Viêm họng hạt có mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng đường hô hấp bị viêm nhiễm và hình thành những hạt mủ trắng, gây đau nhức dữ dội cho người bệnh. Sớm nhận biết được triệu chứng bệnh cũng như hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong phòng tránh và điều trị bệnh.

Bệnh viêm họng hạt có mủ là gì?

Viêm họng hạt có mủ là thể bệnh phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính ở mức độ nặng. Bệnh xảy ra khi cổ họng bị tổn thương và viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần.

Khi đó, các tế bài lympho trong cổ họng bị sưng phồng, không có khả năng chống lại cũng như tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Điều này khi kết hợp với những chất cặn bã tồn tại ở cổ họng sẽ hình thành lên ổ dịch kèm hạt nhỏ màu trắng đục, mùi hôi, gọi là mủ.

Viêm họng hạt có mủ là thể bệnh phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính ở mức độ nặng
Viêm họng hạt có mủ là thể bệnh phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính ở mức độ nặng

Bệnh viêm họng hạt có mủ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, phổ biến nhất là những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu. Bệnh tiến triển âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng hạt có mủ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân như:

  • Người bị viêm họng nhưng không xử lý dứt điểm khiến bệnh chuyển sang thể mãn tính và dẫn tới viêm họng hạt có mủ.
  • Bị viêm xoang mãn tính gây tắc nghẽn dịch mủ và lâu dài, dịch mủ này sẽ tràn xuống cổ họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công, gây bệnh viêm họng hạt.
  • Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus như virus cúm, virus thủy đậu, sởi,… sẽ có thể bị viêm họng hạt có mủ.
  • Vệ sinh răng miệng răng miệng không sạch cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, ảnh hưởng từ nhiệt độ, môi trường, thời tiết.
  • Người bị dị ứng lông động vật, phấn hoa, khói thuốc, hóa chất.
  • Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia, ăn nhiều đồ cay nóng.
  • Người mắc bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn.
Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus như virus cúm, virus thủy đậu, sởi,... sẽ có thể bị viêm họng hạt có mủ.
Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus như virus cúm, virus thủy đậu, sởi,… sẽ có thể bị viêm họng hạt có mủ.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Người bệnh có thể phát hiện mình bị viêm họng hạt có mủ thông qua những dấu hiệu lâm sàng dưới đây:

  • Cảm giác đau họng kéo dài âm ỉ và cơn đau nhiều hơn khi ăn uống, nói chuyện.
  • Xuất hiện tình trạng ho khan, ho có đờm, cơn ho thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm. Cơn ho có thể khiến người bệnh khàn tiếng và khó nói chuyện.
  • Hơi thở có mùi, kể cả khi vừa mới vệ sinh răng miệng xong.
  • Có thể bị sốt cao, cơn sốt chủ yếu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh mà những dấu hiệu sẽ có sự khác biệt nhất định, không giống nhau ở mọi đối tượng.

Giải đáp: Tình trạng bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, đây là bệnh mãn tính ở mức độ nặng nên nếu không được điều trị dứt điểm, đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe họng: Người bệnh bị đau rát họng dữ dội, khó nuốt, khó thở.
  • Viêm amidan: 2 bên amidan người bệnh sẽ sưng tấy, nóng đỏ.
  • Viêm phổi: Dịch mủ có thể tràn xuống phổi và gây ra bệnh viêm phổi khó chữa.
  • Một số biến chứng khác: Nếu tình trạng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp, nhiễm trùng huyết hay thậm chí là ung thư vòm họng.

XEM THÊM

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh, người bệnh nên phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp để.

Chẩn đoán viêm họng hạt có mủ

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu lâm sàng cũng như hình ảnh chụp trên cổ họng của bệnh nhân.

  • Quan sát cổ họng thấy có những hạt màu đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau và có chứa nhiều mủ trắng. Nếu bệnh đã xuất hiện từ lâu, dịch trong cổ họng có thể chuyển màu xanh và kèm theo mùi khó chịu.
  • Cổ họng bị sưng to, tấy đỏ, xuất hiện nhiều chấm mủ ở bề mặt họng. Ngoài ra, người bệnh bị ho có đờm, đờm màu đục, trắng xanh, có mùi.

Các cách chữa viêm họng hạt có mủ hiệu quả hiện nay

Hiện nay, để điều trị viêm họng, người bệnh có thể áp dụng theo 1 trong 3 cách sau đây:

  • Dùng thuốc Tây y.
  • Dùng thuốc Đông y.
  • Dùng mẹo tại nhà.

Tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bệnh viêm họng hạt có mủ uống thuốc gì?

Thuốc Tây y được nhiều người bệnh nghĩ đến khi bị viêm họng hạt có mủ. Thuốc tây có thể giúp xử lý triệu chứng bệnh nhanh chóng, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc.

Thuốc Tây y được nhiều người bệnh nghĩ đến khi bị viêm họng hạt có mủ
Thuốc Tây y được nhiều người bệnh nghĩ đến khi bị viêm họng hạt có mủ
  • Thuốc chống viêm: Đa số bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm không steroid cho người bệnh như: Betamethasone, Dexamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon… Một số trường hợp khác sẽ dùng thuốc chống viêm NSAID như Aspirin, Ibuprofen, Paracetamol,…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Gồm thuốc Ibuprofen, Paracetamol,… giúp giảm sốt, sưng đau họng.
  • Thuốc chống dị ứng: Giúp giảm phù nề và làm dịu cổ họng, giảm ho khi bị viêm họng như: Alimemazin, Promethazine, Diphenhydramin, Chlorpheniramin,…
  • Thuốc giảm ho: Thường là một số loại thảo dược phổ biến như: Neo Codion, Pholcodin, Terpin codein, Dextromethorphan,…
  • Thuốc long đờm: Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein, N- Acetylcystein,…
  • Thuốc điều trị dạ dày: Được dùng khi viêm họng hạt xuất hiện do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… Một số thuốc được dùng gồm: Famotidine, Cimetidin, Pantoprazole, Omeprazole, Ranitidine….

Thuốc Đông y chữa viêm họng hạt có mủ

Thuốc Đông y chữa viêm họng khá an toàn và lành tính, dùng được trong thời gian dài và không gây ra tác dụng phụ.

Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh như sau:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu:

  • Kinh giới.
  • Xạ can.
  • Kim ngân.
  • Huyền sâm.
  • Sinh địa.
  • Tang bạch bì.
  • Cỏ nhọ nồi.
  • Bạc hà.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 2 lần trong vòng từ 10 – 15 ngày.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu:

  • Kinh giới.
  • Sinh địa.
  • Ngưu bàng tử.
  • Cương tàm.
  • Huyền sâm.
  • Liên kiều.
  • Bạc hà.
  • Cát cánh.
  • Cam thảo.
  • Kim ngân.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày cho đến khi bệnh được xử lý.

Mẹo dân gian chữa bệnh

Dùng mẹo dân gian chữa bệnh khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên tác dụng của những cách chữa này khá chậm nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài.

Ngậm tỏi chữa viêm họng

Tỏi có khả năng kháng khuẩn khá tốt và có thể giúp điều trị các thể bệnh viêm họng, trong đó có viêm họng hạt mủ.

Cách thực hiện: Tỏi thái lát mỏng và dùng ngậm mỗi ngày để giảm ho, đau họng.

Dùng trà chanh kết hợp mật ong

Dùng mật ong chữa viêm họng thực sự mang lại hiệu quả cao và được lưu truyền từ lâu. Mật ong chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Trong quả chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ giúp viêm họng hạt có mủ được điều trị hiệu quả, dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Dùng mật ong chữa viêm họng thực sự mang lại hiệu quả cao và được lưu truyền từ lâu
Dùng mật ong chữa viêm họng thực sự mang lại hiệu quả cao và được lưu truyền từ lâu

Cách thực hiện:

  • Pha mật ong vào trà nóng.
  • Vắt chanh vào rồi khuấy đều.
  • Người bệnh dùng uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Kết hợp tía tô và rượu gạo

Tía tô không chỉ là nguyên gia vị phổ biến mà còn là vị thuốc chữa viêm họng khá tốt. Khi kết hợp cùng rượu gạo sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm họng hạt có mủ.

Cách thực hiện:

  • Tía tô sao khô và tán thành bột mịn.
  • Cho tía tô và rượu gạo vào bình, để nơi thoáng mát.
  • Sau 1 tuần dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Chữa viêm họng hạt có mủ ở đâu tốt?

Để đảm bảo bệnh được điều trị dứt điểm, không tái phát, người bệnh có thể đến những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, hội tụ những bác sĩ, chuyên gia trình độ cao như:

  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Tại đây khám chữa bệnh bằng Đông y và đã có hơn 150 năm kinh nghiệm. Các bác sĩ, thầy thuốc đều được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao. Người bệnh có thể đến chữa viêm họng tại đây theo địa chỉ đường Văn Cao, Liễu Giai, Hà Nội.
  • Bệnh viện tai mũi họng Trung ương: Đây là nơi địa chỉ khám bệnh hàng đầu cả nước với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị khám chữa hiện đại được đầu tư. Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, người bệnh nặng hay nhẹ đều có thể đến đây khám chữa theo địa chỉ, đường Giải Phóng, Hà Nội.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm họng hạt mủ

Để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Cụ thể:

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giúp bổ sung kẽm như hải sản, các loại hạt, các loại đậu,… giúp tăng sức đề kháng và phòng chống nhiễm virus.
  • Uống nhiều nước ép trái cây và nhiều nước lọc để giúp giảm đau họng và bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn đồ ăn mềm, lỏng như cháo súp để giảm áp lực lên cổ họng.

Thực phẩm không nên ăn:

  • Đồ cay nóng, đồ khô cứng.
  • Đồ ăn ngọt như bánh kẹo, bánh quy, socola.
  • Đồ uống có cồn, nhiều caffein hay đồ uống lạnh.
Người bị viêm họng hạt có mủ nên hạn chế ăn đồ cay nóng
Người bị viêm họng hạt có mủ nên hạn chế ăn đồ cay nóng

Phòng tránh bệnh

Để ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, người bệnh cần tuân thủ theo những lưu ý sau:

  • Nên điều trị dứt điểm bệnh viêm họng để bệnh không tiến triển thành mãn tính và gây ra tình trạng viêm họng hạt có mủ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh để tránh lây lan bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến chỗ đông người.
  • Hạn chế đến những nơi môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để ngăn virus vi khuẩn gây bệnh.

Viêm họng hạt có mủ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm vậy nên người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Người bệnh cũng nên đến những địa chỉ uy tín để được tư vấn cũng như đưa ra giải pháp chữa bệnh phù hợp với sức khỏe.

ĐỌC NHIỀU

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia