên trong, phục hồi thể trạng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên gia để được hướng dẫn về cách điều trị an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Không nên bỏ lỡ: Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Xuất huyết dạ dày khi mang thai nên ăn gì? Kiêng gì?

Cơ thể của người phụ nữ khi mang thai vốn dĩ đã rất nhạy cảm vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Đặc biệt là khi bị xuất huyết dạ dày, thai phụ cần chú ý nhiều hơn tới chất lượng bữa ăn của mình. Hãy bổ sung nhiều những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:

  • Sữa chua: Bổ sung 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi trong thành phần của nó có chứa hàng tỷ lợi khuẩn cùng với các acid amin, protein và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Thực phẩm giàu protein: Bổ sung lượng đạm vừa đủ trong các bữa ăn hàng ngày không chỉ giúp thai nhi có đủ dưỡng chất để phát triển mà còn giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu được khỏe mạnh.
  • Tinh bột: Các loại tinh bột như bánh mì, gạo lứt, yến mạch, khoai tây,… không chỉ cung cấp dinh dưỡng năng lượng cho mẹ bầu mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày một cách hiệu quả. Cụ thể như giảm ợ hơi, ợ chua, hạn chế tình trạng táo bón, thấm hút dịch vị thừa, bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Rau xanh: Trong thành phần của các loại rau xanh như súp lơ, mồng tơi, các loại rau cải,… có hàm lượng chất xơ và khoáng chất cao có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa táo bón, giảm ợ hơi, ợ nóng, trung hòa axit trong dạ dày,…
  • Các loại hoa quả: Táo, chuối, bơ, việt quất,… có chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ và bé mà còn có tác dụng cải thiện các biến chứng của bệnh dạ dày và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Không chỉ giúp thai nhi trong bụng thông minh và nhanh nhiệt. Omega 3 có trong cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạnh nhân, dầu oliu,… còn giúp mẹ bầu giảm đau, chống viêm cũng như giúp tái tạo lại niêm mạc dạ dày.
Thai phụ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình
Thai phụ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, phụ nữ mang thai bị xuất huyết dạ dày cũng cần phải hạn chế những thực phẩm có hại cho sức khỏe, làm tăng tiết acid, gây ra các cơn co thắt, ợ hơi, ợ chua và khiến triệu chứng bệnh nặng hơn như: 

  • Các đồ muối như dưa muối, cà muối, hành muối,… 
  • Hoa quả có vị chua như bưởi, cam, chanh, cóc, xoài, khế,… 
  • Gia vị cay như hạt tiêu, tương ớt, ớt bột, mù tạt,…
  • Món ăn có nhiều chất béo.
  • Đồ ngọt chứa nhiều đường như trà sữa, bánh kem, nước ngọt…
  • Nước uống có ga, đồ ăn đóng hộp sẵn.
  • Chất gây hại bao gồm Cafein, rượu, bia, thuốc lá,…

Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Lưu ý trong quá trình điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai

Khi gặp phải tình trạng này, bà bầu nên cân nhắc lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình cho phù hợp và khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tránh để những biến chứng ngày càng nặng hơn sẽ rất khó xử lý và điều trị.

  • Không nên ăn no trong 1 bữa hoặc để bụng quá đói. Mỗi bữa nên ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Nên ưu tiên các món luộc, hấp, mềm vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao lại không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
  • Không ăn đồ nhiều dầu mỡ và có vị cay.
  • Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày (bao gồm: nước lọc, nước trái cây, nước canh, soup…) 
  • Không sử dụng rượu, bia, cafein, chất kích thích, thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Ăn xong không nên đi nằm uôn hoặc vận động quá mạnh.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực.
  • Tập yoga hoặc những bài thể dục vận động nhẹ nhàng.
  • Ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ. Không thức quá khuya , không ăn đêm,…
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những nhìn nhận đúng đắn về căn bệnh này. Chúc bạn luôn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia