Viêm họng nổi hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị an toàn
Viêm họng nổi hạch là bệnh lý với dấu hiệu nổi bật là sưng tấy, đau rát, niêm mạc ở họng bị phù nề, các hạch nhỏ nổi xung quanh cổ…Với một số trường hợp bệnh nhân, hạch sẽ hết chỉ sau một vài ngày. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người hạch nổi mãi không khỏi đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
Viêm họng nổi hạch là gì? Hạch nổi ở đâu?
Viêm họng nổi hạch là tình trạng thường gặp khi bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng. Dấu hiệu này là phản ứng của cơ thể do không có đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Các yếu tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể và phá vỡ đi cấu trúc lympho. Điều đó khiến các nốt hạch sẽ nổi to và sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh.
Bên cạnh đó, hạch nổi ở cổ còn có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác nhau như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thanh quản, thậm chí là ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng….
Thống kê của các chuyên gia cho thấy có khoảng 600 hạch bạch huyết trong cơ thể nhưng người bệnh chỉ cảm nhận được một số ít hạch. Kích thước của các nốt hạch này không giống nhau và bạn có thể nhận thấy được hạch nổi ở các vị trí điển hình sau:
- Viêm họng nổi hạch ở cổ
- Viêm họng nổi hạch góc hàm
- Đau họng nổi hạch dưới hàm
- Hạch nổi sau tai
- Hạch nổi ở phía trên xương đòn, nách, bệnh….
Đau họng nổi hạch nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây nổi hạch. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, an toàn nhất.
Khi nào người bị viêm họng nổi hạch cần phải gặp bác sĩ?
Người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay khi thấy các triệu chứng viêm họng nổi hạch sau đây:
- Hạch nổi ở các vị trí như tai, hàm, cổ…không tự khỏi sau 2 – 4 tuần mà ngày càng lan rộng và sưng to hơn.
- Viêm họng hạt nổi hạch sưng mềm kèm theo đó là các triệu chứng như ra mồ hôi nhiều, sốt cao…nhất là vào ban đêm.
- Người bệnh luôn cảm thấy khó nuốt hoặc khó thở, cân nặng giảm sút…
Nguyên nhân gây viêm họng nổi hạch
Bệnh viêm họng nổi hạch ở cổ do nhiều nguyên nhân gây như:
- Do bệnh nhân mắc một số loại bệnh viêm nhiễm: Nguyên nhân gây nổi hạch có thể do bạn mắc phải các bệnh lý như: Viêm tuyến nước bọt, viêm loét amidan, viêm xoang….Bên cạnh đó, một số trường hợp còn do người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây hạch.
- Do sức đề kháng kém, mệt mỏi và stress kéo dài: Khi bạn làm việc quá sức, mệt mỏi, stress thời gian dài trong khi sức đề kháng, hệ miễn dịch của bạn kém sẽ khiến cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.
- Do ảnh hưởng của một số bệnh lý liên quan đến máu: Với một số bệnh nhân mắc phải các bệnh liên quan tới máu như: Bạch cầu hô hấp, bạch cầu mạn thể lympho…đều có thể gây nổi hạch.
- Cơ thể người bệnh nhiễm siêu vi: Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi sức đề kháng còn yếu nên cơ thể trẻ không thể kịp thích nghi khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi.
- Do cơ địa: Những người gầy yếu, người già, người có hệ miễn dịch kém…thường bị xuất hiện hạch khi viêm họng. Tuy nhiên các nốt hạch thường có kích thước nhỏ và lặn trong vài ngày.
- Cơ thể bị nhiễm khuẩn: Strep hoặc Streptococcus là một trong những vi khuẩn gây hội chứng viêm, nhiễm trùng và khiến cho bạch huyết bị sưng.
- Bệnh nhiễm trùng răng gây viêm họng nổi hạch: Do hạch bạch huyết phải sưng lên để chống lại nhiễm trùng ở nướu. Điều đó khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát tại miệng và cổ họng…
Nếu mắc phải một số bệnh lý trên và kèm theo triệu chứng nổi hạch thì người bệnh cần phải đi khám, điều trị ngay. Bởi để lâu ngày bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm và có thể gây ung thư ác tính.
Dấu hiệu của bệnh viêm họng nổi hạch ra sao?
Bệnh viêm họng nổi hạch có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với những dấu hiệu rất dễ nhận biết. Phần lớn khi bệnh nhân bị tình trạng này sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Vùng cổ họng của người bệnh luôn bị đau nhức, sưng tấy và cơ thể luôn mệt mỏi.
- Người bệnh có dấu hiệu sốt liên tục từ 39 – 40 độ. Cơn sốt kéo dài trong khoảng 2 -3 ngày.
- Phần niêm mạc cổ họng bị phù nề và xuất hiện các nốt hạch nhỏ bằng hạt đậu. Những hạt bạch huyết này sưng lên khiến cổ họng đau rát và ăn uống khó khăn.
- Các nốt hạch nổi ở dưới cằm, cổ thường có dạng hình tròn hoặc bầu dục, đa phần kích thước của chúng khá đều nhau.
- Hạch có chất dịch ở bên trong khi nhấn vào người bệnh sẽ thấy đau nhức và khó chịu.
- Một số người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, đau tai giữa, ho nhiều.
- Đường kính của hạch thường từ 2 – 8cm. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng mỗi khi sờ tay vào vùng bị nổi hạch…
Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám để có được phương pháp chữa trị kịp thời và đúng cách.
Giới thiệu cách chữa viêm họng nổi hạch ở cổ cực đơn giản và hiệu quả
Phụ thuộc vào thể trạng, nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng mãn tính nổi hạch hiệu quả, an toàn được nhiều người áp dụng:
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Cách điều trị dân gian đều sử dụng các nguyên liệu có trong tự nhiên rất an toàn và không gây tác dụng phụ. Một số mẹo chữa được sử dụng phổ biến cho nhiều bệnh nhân như:
- Chữa đau họng nổi hạch ở cổ bằng lá sung: Chọn những lá sung sần đem rửa sạch, giã nhỏ và đun sôi. Bạn lọc lấy phần nước cốt chia thành 2 lần uống hết trong ngày trước mỗi bữa ăn.
- Sử dụng gừng tươi: Lấy một củ gừng tươi thái thành từng lát mỏng và trộn cùng chút muối. Chúng ta ngậm trực tiếp đến khi gừng hết vị cay. Thực hiện đều đặn 3 – 5 lần trong ngày.
- Dùng chanh và mật ong: Bạn lấy 1 quả chanh vắt lấy nước cốt và pha cùng 300ml nước ấm. Sau đó cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống khi trà đang còn ấm. Hàng ngày người bệnh uống 2 – 3 lần.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số cách chữa bệnh bằng các nguyên liệu khác như: Tía tô, tỏi, bạc hà….để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Lưu ý: Các mẹo chữa trị bằng dân gian chỉ hợp với người bệnh nhẹ và ở giai đoạn đầu. Hiệu quả của các bài thuốc này khá chậm và còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Điều trị bệnh viêm họng nổi hạch ở cổ bằng thuốc Tây Y
Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nên được rất nhiều người sử dụng.
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gồm:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen, Ibuprofen…giúp giảm cơn sốt, đau nhức mang đến cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Ngoài ra thuốc còn có công dụng tốt trong điều trị hạch.
- Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc có công dụng kháng viêm hiệu quả thường được sử dụng trong điều trị viêm họng nổi hạch gồm: hydrocortison Methylprednisolon, Prednisolon…
- Một số loại thuốc Tây y khác: Bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc Terpin – codein, Acetylcystein…giúp giảm đau, tiêu đờm và kết hợp với thuốc xịt, bôi như: Glycerin borat 3, SMC…để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Người bệnh phải dùng thuốc theo đúng đơn kê cùng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc khác khi chưa hết liệu trình. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần phải báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Điều trị viêm họng nổi hạch bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh viêm họng nổi hạch. Những bài thuốc này sử dụng rất nhiều loại dược liệu quý trong tự nhiên giúp bồi bổ chính khí, diệt khuẩn và cải thiện sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân bị viêm họng nổi hạch ở cổ có thể sử dụng những bài thuốc Đông y sau:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sinh địa 12g, huyền sâm 12g, ngưu tất 12g, mạch môn 10g, ngưu bàng tử 6g, trần bì 6g, cát cánh 6g, kha tử 6g, cam thảo 6g.
- Thực hiện: Đem tất cả vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 1 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn 300ml thì dừng lại. Chúng ta chia thuốc thành 2 lần và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu gồm: Khổ sâm 10g, kim ngân hoa 10g, kinh giới tuệ 10g, phòng phong 8g, tạo giác thính 8g, thuyền thoái 6g, toàn yết 6g.
- Thực hiện: Sắc thang thuốc trên cùng với 1 lít nước lạnh.Bạn sắc nhỏ lửa đến khi thuốc còn 300ml thì dừng lại. Người bệnh chắt lấy nước cốt chia thành 2 lần uống trong ngày.
Một số điều cần phải lưu ý khi điều trị bệnh
Ngoài việc dùng các loại thuốc để chữa trị, người bệnh cần phải tuân thủ một số điều dưới đây để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Tạo chế độ ăn uống thật khoa học, lành mạnh. Bạn hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ ăn có chứa nhiều gia vị và dầu mỡ.
- Hạn chế ăn uống đồ lạnh, đồ có cồn như rượu, bia, cafein, nước có gas…
- Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày, kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, la hét lớn, tắm nước lạnh quá nhiều…
- Người bệnh cần chú ý giữ cho cơ thể luôn ấm áp.
- Hạn chế tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, hóa chất…
Viêm họng nổi hạch hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám và chữa trị.