Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị như thế nào?
Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ là dị tật không hiếm gặp. Nếu không được chăm sóc đúng cách, biến chứng xảy ra do viêm nhiễm có thể dẫn tới suy giảm thính giác. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin chi tiết nhất để phụ huynh có hiểu biết đầy đủ về chứng bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rò luân nhĩ ở trẻ
Bác sĩ chuyên khoa cho biết lỗ rò luân nhĩ ở trẻ nhỏ có thể được phát hiện khi trẻ sinh ra. Đây là dị tật bẩm sinh được hình thành trong quá trình người mẹ mang thai. Phụ huynh có thể căn cứ vào các triệu chứng sau để phát hiện bệnh:
- Xuất hiện lỗ nhỏ có kích thước chỉ bằng đầu tăm cạnh vành tai.
- Lỗ rò có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên tai của trẻ.
- Tình trạng sưng, tấy đỏ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu xuất hiện ở một vài trường hợp.
- Lỗ rò tiết chất giống như bã đậu do trẻ nhỏ sờ gãi hoặc bóp nặn.
- Hiện tượng rỉ dịch trắng, mùi hôi báo hiệu lỗ rò đã bị viêm nhiễm. Nếu không điều trị sớm và kịp thời có thể hình thành nang hoặc khối áp xe.
Nguyên nhân hình thành căn bệnh
Nguyên nhân hình thành nên căn bệnh được các chuyên gia cho biết như sau:
- Khe mang đầu tiên không khép hết ở thời kỳ tạo phôi thai. Trẻ nhỏ hình thành lỗ rò luân nhĩ trong tuần thứ 6 của thai kỳ. Đây cũng chính là căn bệnh do nhiễm sắc thể gây ra.
- Rò luân nhĩ ở trẻ có thể chỉ xuất hiện độc lập. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bệnh có thể kết hợp với các dị tật liên quan để tạo thành hội chứng. Bác sĩ cảnh bảo hội chứng khe mang, tai, thận và teo nửa mặt rất nguy hiểm khi xuất hiện.
- Vệ sinh không đúng cách, thiếu khoa học là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm ở lỗ rò.
- Tâm lý chủ quan và không quan tâm tới căn bệnh dẫn tới việc vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây chảy mủ.
Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ em thường không quá nguy hiểm. Phụ huynh khi phát hiện lỗ rò cần thực hiện các biện pháp vệ sinh để không phát sinh vi khuẩn. Tuy nhiên nhiều trường hợp viêm nhiễm xảy ra nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng.
Một vài biến chứng được đánh giá là tác động rất lớn tới sự phát triển của trẻ:
- Beckwith-Wiedemann: Hội chứng liên quan tới các bệnh lý về thận và gan. Xuất hiện khi phía trước vành tai xuất hiện thêm nhiều lỗ rò khác chứ không chỉ có 1 lỗ duy nhất.
- Hội chứng Branchio-Oto-Renal: Biến chứng gây suy giảm và mất hoàn toàn khả năng nghe, đồng thời có thể kèm theo nhiều vấn đề liên quan khác.
- Sưng tấy lỗ rò, gây viêm nhiễm mất thẩm mỹ: Tình trạng lỗ rò bị tấy đỏ, sưng phồng, sau đó ra dịch màu trắng, mùi hôi khó chịu sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó nếu hiện tượng không xử lý sớm có thể tạo thành u nang hoặc áp xe.
Điều trị bệnh rò luân nhĩ ở trẻ như thế nào?
Để điều trị bệnh rò luân nhĩ ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Tây hoặc can thiệp ngoại khoa. Lựa chọn phương pháp nào tùy vào tình trạng của trẻ.
Điều trị bằng thuốc Tây
Thông thường, nếu phụ huynh biết cách chăm sóc, vệ sinh lỗ rò, tình trạng viêm nhiễm không xảy ra thì hoàn toàn không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên khi các biểu hiện sưng tấy, đỏ, dịch mủ, phụ huynh cần đưa trẻ tớ gặp bác sĩ tai mũi họng để thăm khám.
Trẻ có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Nhóm thuốc được chỉ định với những trường hợp xuất hiện nước vàng, mủ kèm mùi khó chịu. Mục đích nhằm ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Amoxicillin, Azithromycin và Augmentin là những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến.
- Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm cơn đau cấp tính nếu xuất hiện, loại thuốc phổ biến nhất hiện nay là Paracetamol. Tùy theo cân nặng và thể trạng của trẻ để dùng liều lượng phù hợp.
- Thuốc vệ sinh tai: Sử dụng để vệ sinh lỗ rò luân nhĩ và tai. Phổ biến nhất hiện nay là nước muối sinh lý. Việc vệ sinh nên được thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Thuốc điều trị có thể sử dụng theo đường uống hoặc nhỏ trực tiếp lên lỗ rò. Việc chủ quan, không tiến hành thăm khám, điều trị hoặc thực hiện không đúng chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Can thiệp ngoại khoa trị bệnh
Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ phải điều trị bằng chọc hút dịch hoặc phẫu thuật. Phương pháp được chỉ định khi tình trạng viêm nhiễm nặng và việc dùng thuốc không đạt hiệu quả.
Xem thêm: Phẫu thuật rò luân nhĩ hết bao nhiêu tiền? (Thông tin chi tiết nhất)
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân để chỉ định các biện pháp sau đây:
- Chọc và hút dịch: Là phương pháp xử lý khối nhiễm trùng nặng, thường là các khối áp xe. Ngoài ra việc lấy mủ cũng giúp bác sĩ đánh giá về loại vi khuẩn tồn tại trong mủ. Điều này phục vụ việc chỉ định kháng sinh sử dụng phù hợp nhất.
- Rạch thoát mủ: Liệu pháp được thực hiện khi phương pháp chọc hút không cho hiệu quả tốt. Nguyên nhân có thể do khối áp xe không đáp ứng được với kim hút.
- Phẫu thuật: Thực hiện phương pháp để cắt bỏ toàn bộ đường rò, ngăn chặn nhiễm trùng tái phát liên tục gây nguy hiểm. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ có thể tiến hành khi tình trạng viêm nhiễm đã được điều trị.
Thủ thuật can thiệp ngoại khoa để trị bệnh rò luân nhĩ ở trẻ thường không quá phức tạp. Tuy nhiên phụ huynh cần lựa chọn địa chỉ khám và điều trị uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.
Chữa bệnh rò luân nhĩ ở trẻ tại nhà
Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm. Nếu biết cách vệ sinh lỗ rò, tình trạng viêm nhiễm không xảy ra sẽ không cần phải sử dụng tới thuốc. Dưới đây là một số biện pháp được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:
- Phụ huynh cần thường xuyên thực hiện vệ sinh lỗ rò luân nhĩ. Nước muối sinh lý hoặc nước ấm là những dung dịch vệ sinh hiệu quả.
- Cách vệ sinh là sử dụng bông hoặc khăn mềm thấm dung dịch vệ sinh sau đó chấm lên chỗ rò.
- Chỉ vệ sinh bên ngoài tai, bên ngoài lỗ rò và không sử dụng tăm bông để đưa dung dịch vào phía trong.
- Hướng dẫn trẻ không bóp, nặn, cào hoặc vô tình dùng tay tác động khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Theo dõi lỗ rò luân nhĩ thường xuyên, khi phát hiện dấu hiệu sưng viêm hoặc chảy mủ cần đưa trẻ tới các phòng khám tai mũi họng để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Phòng bệnh rò luân nhĩ ở trẻ nhỏ
Biện pháp phòng bệnh được đánh giá là cho hiệu quả cao nhất, tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Phụ huynh cần lưu ý một số biện pháp dưới đây để chăm sóc trẻ bị rò luân nhĩ hiệu quả nhất:
- Khi trẻ xuất hiện lỗ nhỏ cạnh vành tai cần đưa tới cơ sở y tế để được tư vấn toàn bộ thông tin cần thiết về căn bệnh.
- Theo dõi và vệ sinh lỗ rò luân nhĩ thường xuyên, khi xuất hiện tình trạng chảy dịch, trẻ sốt và quấy khóc cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị.
- Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng, giúp trẻ có nền tảng thể lực tốt nhất. Nhờ vậy trẻ có sức đề kháng cao chống lại sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn.
- Phụ huynh cần cho trẻ khám bệnh lý tai – mũi – họng định kỳ để phát hiện sớm nhất biến chứng của bệnh.
Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ là dị tật bẩm sinh, không gây nguy hại nếu được vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Trường hợp trẻ nhỏ bị viêm, nhiễm trùng lỗ rò cần được thăm khám sớm để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.
Dành cho bạn: