U Bã Đậu Ở Tai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt Điểm

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.8/5 - (11 bình chọn)

U bã đậu ở tai là một trong các loại u có tỉ lệ mắc phải cao. Vậy, loại u này hình thành do đâu và có gây nguy hiểm không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về loại u này và bỏ túi cách điều trị tốt nhất.

U bã đậu ở tai là gì? Nguyên nhân gây bệnh

U bã đậu là dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. Loại u này thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu hoặc chất bã như vùng mặt, tai, vai, lưng, ngực, mông, nách,… Triệu chứng thường không đau, không gây ác tính, khi to dần mới gây khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi bị viêm.

U bã đậu được hình thành từ các nang tuyến bã nằm dưới chân lông của da. Khi tuyến bã tiết chất nhầy, mồ hôi do vệ sinh tai không sạch sẽ dẫn đến lỗ chân lông bị bít hẹp, chất bã bị ứ đọng và dẫn đến nổi u.

U bã đậu ở tai là trường hợp khối u phát triển ở tai của người bệnh. Thông thường các vị trí dễ mắc bệnh nhất là: u bã đậu sau tai, u ở mang tai,…

Tình trạng bệnh không gây biến chứng đe dọa tính mạng tuy nhiên đây là vị trí dễ nhận thấy nên gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vì vậy, nhận biết, thăm khám và điều trị u bã đậu sớm là việc hết sức cần thiết.

U bã đậu ở tai là dạng u lành tính thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau
U bã đậu ở tai là dạng u lành tính thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau

Triệu chứng nhận biết tình trạng bệnh

U bã đậu ở tai thời điểm khởi phát có đặc điểm giống nốt mụn bọc, nhọt thông thường nên người bệnh dễ bị lầm tưởng và điều trị sai cách. Tuy nhiên, nếu chú ý người bệnh có thể xác định khối u bằng các dấu hiệu sau:

  • U bã đậu thường nổi trên bề mặt da, khi dùng tay sờ vào thấy mềm, không đau và khối u có thể di chuyển được.
  • Nếu dùng dao rạch, bên trong lấy ra là tổ chức bã trắng như đậu.
  • U bã đậu không gây khó chịu hay ảnh hưởng nhiều như các loại u khác. Tuy nhiên khối u lâu ngày không điều trị có thể bị hoại tử, sau đó hình thành viêm loét, khiến người bệnh chịu cảm giác đau đớn.

U bã đậu ở tai có nguy hiểm không?

Mụn bã đậu ở tai được các chuyên gia đánh giá là u lành tính nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, kích thước u có thể tăng dần, tổ chức bên trong bị hoại tử và dễ dẫn đến viêm loét, mưng mủ. Nếu đến giai đoạn này người bệnh mới bắt đầu điều trị, thì gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, bệnh nhân còn phải chịu nhiều đau đớn và tốn kém tiền bạc.

Ngoài ra, điều trị khi khối u đã phát triển to và có triệu chứng viêm nặng dễ gặp phải một số tình trạng sau:

  • Khi có dấu hiệu bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy và đau đớn cho bệnh nhân.
  • U mọc sau tai gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp.
Khối u không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bội nhiễm có thể khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn
Khối u không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bội nhiễm có thể khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn

Cách chữa u bã đậu ở tai

Bản chất u bã đậu hình thành bởi các chất thải ở vùng bị u không thể thoát ra ngoài. Vì vậy, cách điều trị triệt để và hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ vỏ và khối u. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc đối với tình trạng bệnh này không mang lại hiệu quả cao và khối u dễ tái phát lại sau thời gian ngắn.

Sau khi thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ tiến hành thực hiện tiểu phẫu cắt toàn bộ u bã đậu ở tai. Các bước thực hiện mổ u bã đậu ở tai là:

  • Sử dụng thuốc gây tê và thuốc để tiêu viêm trước khi tiến hành tiểu phẫu.
  • Sau đó sẽ áp dụng phẫu thuật trong phòng mổ vô trùng để lấy hết ổ u bã đậu.
  • Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ tiến hành nạo vét hết toàn bộ chân mủ để tránh bệnh tái phát hoặc lây nhiễm ra khu vực xung quanh tai.
  • Cuối cùng là thực hiện cầm máu và khâu vết mổ trên da.

Ưu điểm khi thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ u bã đậu ở tai:

  • Phẫu thuật cắt khối u bã đậu ở mang tai là phương pháp tiểu phẫu đơn giản, do đó người bệnh có thể thực hiện ở hầu hết các bệnh viện trên cả nước. Mức chi phí cho 1 lần thực hiện tiểu phẫu khoảng 2.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ.
  • Quá trình phẫu thuật nhanh chóng, nhẹ nhàng, chỉ thực hiện trong khoảng 30 – 45 phút.
  • Thời gian hồi phục nhanh chóng, người bệnh có thể về nhà mà không cần phải nằm viện để theo dõi điều trị.
  • Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân không bị ảnh hưởng, vẫn có thể ăn uống bình thường, không phải kiêng khem nhiều.

Nhược điểm khi thực hiện tiểu phẫu:

Phẫu thuật cắt u bã đậu được đánh giá là an toàn, ít gây biến chứng hơn so với các loại tiểu phẫu khác. Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng do không đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình thực hiện hoặc do chăm sóc sau mổ.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ khám và điều trị uy tín, an toàn, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đầy đủ trang thiết bị y tế và sạch sẽ, vô trùng.

Xem thêm: Rò luân nhĩ là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Lưu ý khi điều trị u bã đậu

U nang bã đậu ở tai không gây nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên điều trị sai cách bệnh sẽ không khỏi hoàn toàn và rất dễ tái phát trở lại. Do đó, khi thực hiện điều trị, người bệnh cần hết sức chú ý những vấn đề sau:

  • U bã đậu có đặc điểm giống mụn, nhọt thông thường do đó nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, do không hiểu rõ về bản chất của u bã đậu, nên có trường hợp tự ý rạch, nặn lấy ổ u bên trong ra dẫn tới bệnh tái đi tái lại nhiều lần không hết. Do đó, ngay từ khi xuất hiện các cục mụn bất thường ở tai mà không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
  • Theo chuyên gia, khi tuyến bã ở lỗ chân lông được thông thoáng, hoặc cơ thể được giải độc, giải nhiệt thì khối u có thể sẽ giảm dần kích thước và teo đi. Do đó người bệnh luôn phải giữ cho da vùng tai sạch sẽ, khô thoáng giúp việc đào thải chất độc dễ dàng. Trường hợp da nhờn, da dầu bạn phải thường xuyên tắm, lau rửa để giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng.
  • Khi bị nhiễm trùng hoặc tổn thương khối u do va chạm, người bệnh không được bóp, hoặc dùng tay nắn hay sờ vào. Các hành động này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng lan rộng, vỡ mủ nhanh chóng.
  • Mổ để cắt u bã đậu là phương pháp điều trị triệt để nhất, tuy nhiên nên thực hiện điều trị sớm khi chưa bội nhiễm và kích thước còn nhỏ (chỉ khoảng 1 – 2 cm). Không nên để tình trạng nang bã đậu ở tai đã bội nhiễm, chảy mủ hoặc viêm loét kéo dài thì mới điều trị. Vì cắt bỏ u lúc này sẽ phức tạp hơn, mất nhiều thời gian và có nguy cơ để lại sẹo xấu cao.
  • Thực hiện phẫu thuật u không cần kiêng khem quá nhiều, tuy nhiên người bệnh cần tránh sử dụng thực phẩm dễ gây viêm, kích ứng da như hải sản, đồ cay, đồ nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
Người bệnh cần phát hiện và thực hiện tiểu phẫu u sớm để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Người bệnh cần phát hiện và thực hiện tiểu phẫu u sớm để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ

U bã đậu ở tai không gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở tai cần thăm khám và chữa trị kịp thời tránh để lâu khiến quá trình trị liệu gặp nhiều khó khăn.

Dành cho bạn:

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia