U tuyến mang tai: Cách nhận biết và điều trị bệnh nhanh chóng
U tuyến mang tai hầu hết là lành tính, tuy nhiên không loại bỏ được những trường hợp gặp phải u ác tính. Do đó người bệnh cần thực hiện các biện pháp thăm khám và điều trị đúng cách ngay từ khi có dấu hiệu khác thường ở tai.
U tuyến mang tai là gì? Triệu chứng nhận biết
U tuyến mang tai còn được gọi là u tuyến nước bọt mang tai, đây là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở những tuyến nước bọt.
Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng, có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng, nằm dọc trong khoang miệng, xoang và mũi.
Người bị u tuyến nước bọt mang tai có thể mắc u tuyến mang tai phải hoặc u tuyến mang tai trái.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên là bướu hoặc khối thịt cộm lên ở vùng mang tai. Khối u lành tính thường phát triển chậm còn u ác tính có khuynh hướng tấn công các mô bên cạnh. Tình trạng u lớn và lan rộng cục bộ sẽ gây ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt. Từ đó dẫn đến tê liệt mặt ở bên chứa khối u, cơ mặt rủ xuống và mắt không thể nhắm.
Ngoài ra, u có thể lan vào cơ dưới miệng phần dưới của xương sọ hoặc hạch bạch huyết lân cận. Tình trạng này khiến người bệnh bị nhức đầu, đau mắt, đau tai và sưng hạch bạch huyết. Nguy hiểm nhất là khối u ở giai đoạn cuối có thể di căn vào phổi và xương.
Nguyên nhân dẫn đến u tuyến mang tai
Các khối u tuyến nước bọt, trong đó có u tuyến mang tai là rất hiếm, theo thống kế chỉ chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ được nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt.
Các nghiên mới chỉ ra rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến trong DNA của chính chúng. Các đột biến này cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng.
Tế bào bị đột biến tiếp tục sống trong khi các tế bào khác sẽ chết và tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào này phát triển nặng có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) đến các khu vực xa của cơ thể.
Các dạng u tuyến nước bọt mang tai thường gặp
Theo các chuyên gia, u tuyến mang tai được chia làm 2 dạng chính là u lành tính và u ác tính. Các nghiên cứu đã chỉ ra có đến 80% khối u nằm ở những tuyến chính là lành tính nhưng nếu u ở những phần còn lại thì 80% là khối u ác tính.
U lành tính
Khối u lành tính phổ biến nhất là u tuyến đa dạng, còn có tên u hỗn hợp và u Warthin. Về lâm sàng, các khối u này phát triển chậm và không gây đau. Tình trạng bệnh có thể được phát hiện một cách tình cờ khi siêu âm.
U tuyến mang tai lành tính không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng để lâu không điều trị có thể chuyển biến thành u ác tính.
U ác tính
Khác với các khối u lành tính, các khối u ác tính có thể phát triển nhanh, gây đau khi chạm vào. Triệu chứng nhận biết là chúng có thể dính với mô bao quanh, gây liệt nhẹ hoặc liệt dây thần kinh mặt.
U ác tính điều trị gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ thành công thấp hơn so với u lành tính. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám nếu vùng tai nổi hạch gây đau.
U tuyến mang tai nguy hiểm như thế nào?
U tuyến mang tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở độ tuổi 40 – 50. Khối u lành tính ban đầu thường phát triển chậm và có thể không có triệu chứng. Do đó rất nhiều người bệnh chủ quan không thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu u lành tính để lâu không được điều trị có thể di căn thành u ác tính gây nguy hiểm cho người bệnh. Khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều rủi ro, có thể không điều trị dứt điểm và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nếu người bệnh gặp phải khối u ác tính mà không có giải pháp điều trị kịp thời có thể xâm lấn rộng ra khu vực xung quanh. Tình trạng u để lâu rất khó thực hiện phẫu thuật hoặc phẫu thuật gặp rủi ro cao.
Chẩn đoán và điều trị u tuyến mang tai
U tuyến mang tai có nên mổ không? Trước khi điều trị việc chẩn đoán chính xác là hết sức cần thiết. Vì người bệnh có thể mắc u lành tính hoặc ác tính, nếu chẩn đoán và điều trị sai mang đến hệ lụy rất nguy hiểm.
Các bước tiến hành chẩn đoán u
Thăm khám và chẩn đoán tình trạng u trước khi điều trị thường thực hiện theo các bước sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt câu hỏi về tình trạng, dấu hiệu thường gặp và dùng tay, mắt để cảm nhận vùng tai của bệnh nhân bị vón cục hoặc sưng.
- Xét nghiệm hình ảnh: Sau khi khám lâm sàng tiến hành khám cận lâm sàng bằng cách thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như: Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT),… Các xét nghiệm này có thể xác định kích thước và vị trí của khối u.
- Sinh thiết: Để có kết quả chính xác hơn, bác sĩ tiến hành lấy một mẫu bệnh phẩm tại vị trí khối u để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đây là bước rất quan trọng, vì có thể xác định xem khối u có phải là u hay không, lành tính hay ác tính.
- Xác định mức độ u và đưa ra phác đồ điều trị: Nếu kết quả chẩn đoán mắc bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
- U lành tính: Có thể tiến hành cắt thùy nông và bảo tồn dây thần kinh số VII; cắt bỏ hoàn toàn tuyến và bảo tồn dây VII hoặc cắt u và cắt một phần thùy nông nếu u nhỏ, giới hạn ở cực trên hay cực dưới thùy nông tuyến mang tai. Ngoài ra, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xạ trị bổ túc sau phẫu thuật để phòng ngừa u tái phát
- U ác tính: Thực hiện cắt bỏ hoàn toàn tuyến mang tai, nếu u xâm lấn thần kinh có thể cắt bỏ thần kinh. Sau đó tiến hành xạ trị, làm nhỏ u tuyến và kết hợp hóa trị tùy tình trạng khối u, mức độ xâm lấn.
Xem thêm: U bã đậu ở tai: Triệu chứng nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Cách điều trị dứt điểm u tuyến mang tai
Tùy thuộc vào từng loại, kích thước, giai đoạn u và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, có hoặc không có xạ trị, hóa trị.
Phẫu thuật cắt u tuyến mang tai
Phẫu thuật khối u tuyến mang tai có thể thực hiện như sau:
- Tiến hành loại bỏ một phần của tuyến nước bọt bị ảnh hưởng trong trường hợp u nhỏ, chưa gây ảnh hưởng nhiều.
- Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tuyến nước bọt trong trường hợp khối u có kích thước lớn hơn.
- Mổ u tuyến mang tai loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ nếu u đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ
Biến chứng phẫu thuật u tuyến mang tai có thể gặp phải là:
Phẫu thuật u tuyến nước bọt có thể gặp khó khăn vì một số dây thần kinh quan trọng nằm trong và xung quanh các tuyến. Do đó khi bỏ các khối u có thể làm tổn thương các dây thần kinh, gây tê liệt một phần khuôn mặt của bệnh nhân (rủ mặt).
Chính vì vậy, sau khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tái tạo để sửa chữa khuôn mặt. Thông thường phẫu thuật này giúp sửa chữa cải thiện khả năng nhai, nuốt, nói, thở,… Bác sĩ có thể cần ghép da, mô hoặc dây thần kinh từ bộ phận khác trên cơ thể để xây dựng lại các khu vực trong miệng, cổ họng hoặc hàm của bệnh nhân.
Xạ trị chữa u tuyến nước bọt mang tai
Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton để tiêu diệt các tế bào u. Ngoài ra còn có thể áp dụng loại xạ trị mới hơn sử dụng các hạt gọi là neutron mang lại hiệu quả cao.
Xạ trị có thể được bắc sĩ chỉ định áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào u còn sót lại. Nếu khối u lớn hoặc ở vị trí khiến việc loại bỏ quá rủi ro, bác sĩ có thể đề nghị không thực hiện phẫu thuật mà dùng xạ trị hoặc kết hợp với hóa trị.
Thực hiện hóa trị để loại sạch u
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc có chứa các loại hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị hiện nay không được sử dụng như một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh u tuyến nước bọt. Tuy nhiên đây có thể là một lựa chọn cho những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển. Và thường được kết hợp với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Lưu ý khi điều trị u tuyến mang tai
Một số lưu ý giúp người bệnh điều trị tận gốc tình trạng u tuyến nước bọt mang tai và tránh gây tái phát bệnh sau điều trị là:
- Người bệnh nên phát hiện sớm và thăm khám cũng như thực hiện phác đồ điều trị ngay từ khi u mới xuất hiện.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn, virus xâm nhập dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất để bồi bổ và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó cần tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây viêm và kích ứng da khiến vết mổ lâu lành như hải sản, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…
- Người bệnh nên thường xuyên đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện và có phương án giải quyết khi khối u có dấu hiệu tái phát.
U tuyến mang tai có thể là u lành tính hoặc ác tính rất nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám khi vùng tai xuất hiện mụn hạch lâu ngày không tan.
Hữu ích cho bạn: