Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hoá Mới Nhất Theo Bộ Y Tế

Ngày cập nhật: 16/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (21 bình chọn)

Một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa nguy hiểm đó chính là xuất huyết dạ dày. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, đồng thời người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp từ sớm. Thông thường, sau khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ lên phương án chữa trị phù hợp. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y tế.

Một số thông tin về bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa không phải hiếm gặp. Đây là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch, chảy trực tiếp vào ống tiêu hóa. Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ phân đoạn nào trong ống tiêu hóa, bao gồm ruột, dạ dày, thực quản hay hậu môn.

Tùy theo mức độ tổn thương, hiện tượng này có thể nặng hoặc nhẹ với biểu hiện khác nhau. Một số trường hợp có thể nôn ra máu, đại tiện ra máu, sốc, đe dọa tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa có thể là hệ quả của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, do vậy người bệnh không nên chủ quan, cần sớm thăm khám và tìm biện pháp điều trị phù hợp.

Mỗi tình trạng bệnh với mức độ và nguyên nhân khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Với phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa được xếp vào loại cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Việc xác định vị trí xảy ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa cũng rất quan trọng bởi nếu không xử lý kịp khi bệnh tái phát sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu máu lên não gây nhũn não, nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân bị tim mạch, chảy máu kéo dài dẫn tới mất máu và có nguy cơ dẫn tới tử vong. 

Nếu xét theo vị trí xuất huyết trong ống tiêu hóa, tình trạng này sẽ được chia thành 2 dạng chính, tương đương với 2 phác đồ điều trị:

  • Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới: Đây là tình trạng kích hoạt từ dây chằng Triez kéo dài cho tới hậu môn. 
  • Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa trên: Là tình trạng xảy ra từ thực quản cho tới vị trí D4 trên dây chằng Triez, đồng thời là ranh giới để phân chia tá tràng và hỗng tràng.
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý khá nguy hiểm
Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý khá nguy hiểm

Biện pháp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa

Dựa theo tình hình, mức độ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những phán đoán, phương pháp chẩn đoán khác nhau. 

  • Chẩn đoán xác định: Người bị xuất huyết tiêu hóa sẽ có những triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi phân đen hoặc đỏ, có tình trạng mất máu cấp tính. Một số ít khác không bị mất máu nhưng cần đặt ống thông để thăm dò dạ dày, trực tràng mới phát hiện ra. Phương pháp được chỉ định áp dụng phổ biến nhất chính là nội soi.
  • Chẩn đoán theo nguyên nhân: Nguyên nhân phổ biến nhất chính là viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc do vỡ giãn tĩnh mạch,… Số ít bệnh nhân còn lại sẽ bị xuất huyết tiêu hóa do chứng Mallory Weiss hoặc mạch bị dị dạng. 
Thăm khám bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh
Thăm khám bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh
  • Chẩn đoán mức độ: Thông thường bác sĩ sẽ căn cứ theo mức độ lượng máu bị mất ước tính lớn hơn 500ml hay không, có hiện tượng chảy máu tươi khi đặt thông dạ dày không hay các chỉ số máu ra sao, có bệnh nền tim mạch đi kèm không,… 
  • Chẩn đoán mức độ chảy máu và nguy cơ tái phát chảy máu: Từ tình hình thực tế, bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ chảy máu có nguy hiểm không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn cần thực hiện biện pháp thăm dò, chẩn đoán xem bệnh nhân có khả năng bị tái phát bệnh không.

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế mới nhất

Cho dù bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân nào, mức độ bệnh lý ra sao thì các bác sĩ đều phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị đã được quy định. 

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế bằng cách hồi sức

Bác sĩ sẽ tiến hành hồi sức, cấp cứu cho bệnh nhân đầu tiên, cụ thể là đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, không dùng gối để tránh nguy cơ bị sặc vào phổi. Sau đó cho bệnh nhân thở oxy bằng mũi với tần suất 2 – 6 lần/phút. Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị trào ngược phổi hay bị suy hô hấp do rối loạn ý thức thì cần đặt nội khí quản. 

Tiếp đó, bác sĩ đặt 2 đường truyền tĩnh mạch, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm rồi tiến hành đo áp lực tĩnh mạch với người có triệu chứng bị suy tim. Tiếp tục đặt ống thông tiểu, ống thông dạ dày và rửa máu trong dạ dày, lấy máu và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết. 

Biện pháp hồi phục thể tích và chống sốc

Ở phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế này, bác sĩ sẽ ưu tiên việc bù lượng dịch đã mất cho bệnh nhân rồi mới tái phục hồi lại tình trạng huyết động. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch NaCl 0,9% hoặc LR với liều lượng thông thường là 1 – 2 lít dịch truyền, tương đương với lượng dịch đã mất.

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế bằng cách phục thể tích và chống sốc với NaCl 0,9%
Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế bằng cách phục thể tích và chống sốc với NaCl 0,9%

Khi đã truyền dịch NaCl hoặc LR xong, bệnh nhân sẽ được truyền dịch keo để tổng liều lượng đạt 50ml/kg ở người bệnh vẫn bị sốc. Lượng truyền, tốc độ truyền sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Mục đích của việc làm này là giúp bệnh nhân thoát khỏi việc bị sốc. 

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng cách truyền máu

Bước tiếp theo trong phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa trên là truyền máu. Bệnh nhân sẽ được truyền lượng máu dựa theo tình trạng mất máu với liều lượng được xem xét cẩn thận, cụ thể:

  • Với trường hợp bị chảy máu nhiều, nặng sẽ được truyền máu sao cho huyết hoạt động ổn định, chỉ số Hct > 25%. Người già, người có bệnh tim mạch và suy hô hấp thì chỉ số Hct cần đạt 30%.
  • Với những trường hợp bị rối loạn đông máu thì cần truyền huyết tương tươi đông lạnh và truyền khối tiểu cầu. 

Phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa theo nguyên nhân cụ thể

Phẫu thuật và nội soi dạ dày là một trong số những phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ y tế hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ được thực hiện dựa trên tình trạng và mức độ bệnh ở mỗi người. 

  • Trường hợp bị loét dạ dày, tá tràng: Loại thuốc được sử dụng ở đây có khả năng ức chế bài tiết dịch vị, cụ thể là Omeprazol 80mg. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc vào tĩnh mạch với liều lượng 8mg/giờ theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Trường hợp là do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: Những bệnh nhân này nên được áp dụng điều trị bằng nội soi can thiệp. Sau đó kết hợp với việc dùng thuốc để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là Somatostatin (truyền tĩnh mạch 6mg/ 24 giờ); Terlipressin (1mg x 4 lần/ 24 giờ); hoặc thuốc Octreotide (truyền tĩnh mạch 25 – 50 µg/ giờ).
  • Do bị viêm dạ dày – tá tràng cấp: Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tá tràng cần điều trị theo phác đồ loại bỏ yếu tố gây đả kích bằng Omeprazol Bolus 80mg (truyền tĩnh mạch 8mg/giờ). Nếu bị chảy máu trong có thể kết hợp với truyền tĩnh mạch Somatostatin theo chỉ định từ bác sĩ. 
Xuất huyết dạ dày có thể là do bị viêm loét dạ dày - tá tràng
Xuất huyết dạ dày có thể là do bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Thực hiện phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế cần lưu ý gì?

Phần lớn các phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa phải được tiến hành theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, để phác đồ điều trị mang tới hiệu quả cao, đảm bảo an toàn và phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân thì đơn vị khám chữa bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Người thực hiện điều trị không nâng huyết quá cao với người bị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch. Bởi điều này sẽ gây ra nguy cơ chảy máu nhiều hơn và gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
  • Cần theo dõi sát sao huyết áp, mao mạch, nghe phổi, đặc biệt là với những trường hợp có bệnh nền liên quan tới suy hô hấp, tim mạch,…
  • Cẩn trọng trong việc kê đơn thuốc theo đúng liều lượng cho phép. Tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều lượng cho bệnh nhân vì chúng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Thực hiện nghiêm ngặt theo đúng phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế đã thông cáo. Nếu có bất cứ phản ứng không tốt nào trong quá trình điều trị thì bác sĩ chuyên môn cần họp bàn với nhau để có biện pháp xử lý kịp thời. 
  • Cần hướng dẫn cho bệnh nhân chi tiết về cách chữa, sử dụng thuốc hay ăn uống để bệnh nhân sớm hồi phục trong và sau điều trị. 

Cách chăm sóc và phòng chống xuất huyết tiêu hóa cần biết

Theo thông tin được chia sẻ, xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý nguy hiểm nên ngoài việc điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa của Bộ Y tế thì người bệnh cũng cần chủ động chăm sóc, dự phòng tái phát bệnh tại nhà để có sức khỏe tốt hơn. 

Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chủ động chăm sóc tại nhà sẽ giúp các tổn thương nhanh chóng được phục hồi, sức khỏe được cải thiện tốt. 

  • Dùng khăn ấm để chườm lên bụng nhằm làm giảm những triệu chứng trên. 
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh.
Người bệnh không nên kê gối quá cao khi ngủ
Người bệnh không nên kê gối quá cao khi ngủ
  • Cần ăn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, uống sữa, canh hầm nhừ. 
  • Luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, lạc quan bằng cách đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện với mọi người. 
  • Khi bị xuất huyết tiêu hóa hoặc mới làm phẫu thuật xong, bệnh nhân tuyệt đối không được vận động mạnh hay di chuyển quá nhiều. 

Phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh xuất huyết tiêu hóa

Muốn tránh tình trạng tiêu hóa tái phát, các bệnh nhân cần có biện pháp phòng tránh bệnh cụ thể như sau:

  • Bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ cùng các loại rau củ 2 quả tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hãy duy trì thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc, đủ bữa. 
  • Đặc biệt cần lưu ý không sử dụng thức uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc. 
  • Việc rèn luyện thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
Hãy tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức
Hãy tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức
  • Trong trường hợp có tiền sử mắc bệnh lý về dạ dày cần thăm khám và điều trị dứt điểm, đặc biệt là bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… Do những bệnh lý này có nguy cơ biến chứng và tiến triển thành bệnh xuất huyết tiêu hóa hay ung thư. 
  • Việc sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào cũng cần tham khảo ý kiến hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. 

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia