Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến chảy máu. Nếu không có phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày tại nhà như thế nào? Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Triệu chứng ban đầu của bệnh đó là những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, sau đó những cơn đau này lan dần ra khắp vùng bụng. Khi đó người bệnh còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như da mặt tái xanh, chóng mặt, tụt huyết áp, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn ra máu,…
Với thắc mắc xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Người bị bệnh viêm dạ dày có dấu hiệu xuất huyết tức là bệnh đã bước vào giai đoạn nguy hiểm. Xuất huyết dạ dày tồn tại dưới 2 dạng. Một là mất máu nhanh với số lượng lớn. Hai là chảy ít nhưng âm thầm, sau đó sẽ tăng dần theo thời gian.
Biểu hiện của người bị xuất huyết dạ dày là thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh và run,… Trong trường hợp nặng có thể bị tụt huyết áp, ngất xỉu. Nếu không có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Bài đọc thêm: Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Bộ Y Tế Mới Nhất Hiện Nay
Ngoài những biểu hiện trên, bạn cũng cần lưu ý những dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu, phân có màu đen như bã cà phê và mùi thối khắm.
- Vùng thượng vị dạ dày bị đau một cách dữ dội.
- Nôn ra máu tươi hoặc máu có màu đen.
- Cơ thể suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao.
Tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Với những trường hợp bị xuất huyết ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ theo dõi trong vòng 24 – 48 giờ, sau đó tiến hành nội soi dạ dày. Nếu tình trạng xuất huyết đã thuyên giảm người bệnh sẽ được chỉ định xuất viện và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu người bị xuất huyết dạ dày đang diễn biến ở mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp thì người bệnh cần được cầm máu ngay lập tức. Sau đó sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng tối đa 14 ngày và điều trị bằng thuốc chữa lành vết loét trong khoảng 8 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
Còn với những người bị xuất huyết dạ dày do các nguyên nhân khác thì cần điều trị bằng thuốc trong vòng 6 – 8 tuần. Thời gian đầu bị bệnh việc điều trị xuất huyết dạ dày bằng Tây y là cần thiết. Nhưng nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa thuốc Tây y và Đông y để có được hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Xem thêm: 11 Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Hướng dẫn các hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà
Sau khi tìm hiểu về vấn đề xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không người bệnh cần chủ động cải thiện bệnh tại nhà để tránh bệnh tái phát và tiến triển nặng. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng bạn cần quan tâm:
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison,…
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước uống có gas vì chúng không tốt cho hệ thần kinh, dạ dày và sức khỏe.
- Luôn duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng, stress quá độ để không gây áp lực lên dạ dày.
- Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày như Rau củ quả, thịt, trứng, thịt cá hồi, dầu Omega-3, cơm, cháo, miến,…
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp nhiều chất bảo quản.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
- Không nên làm việc nặng nhọc, nhất là khuân vác nặng để tránh làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục thể thao điều độ. Tuy nhiên bạn chỉ nên lựa chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,… và tránh vận động mạnh.
- Giảm áp lực lên dạ dày bằng cách chia nhỏ bữa ăn thành nhiều 4-5 bữa phụ để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Người bệnh không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói mới ăn cơm. Điều này vô cùng có hại cho dạ dày của những người đang bị xuất huyết dạ dày.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không cùng những lưu ý trong quá trình chữa bệnh. Bệnh xuất huyết dạ dày là một căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để mang đến hiệu quả, người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn khoa học cùng thói quen sinh hoạt lành mạnhHy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu rõ vấn đề bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không. Từ đó có thể đưa ra những quyết định sớm, đúng đắn và kịp thời.