Rò luân nhĩ ở người lớn là bệnh gì, cách điều trị hiệu quả, an toàn?
Rò luân nhĩ ở người lớn được đánh giá là một trong những bệnh tai mũi họng nguy hiểm. Vì không quá phổ biến nên sự hiểu biết của bệnh nhân về căn bệnh không nhiều. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin đầy đủ và phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
Rò luân nhĩ ở người lớn được đánh giá là một trong những bệnh tai mũi họng nguy hiểm. Vì không quá phổ biến nên sự hiểu biết của bệnh nhân về căn bệnh không nhiều. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin đầy đủ và phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
Rò luân nhĩ ở người lớn là bệnh gì?
Rò luân nhĩ ở người lớn là một dị tật bẩm sinh thường được phát hiện từ khi mới sinh ra. Hiện tượng này thực chất là 1 lỗ rò ở vị trí ngay cạnh vành tai. Lỗ rò có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên tai. Trong lòng của đường rò này chính là ống được cấu tạo từ biểu mô.
Bệnh được hình thành từ tuần thứ 6 thai kỳ của người mẹ. Điều nguy hiểm nhất là nếu đi kèm với bất kỳ một dị tật nào đó thì lỗ rò sẽ trở nên nguy hiểm.
Theo đánh giá chung thì phụ nữ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn đàn ông và tỷ lệ bé gái sinh ra mắc bệnh nhiều hơn so với các bé trai.
Lỗ rò luân nhĩ được hình thành từ tuần thứ 6 thai kỳ của người mẹ. Cụ thể là khi khe mang đầu tiết không khép hết trong thời kỳ tạo ra phôi thai. Dẫn tới việc xuất hiện một đường rò gần vành tai. Chuyên gia cho rằng đây là một trong những căn bệnh gây ra do nhiễm sắc thể.
Rò luân nhĩ ở trẻ có thể xuất hiện độc lập hoặc đi cùng với một vài dị tật có liên quan. Chúng có thể kết hợp với nhau để tạo ra hội chứng. Theo đó các hội chứng có thể xuất hiện là teo nửa mặt và hội chứng khe mang – tai – thận rất nguy hiểm.
Triệu chứng bệnh rò luân nhĩ ở người lớn
Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh thường có những triệu chứng nổi bật và rõ rệt như sau:
- Xuất hiện lỗ rò nhỏ cạnh vành tai: Theo đó lỗ rò có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên vành tai. Phần miệng có thể nhìn thấy thông qua quan sát bằng mắt thường. Độ dài thường từ vài mm tới 3 cm.
- Sưng đỏ và đau: Đây là dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân đã bị viêm nhiễm. Người bệnh còn có thể cảm thấy đau nhức trong tai. Tình trạng kéo dài ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, lao động và học tập.
- Dịch chảy: Hiện tượng kèm theo sưng đỏ có thể thấy xuất hiện dịch từ vị trí lỗ rò, thường có mùi hôi, khó chịu.
- U nang: Khối u không gây đau nhức, thường xuất hiện cạnh lỗ rò.
Bệnh rò luân nhĩ xảy ra ở người lớn có nguy hiểm không?
Chuyên gia đánh giá bệnh rò luân nhĩ không quá nguy hiểm. Tuy vậy nếu như người bệnh không biết cách vệ sinh khoa học, lỗ rò có thể bị nhiễm trùng, sưng tấy, xuất hiện mủ. Thậm chí nếu không được xử lý khối mủ dịch có thể trở thành áp xe gây đau đớn.
Bên cạnh đó một vài bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng như:
- Mắc hội chứng Beckwith-Wiedemann: Hội chứng có liên quan tới các căn bệnh về gan thận.
- Suy giảm khả năng nghe: Bệnh rò luân nhĩ ở người lớn có thể làm người bệnh suy giảm thính lực và kèm theo nhiều vấn đề liên quan khác.
Người bệnh cần theo dõi và vệ sinh lỗ rò thường xuyên, khi xuất hiện bất kỳ điểm nào bất thường cần tới bệnh viện để thăm khám tránh xảy ra các biến chứng không đáng có.
Phương pháp chẩn đoán căn bệnh
Khi phát hiện lỗ nhỏ ở gần vành tai, người bệnh có thể tới cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn các vấn đề có liên quan. Dựa vào đánh giá và kết luận chính xác nhất cần thực hiện bằng các chẩn đoán sau:
- Kiểm tra bằng mắt thường để xác định dấu hiệu viêm nhiễm hoặc u nang hay không.
- Chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán bằng hình ảnh khi nghi ngờ lỗ rò có cấu tạo không bình thường.
- Siêu âm thận khi nghi ngờ xuất hiện u nang nhánh.
- Làm thính lực đồ nếu như lỗ rò có liên quan tới các biến chứng khác ngoài tai.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để đánh giá chi tiết tình trạng của người bệnh, nhờ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Điều trị bệnh rò luân nhĩ ở người lớn như thế nào?
Bệnh rò luân nhĩ ở người lớn có thể điều trị bằng thuốc Tây, can thiệp ngoại khoa hoặc điều trị ngay tại nhà.
Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu như không xuất hiện tình trạng viêm, người bệnh chỉ cần thực hiện chăm sóc, vệ sinh lỗ rò tại nhà. Khi có hiện tượng nhiễm trùng, chảy mủ cần sử dụng một số loại thuốc Tây y để ngăn chặn.
Thuốc sử dụng thường là kháng sinh, kháng viêm hoặc giảm đau thông thường. Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc vệ sinh như nước muối sinh lý. Amoxicillin, Cephalosporine, Augmentin là loại thuốc kháng sinh được chỉ định.
Trong quá trình điều trị rò luân nhĩ ở người lớn, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị. Việc sử dụng thuốc chung với các thuốc khác cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Can thiệp ngoại khoa trị rò luân nhĩ ở người lớn
Nếu đường rò dài, xoắn kèm theo xuất hiện mủ gây viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Cách tiếp cận, xử lý và điều trị như sau:
- Chọc và hút dịch: Khi ổ nhiễm trùng lớn, nguy hiểm và người bệnh sử dụng kháng sinh không hiệu quả. Phương pháp được thực hiện bởi các bác sĩ tai mũi họng chuyên môn cao. Ngoài ra bác sĩ có thể nuôi cấy để kiểm tra các vi khuẩn có trong mủ.
- Thực hiện rạch: Trường hợp khối áp xe không đáp ứng với dụng cụ hút dịch là kim hút cần phải tiến hành thủ thuật rạch.
- Phẫu thuật cắt bỏ đường rò: Thực hiện với trường hợp bệnh nhân có lỗ rò luân nhĩ tái phát nhiễm trùng thường xuyên. Thời gian phẫu thuật thường kéo dài trong khoảng thời gian là 1 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên cần lưu ý, phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện sau khi nhiễm trùng đã được điều trị. Người bệnh chỉ cần một thời gian ngắn để hồi phục hoàn toàn sau khi thực hiện mổ rò luân nhĩ. Ngoài ra, chi phí để phẫu thuật không quá cao do đây là thủ thuật không quá phức tạp.
Xem thêm: Rò luân nhĩ ở người lớn là bệnh gì, cách điều trị hiệu quả, an toàn?
Điều trị tại nhà hiệu quả cao
Bệnh rò luân nhĩ ở người lớn là dị tật bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Người bệnh có thể sống chung với dị tật này khi lỗ rò được vệ sinh khoa học và triệt để.
Dưới đây là gợi ý các biện pháp vệ sinh, hỗ trợ trị bệnh ngay tại nhà bệnh nhân có thể áp dụng.
- Vệ sinh lỗ rò luân nhĩ bằng nước muối sinh lý pha với nước ấm mỗi ngày.
- Dùng bông vệ sinh toàn bộ khu vực xung quanh lỗ rò.
- Không bóp, nặn lỗ rò, không sử dụng các vật sắc nhọn tác động vào. Hành động này có thể khiến vi khuẩn phát sinh, xâm nhập sâu vào phía trong gây viêm nhiễm.
- Theo dõi lỗ rò luân nhĩ thường xuyên, nếu thấy xuất hiện mủ kèm theo sốt, sưng cần tới gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám.
Phòng bệnh rò luân nhĩ ở người lớn như thế nào?
Bên cạnh các biện pháp điều trị, để hạn chế tình trạng viêm nhiễm người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh dưới đây:
- Khi phát hiện có lỗ nhỏ bằng đầu tăm ở vành tai nên tới bệnh viện để xác định chính xác và có các thông tin cần thiết xung quanh căn bệnh.
- Duy trì biện pháp vệ sinh lỗ rò luân nhĩ tại nhà đúng cách, khoa học.
- Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
- Tới gặp bác sĩ ngay khi lỗ rò bị sưng tấy đỏ và chảy mủ.
Rò luân nhĩ ở người lớn có thể không gây nguy hiểm nếu được vệ sinh khoa học và đúng cách. Tuy nhiên khi lỗ rò bị viêm nhiễm gây chảy mủ và sưng tấy cần tới cơ sở y tế để được điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.
Thông tin quan trọng: