Tai Bị Ù Và Chảy Nước Do Đâu? Điều Trị Như Thế Nào?

Ngày cập nhật: 30/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Hiện tượng tai bị ù và chảy nước khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn. Hiểu rõ nguyên nhân gây và biểu hiện sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bài viết dưới đây cung cấp tới độc giả những thông tin cần thiết.

Hiện tượng tai bị ù và chảy nước khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn. Hiểu rõ nguyên nhân gây và biểu hiện sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bài viết dưới đây cung cấp tới độc giả những thông tin cần thiết.

Hiện tượng tai bị ù và chảy nước và triệu chứng

Bác sĩ chuyên khoa cho biết hiện tượng tai bị ù có kèm theo chảy nước hoặc chảy mủ là một biểu hiện của viêm tai giữa. Nói đúng hơn đây là một giai đoạn của căn bệnh viêm tai giữa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tai bị ù và chảy nước là một biểu hiện của bệnh viêm tai giữa
Tai bị ù và chảy nước là một biểu hiện của bệnh viêm tai giữa

Tình trạng có thể xuất hiện ở giai đoạn chảy mủ. Người bệnh thường cảm nhận thấy các biểu hiện rõ rệt như sau:

  • Ù tai: Là hiện tượng cảm nhận thấy trong tai phát ra những âm thanh lạ mà người ngoài sẽ không nghe thấy những âm thanh này.
  • Chảy nước hoặc mủ ở tai: Xuất hiện tại ống tai, dịch có thể ở dạng lỏng hoặc nhầy. Dịch thường có màu vàng khiến tai khó nghe được những âm thanh bên ngoài.
  • Đau tai: Nhiều bệnh nhân cảm nhận thấy biểu hiện đau tai khi dịch xuất hiện, kèm theo chứng ù tai.
  • Đau đầu: Biểu hiện xảy ra với rất nhiều người gây mệt mỏi, suy nhược, stress và lo lắng.

Nguyên nhân gây bệnh tai bị ù và chảy nước

Bệnh nhân khi mắc bệnh thường băn khoăn tai sao tai bị chảy nước, nguyên nhân gây ra tình trạng này được bác sĩ cho biết như sau:

  • Nước bị bẩn xâm lấn vào trong tai: Xảy ra khi đi bơi tại các bể bơi không có nguồn nước đạt tiêu chuẩn. 
  • Xà phòng hoặc dầu gội đầu: Trong quá trình tắm giặt, vệ sinh không chú ý khiến các chất này theo nước trôi vào tai.
  • Vệ sinh tai không đúng cách: Sử dụng vật cứng ngoáy tai khiến niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn theo đó phát triển.
  • Bệnh về hô hấp: Thường xuyên mắc các bệnh về mũi, họng cũng là nguyên nhân gây ra sự tấn công của virus lên tai giữa.
  • Mắc bệnh viêm tai từ nhỏ và không điều trị dứt điểm: Điều này dẫn tới việc bệnh tái phát và gây ảnh hưởng tới tai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể lý giải tại sao tai bị chảy nước.
Mắc bệnh đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây bệnh tai bị ù và chảy nước
Mắc bệnh đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây bệnh tai bị ù và chảy nước

Dù hiện tượng xuất hiện do nguyên nhân nào thì việc điều trị cũng cần thực hiện sớm. Triệu chứng kéo dài có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tai bị ù và chảy nước có nguy hiểm không?

Tai bị chảy nước trong kèm theo ù tai trong triệu chứng của bệnh viêm tai giữa có thể không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy vậy nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng sau:

  • Suy giảm thính lực: Đây là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng tai bị ù và chảy nước. Mặc dù ở giai đoạn này, dịch nhầy hoặc mủ có thể hết sau màng nhĩ nhưng chúng vẫn có thể tồn tại một thời gian dài ở tai giữa. Điều này làm hỏng chuỗi xương dẫn truyền âm thanh.
  • Thủng màng nhĩ: Biến chứng xảy ra nếu lượng dịch tích tụ quá nhiều gây áp lực tới màng nhĩ. Những lỗ thủng nhỏ có thể vá nhưng trường hợp rách lớn thì rất khó để xử lý.
  • Viêm xương chũm: Thực tế lượng dịch màu vàng ở tai xảy ra do viêm nhiễm. Tình trạng nếu không được điều trị sẽ lan sang xương chũm (đây là xương thái xương, hộp sọ).
  • Biến chứng nội sọ: Là tình trạng viêm tắc xoang tĩnh mạch, viêm màng não, viêm não. Toàn bộ những biến chứng này đều rất nguy hiểm. Nếu không được xử lý có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. 

ĐỌC THÊM: Ù tai trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị tai bị ù và chảy nước

Khi tai bị ù và chảy nước, bệnh nhân cần được thăm khám, xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian.

Lựa chọn sử dụng phương pháp nào cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể. Tuân thủ phác đồ của bác sĩ sẽ giúp quá trình trị bệnh hiệu quả và an toàn hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây khá phổ biến trong việc điều trị triệu chứng tai chảy nước kèm theo ù tai. Thuốc chữa ù tai chảy nước thường có tác dụng nhanh và hiệu quả nên được bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Thuốc Tây được lựa chọn nhờ cho hiệu quả điều trị nhanh
Thuốc Tây được lựa chọn nhờ cho hiệu quả điều trị nhanh
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được sử dụng với mục đích tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh. Loại thuốc phổ biến là Quinolone, Macrolide và Beta-lactam.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Dùng để giảm đau đồng thời hạ sốt cho các bệnh nhân có biểu hiện này. Paracetamol, Ibuprofen và Diclofenac là thuốc được sử dụng nhiều nhất.
  • Nhóm thuốc giảm viêm: Mục đích ngăn cản tình trạng viêm ở ống tai. Corticoid hoặc NSAIDs là những loại thuốc thường được chỉ định.
  • Thuốc nhỏ tai: Nhằm làm sạch toàn bộ mủ, dịch ở trong tai giúp tăng thông thoáng, hạn chế ù tai. Loại thuốc này được bác sĩ chỉ định sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các tổn thương phía trong màng nhĩ.

Sử dụng thuốc Tây điều trị hiện tượng tai bị chảy nước trong cần hết sức thận trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn chi tiết của bác sĩ khi điều trị. Khi có bất cứ sự thay đổi nào trong quá trình dùng thuốc cần thông báo để có phương án xử lý.

Trị bệnh bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y điều trị tình trạng tai bị ù và chảy nước thông qua các dược liệu từ tự nhiên. Quá trình xử lý dược liệu thủ công nên hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Bệnh nhân cần kiên trì với từng bài thuốc cụ thể để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Đông y là phương pháp điều trị an toàn, ít tác dụng phụ
Đông y là phương pháp điều trị an toàn, ít tác dụng phụ

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Long đờm thảo, xa tiền tử, sinh địa, trạch tả, hoàng cầm mỗi loại 12g. Đương quy 8g và cam thảo dùng 4g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm cùng với 4 bát nước, bắc lên bếp đun nhỏ lửa. Khi lượng nước trong nồi còn lại 1 nửa thì chắt ra bát để nguội và uống. Nên áp dụng bài thuốc trong khoảng thời gian 1 tháng để đạt hiệu quả.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Sinh địa cần 16g, mộc thông, trạch tả, chi tử, ý dĩ, ngưu bàng, sài hồ mỗi loại 12g. Riêng thương truật dùng 6g, cam thảo dùng 4g.
  • Thực hiện: Toàn bộ dược liệu mang sắc cùng với nước khoảng 30 phút nhỏ lửa. Chắt nước thuốc để sử dụng trong ngày.

Điều trị tình trạng tai bị ù và chảy nước bằng bài thuốc tại nhà

Một số bệnh nhân khi tai bị chảy nước trong lựa chọn các bài thuốc tại nhà. Đánh giá cho thấy thường nếu ở giai đoạn đầu, bài thuốc dân gian cho thấy tính hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá mơ hoặc lá húng quế để điều trị.

Bài thuốc trị bệnh bằng lá mơ

Lá mơ rất quen thuộc tại nhiều làng quê của nước ta. Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá mơ có chứa các chất giúp kháng viêm và giúp giảm nhanh tình trạng chảy nước ở tai.

Chuẩn bị: Khoảng 4 lá mơ lông.

Cách thực hiện:

  • Lá mơ sau khi đã rửa sạch đem hơ nóng trên bếp lửa.
  • Dùng tay vò nát lá mơ sau đó nhét lá vào tai, để nguyên khoảng 6 tiếng. Lá mơ sẽ thấm hút toàn bộ dịch có trong tai, sau đó thực hiện vệ sinh tai.
  • Áp dụng khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc trị bệnh từ lá húng quế

Lá húng quế có vị thơm, được sử dụng trong nhiều món ăn. Lá húng quế có thể sử dụng để trị chứng tai bị chảy nước trong.

Chuẩn bị: 1 nắm lá húng quế.

Thực hiện:

  • Lá húng đem ngâm với nước muối pha loãng 15 phút sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Giã nhỏ lá húng và lọc lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt xoa đều xung quanh tai và áp dụng trong 2 tuần để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Bài thuốc từ lá húng quế được nhiều bệnh nhân sử dụng
Bài thuốc từ lá húng quế được nhiều bệnh nhân sử dụng

Lưu ý khi điều trị bệnh tai bị ù và chảy nước

Để việc điều trị ù tai chảy nước đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc Tây khi có chỉ dẫn từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng tại nhà.
  • Thuốc Đông y có hiệu quả với cơ địa từng người nên cần kiên trì thực hiện đủ liệu trình mới hiệu quả.
  • Bài thuốc điều trị tại nhà cần chọn dược liệu an toàn, không sử dụng chất kích thích, không héo úa.
  • Vệ sinh tai thường xuyên, đúng cách và khoa học để tránh những tổn thương cho niêm mạc.
  • Kết hợp sử dụng thuốc với việc ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt. Đồng thời nên bổ sung rau củ quả, lạc luộc và các loại cá vào chế độ ăn. Đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ và chất kích thích cần hạn chế.
  • Thực hiện việc thăm khám bệnh tai mũi họng thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/lần.

Khi xuất hiện tình trạng tai bị ù và chảy nước, người bệnh nên tới bệnh viện để khám và điều trị. Chữa bệnh sớm sẽ hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

ĐỪNG BỎ QUA:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia