Chàm tai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng – trị bệnh
Bệnh chàm tai có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Để hạn chế các nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra khi mắc bệnh, mọi người cần nắm rõ các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng, trị bệnh hiệu quả.
Chàm tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh chàm là một dạng bong tróc, tổn thương lớp biểu bì (lớp da), thường xuất hiện ở các ngón, lòng bàn tay, bàn chân của người mắc bệnh. Tuy nhiên, một trường hợp của bệnh chàm có các triệu chứng khô ráp, bong tróc da ở xung quanh ống tai và bên trong tai. Đây được gọi là bệnh chàm tai.
Chàm tai khởi phát với các biểu hiện như ngứa ngáy khoanh vùng, bị nổi mẩn đỏ phát ban và gây kích ứng bên ngoài ống tai và bên trong tai. Đôi khi, bệnh có thể xuất hiện mà không chịu tác động bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
Có 3 thể chàm vùng tai chính gây ảnh hưởng đến tai, bao gồm:
- Chàm da: Bệnh phổ biến ở đối tượng người cao tuổi và thường xảy ra khi thay đổi thời tiết đột ngột.
- Chàm dị ứng: Bệnh xuất hiện đi kèm với các biểu hiện khô da, ngứa ngáy, đỏ rát, có các vết nứt ở mặt và dái tai. Các tổn thương biểu bì cũng có thể xuất hiện ở khu vực sau tai và ống tai.
- Chàm bã nhờn: Các triệu chứng thường xuất hiện tại vùng da cổ, da đầu, tai và phía sau tai.
Vo với các trường hợp bị vảy nến, viêm da bã tiết, mặc dù mức độ nguy hiểm của chàm tai là thấp hơn nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, xà phòng, các chất kích thích, các trang sức bằng kim loại đều có thể làm tăng nguy cơ tái phát các triệu chứng chàm da.
Thông thường, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng bị chàm ở mặt và tai nhưng bệnh thương không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên nếu bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng tai, viêm ống tai nguy hiểm.
Nguyên nhân và triệu chứng của chàm vành tai
Bệnh chàm tai có thể xuất hiện do nhiều yếu tố tác động, tương ứng với nó các biểu hiện đặc trưng riêng.
Nguyên nhân
Giống như bệnh chàm, y học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác căn nguyên dẫn đến bệnh chàm tai. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ các chuyên gia di truyền học, bệnh chàm tai có thể bắt nguồn từ yếu tố đột biến gen.
Hiện tượng đột biến gen di truyền trong cơ thể có thể tác động đến một loại protein có tên là Filaggrin. Chất này là một phần của cấu trúc da, có nhiệm vụ bảo vệ lớp biểu bì bên ngoài hay chính là làn da. Vì vậy, khi bị đột biến này xảy ra sẽ làm cho làn da nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng hơn từ đó gây viêm nhiễm.
Trên thực tế, đa số các trường hợp bị bệnh chàm thường có hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Do đó, khi gặp các nhân tố môi trường kích ứng sẽ dẫn đến hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh và gây ra tình trạng viêm, bong tróc da.
Ngoài ra, bệnh chàm vành tai còn có nguy cơ bùng phát bởi các yếu tố sau:
- Sử dụng các chất tẩy rửa, bột giặt, sữa tắm không phù hợp với làn da.
- Không vệ sinh làm sạch khăn lau, khăn tắm.
- Do dị ứng da.
- Nhiễm trùng da.
- Đeo các trang sức bằng kim loại có nguy cơ gây kích ứng như Niken, vàng, sắt và hợp kim từ sắt.
- Sử dụng khăn mặt có chất liệu vải thô ráp và dễ gây kích ứng da.
- Căng thẳng, áp lực tâm lý, bị stress trong thời gian dài.
- Hút thuốc, uống rượu hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích mạnh.
Triệu chứng
Chàm tai có những những triệu chứng điển hình để nhận biết như:
- Da bị khô, ráp, bong tróc lớp bề mặt và đóng vảy ở ống tai và xung quanh tai.
- Vùng da bị bệnh bị mất lớp ngoài nên thường chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
- Vùng bị chàm sẽ tấy, sưng viêm.
- Luôn có cảm giác ngứa ngáy ở bên trong như bị nấm ống tai hoặc xung quanh tai.
- Xuất hiện chất dịch lỏng có mùi hoặc không có mùi chảy ra từ tai.
- Bệnh cũng có thể lây lan đến các vùng liền kề như gáy, sau tai, vùng kết nối giữa đầu, cổ và tai.
Khi bệnh chàm vùng da trở nên nghiêm trọng hơn do chuyển sang giai đoạn bán cấp tính hoặc mãn tính thì thường có các biểu hiện như:
- Vùng da bị bệnh sưng đỏ, có thể đổi màu hoặc xuất hiện tia máu.
- Làn da khô ráp, trở nên nhạy cảm hơn nên rất dễ bị kích thích gây đau rát, khó chịu.
- Có thể xuất hiện các vết nứt nẻ sâu ở tai hoặc chảy máu.
- Bị nhiễm trùng lớp bề mặt bên trong ống tai.
- Sụn vành tai sưng đỏ, viêm nhiễm.
Thông thường, các triệu chứng bệnh chàm tai rất ngứa, tuy nhiên, người bệnh phải hạn chế chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh các thương tổn nghiêm trọng hơn và tránh trường hợp bội nhiễm.
Chẩn đoán và cách điều trị bệnh chàm tai
Khi có các triệu chứng mắc bệnh chàm vành tai, người bệnh sẽ được tiến hành các kiểm tra để chẩn đoán và chữa trị phù hợp.
Hình thức chẩn đoán
Thông thường, để chẩn đoán bệnh chàm tai, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên các triệu chứng mà người bệnh cung cấp và tiền sử gia đình đã mắc bệnh chàm tai hay chưa. Đồng thời kết hợp sử dụng một số dụng cụ y khoa như dụng cụ soi, kẹp, mỏ vẹt,… để quan sát tình trạng da bên trong và ngoài tai.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người thăm khám thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh chính xác hơn. Điển hình như kỹ thuật sinh thiết tai.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách lấy một mẫu mô ở vùng da tai bị bệnh và thực hiện kiểm nghiệm dưới kính hiển vi. Sinh thiết da sẽ giúp loại bỏ các nguy cơ nhầm lẫn với các bệnh lý tương tự như viêm da bã tiết, bệnh vảy nến, ghẻ da, mề đay.
Đọc ngay:
Điều trị chàm tai bằng Đông y
Do đặc điểm của bệnh chàm tai, thuốc Đông y chữa chàm thường dùng ở dạng đắp. Mặc dù có hiệu quả khá tích cực nhưng người bệnh cần tham khảo ý kiến y sĩ về thời điểm, thời gian, liều lượng trước khi áp dụng các bài thuốc. Để điều trị bệnh chàm bằng đông y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chống viêm, giảm đau, hồi phục da như sau:
Bài thuốc 1: Bài thuốc chống viêm da chàm
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rau sam 60g; Hoàng bách, Bồ công anh, Sinh địa, Cúc hoa và Long đởm mỗi vị 30g.
- Cách dùng: Sơ chế các vị thuốc sạch sẽ với nước rồi đem đi nấu chung với 3 chén nước. Để lửa thật nhỏ và đun liên tục trong khoảng 24 giờ hoặc ít nhất đến khi nước cô đặc lại còn nửa chén. Dùng nước thuốc để nguội thoa lên vành tai bị chàm mỗi ngày 3 – 4 lần để đạt hiệu quả.
Bài thuốc 2: Bài thuốc giúp tiêu viêm và kháng khuẩn
- Chuẩn bị nguyên liệu: Địa hoàng, Hàn thủy thạch, Hoàng cầm mỗi vị 30g và thanh đại 3g.
- Cách dùng: Làm sạch, bỏ vào nồi nấu chung với nửa lít nước trên lửa liu diu. Đến khi nước thuốc cạn còn nửa chén hoặc ít hơn thì dừng. Để thuốc nguội bớt và bôi lên vùng da bị chàm để giảm ngứa, chống viêm.
Tây y chữa bệnh hiệu quả nhất
Các trường hợp chàm tai hầu hết đều được điều trị khỏi nhờ sử dụng thuốc. Một số loại thuốc trị chàm vành tai thường được kê đơn đó là:
- Thuốc chống dị ứng và giảm ngứa: Chlorpheniramine, Phenergan hoặc Theralene dùng ở dạng uống, bôi hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra, có thể dùng bổ sung calcium (canxi) và vitamin C để giảm tiết dịch và giảm ngứa ở vùng da chàm.
- Thuốc mỡ chứa corticosteroid: Flucinar hoặc Cidermex cho các trường hợp vùng da chàm khô, dùng trên diện vết thương nhỏ và vừa.
- Thuốc tím: Methyl hoặc Methylene 2% thích hợp cho da chàm khô
- Thuốc kháng sinh: Như Tetracycline, corticosteroid và chỉ sử dụng cho những trường hợp da bị chàm có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Thuốc làm mềm da: Vaseline, Tetracycline hoặc thuốc mỡ aureomycin.
Khi sử dụng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành một trong 2 cách sau đây để điều trị bệnh:
- Áp dụng các liệu pháp sinh học: Tiến hành làm thay đổi một số nhân tố nội tiết để kiểm soát các phản ứng của hệ miễn dịch, ngăn chặn các phản ứng quá mức của cơ thể.
- Thực hiện quang trị liệu: Sử dụng năng lượng tia UV để chiếu lên khu vực da bị chàm nhằm phục hồi vùng da bị tổn thương. Phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro do sử dụng tia phóng xạ nên chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh chàm tai ở mức độ nghiêm trọng hoặc không đáp ứng điều trị bằng thuốc.
Trị bệnh chàm tại nhà an toàn
Bên cạnh liệu pháp điều trị bằng thuốc đông y và tây y, nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn áp dụng các biện pháp dân gian để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Một số mẹo chữa chàm vùng tai được sử dụng nhiều nhất đó là:
Chữa chàm bằng lá trầu không
Trầu không là một loại dược liệu dân gian với tác dụng chống viêm, loại bỏ tế bào chết rất hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện mẹo chữa chàm tai với lá trầu theo cách sau:
- Chuẩn bị: Khoảng 10 đến 15 lá trầu không tươi thật to và già, một vài hạt muối trắng.
- Đem rửa sạch và để ráo nước lá trầu không.
- Vò tay hoặc giã nát lá trầu để lấy tinh dầu tiết ra.
- Làm sạch vùng da bị chàm bằng cồn hoặc nước muối sinh lý rồi lấy lá trầu không nát chà nhẹ lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Nấu một nồi nước trầu không thật đặc thêm vài hạt muối trắng biển (chỉ 1 vài hạt để tránh bị xót) sau đó rửa lại vùng da bị chàm với nước trầu không nhiều lần trong ngày.
Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa
Dầu dừa là tinh chất chế biến từ cơm dừa nên rất lành tính và đem lại hiệu quả cảo cho vùng tai bị chàm. Dầu dừa sẽ giúp vùng da khô và bong tróc được làm ẩm từ đó giúp giảm đau, ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Dầu dừa, cồn, bông y tế hoặc khăn sạch.
- Làm sạch vùng tai bị chàm bằng cồn và lấy khăn lau khô rồi bôi một lớp mỏng tinh dầu dừa nguyên chất lên.
- Để dầu dừa ngấm vào da trong khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch và lau khô da.
Chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Lá ổi là một trong những vị thuốc dân gian giúp cải thiện các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh chàm da. Với đặc tính kháng viêm và tiêu độc, sử dụng lá ổi sẽ giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu ngay trên bề mặt da bị chàm.
Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá ổi không quá già đã rửa thật sạch
- Đun sôi nồi nước với lá ổi đã làm sạch trong 5 – 10 phút để tinh dầu ổi tiết ra.
- Sau đó lấy nước lá ổi ngâm rửa vùng da tai bị chàm hoặc tắm trực tiếp nếu vết chàm lan ra toàn thân.
Những cách chữa bệnh kể trên nhìn chung khá an toàn với chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và cả người lớn vì sử dụng những thành phần tự nhiên lành tính. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng điều trị với các trường hợp chàm giai đoạn nhẹ và chỉ giúp giảm bớt một số triệu chứng khó chịu với các trường hợp chàm nặng. Bên cạnh đó, người bệnh cùng cần chú ý việc sơ chế nguyên liệu tránh bị nhiễm trùng khi đắp lên vết thương hở.
Cách phòng tránh chàm tai hiệu quả
Chàm da tai là bệnh da liễu dễ gặp, dễ điều trị, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường dai dẳng khó dứt nên điều trị rất mất thời gian, người điều trị dễ nản và bỏ cuộc từ đó sinh ra các bệnh lý khác nguy hiểm hơn. Do vậy, để phòng tránh các nguy cơ đáng tiếc, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như các biện pháp ngăn bệnh tái lại như:
- Luôn giữ độ ẩm cần thiết cho tai vì khi da tai khô sẽ tạo điều kiện khởi phát các triệu chứng chàm vành tai bằng dầu dừa, dầu dưỡng ẩm tinh chất oliu,…
- Với những người có làn da mẫn cảm nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa thành phần kích ứng và có nguồn gốc thiên nhiên.
- Giữ ấm tai, tránh tiếp xúc với không khí khô và lạnh, nhất là vào đầu mùa đông vì có thể gây kích thích da, ngứa da và làm xuất hiện các triệu chứng chàm da.
- Nên vệ sinh sạch ống tai và vùng da xung quanh tai bằng nước ấm thường xuyên để bảo vệ tai khỏi bệnh chàm và các bệnh viêm tai khác.
- Nếu đã từng mắc chàm da, nên hạn chế đeo tai nghe, dùng kẹp kim loại, không nên sử dụng các loại trang sức kim loại, đặc biệt là các trang sức làm từ Niken.
- Tránh ăn nhiều các thực phẩm gây dị ứng hoặc gây kích thích da như: Đồ cay nóng, Hải sản, thuốc lá, bia rượu, nước ngọt có gas,…
- Sử dụng các chất tẩy rửa, dầu gội đầu, sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất kích thích, thích hợp với da nhạy cảm. Mọi người cũng có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với cơ địa.
Bệnh chàm tai là bệnh ngoài da rất dễ điều trị khỏi nếu người bệnh có các biện pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của chàm tai, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Không thể bỏ lỡ: