Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ được bác sĩ khuyên dùng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương
Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc tùy tiện vì các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ dựa trên độ tuổi
Viêm amidan hốc mủ là dạng bệnh mãn tính của bệnh nhân bị viêm amidan. Bệnh lý này có diễn tiến nặng với các hốc mủ trắng xuất hiện tại amidan. Việc bệnh nhân thờ ơ trong quá trình điều trị khiến bệnh phát sinh biến chứng nghiêm trọng hơn.
Một trong những biện pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân ưu tiên là sử dụng thuốc Tây. Các loại thuốc được kê dựa vào mức độ và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.
Người trưởng thành bị viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì?
Đối với bệnh nhân đã trưởng thành, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng kháng sinh với hoạt lực mạnh và liều lượng cao. Tác dụng chủ yếu là ngăn chặn và loại bỏ tác nhân gây nhiễm trùng. Từ đó, người bệnh có thể ngừa hại khuẩn quay trở lại và phòng bệnh tái phát. Nhóm thuốc được kê cho người lớn bị viêm amidan gồm:
- Kháng sinh nhóm Macrolid
Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng, bác sĩ có thể thay bằng nhóm kháng sinh chứa hoạt lực mạnh như Macrolid. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc sử dụng với liều phù hợp và cần ngưng thuốc nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Những loại thuốc thuộc nhóm Macrolid gồm kháng sinh Roxithromycin, Erythromycin…
- Kháng sinh nhóm Cephalosporin
Nhóm thuốc này được sử dụng khá phổ biến cho các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan. Trường hợp bệnh nhân dị ứng với nhóm kháng sinh Penicillin sẽ được cân nhắc sử dụng loại thuốc này. Có thể kể đến một số loại kháng sinh như Cefotaxim, Cefalexin…
- Kháng sinh chữa viêm amidan hốc mủ Amoxicillin
Loại kháng sinh này thuộc nhóm Penicillin, được ứng nhiều trong quá trình điều trị nhiễm trùng. Nhưng thuốc Amoxicillin có thể gây dị ứng đối với một số bệnh nhân. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn cần kiểm soát cẩn thận về liều dùng.
Xem thêm:
Đơn thuốc chữa viêm amidan hốc mủ cho trẻ nhỏ
Sức khỏe của trẻ còn yếu, cơ thể cũng tương đối nhạy cảm vì chưa phát triển hoàn toàn. Do vậy, cha mẹ cần lựa chọn kỹ các nhóm kháng sinh kê cho trẻ. Tốt nhất, phụ huynh hãy đưa bé đi kiểm tra để nhận được phác đồ phù hợp từ các chuyên gia.
Vậy, trẻ nhỏ bị viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc phù hợp phụ huynh có thể tham khảo:
- Thuốc hạ sốt
Đây là loại thuốc được sử dụng khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt đúng cách, không nên kéo dài tình trạng sốt cao vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức của trẻ.
- Thuốc giảm ho
Cha mẹ cần biết bé bị ho khan hay ho có đờm để lựa chọn đúng dạng thuốc. Cụ thể, ho khan nên sử dụng thuốc Dextromethorphan với liều chỉ định. Trong khi bệnh nhân bị ho có đờm nên áp dụng thuốc Guaifenesin, Natri benzoat…
- Thuốc chống phù nề
Chủ yếu là nhóm thuốc kháng viêm toàn thân giúp đẩy lùi tình trạng sưng tấy và xung huyết tại amidan. Những loại thuốc bệnh nhân có thể được chỉ định là Alphachymotrypsin, Prednisolon…
- Dung dịch súc họng
Dung dịch súc họng phổ biến nhất là nước muối sinh lý. Bệnh nhân nên sử dụng nước muối tối thiểu 2 lần/ ngày theo hướng dẫn của chuyên gia để loại bỏ hại khuẩn tại vòm họng.
Các loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ theo mức độ bệnh
Cách chia thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ còn dựa vào mức độ bệnh lý. Theo triệu chứng cũng như thời gian mắc bệnh, viêm amidan hốc mủ bao gồm 2 dạng là viêm cấp tính và viêm mãn tính.
Thuốc trị viêm amidan cấp tính
Với giai đoạn cấp tính, triệu chứng của bệnh đã rõ ràng. Những biểu hiện của viêm amidan thường diễn ra đột ngột, dữ dội và gây khó chịu cho cơ thể.
Nếu bệnh nhân quan tâm nhiều đến sức khỏe có thể sẽ sớm phát hiện viêm amidan cấp tính. Tốt nhất, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán sức khỏe. Sau khi kiểm tra bằng nhiều phương pháp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để kê các đơn thuốc sau:
- Thuốc long đờm: Trong trường hợp bệnh nhân bị xuất tiết, dịch nhầy ứ đọng tại cổ họng. Tác dụng của thuốc là hỗ trợ đẩy đờm ra bên ngoài
- Thuốc giảm ho: Đẩy lùi các cơn ho dữ dội, kéo dài về đêm
- Thuốc hạ sốt: viêm amidan cấp tính thường đi kèm sốt cao tới 39 – 40 độ. Vì vậy, việc dùng thuốc hạ sốt theo liều lượng thích hợp sẽ giúp người bệnh ngăn chặn nguy cơ phát sinh biến chứng.
- Một số loại thuốc khác như thuốc ngậm ho, thuốc kháng viêm hoặc dung dịch súc họng…
Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ mãn tính
Khi bệnh đã ở giai đoạn mãn tính nghĩa là triệu chứng ngày càng kéo dài với mức độ nghiêm trọng. Những tình trạng như đau họng, ho, khạc đờm, xuất tiết mủ trắng… đều diễn tiến với mức độ nghiêm trọng.
Lúc này, phác đồ điều trị của người bệnh sẽ được tăng liều và kéo dài thời gian. Biện pháp dùng thuốc có khả năng tiêu diệt hoàn toàn nguyên nhân gây nhiễm trùng là các ổ nhiễm khuẩn.
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ như:
- Penicillin G: loại thuốc này được dùng dưới dạng tiêm bắp nhưng cần thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn cao. Thuốc tương đối nhạy cảm với liên cầu khuẩn nhóm A nhưng có thể gây dị ứng ở một số bệnh nhân.
- Cephalexin: có thể tiêu diệt nhóm vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, liều lượng của thuốc phải phụ thuộc vào cân nặng hoặc độ tuổi của bệnh nhân.
- Augmentin: kết hợp giữa hoạt chất amoxicillin và acid clavulanic. Tác dụng chính của thuốc là mở rộng phổ kháng khuẩn để trị bệnh triệt để.
- Zinnat: hoạt chất chính của thuốc là Cefuroxime axetil. Nó được ứng dụng để điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới.
Các loại thuốc chữa bệnh có khả năng cải thiện triệu chứng khó chịu của viêm amidan. Chẳng hạn như long đờm, hạ sốt, giảm xung huyết. Tuy nhiên, thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình trị bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ
Các loại thuốc chữa viêm amidan hốc mủ mang tới tác dụng nhanh nhưng lại tiềm ẩn quá nhiều tác dụng phụ. Nếu người bệnh muốn hạn chế gặp phải rủi ro thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuyệt đối chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm amidan phát sinh do virus, vi khuẩn hoặc nấm.
- Không dùng thuốc tùy tiện, bạn chỉ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
- Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện vấn đề bất thường.
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh: vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể để cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
- Không lui tới khu vực ô nhiễm hoặc chứa hóa chất độc hại. Luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Tái khám sức khỏe thường xuyên.
Thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ có thể giúp đẩy lùi triệu chứng nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do vậy, bệnh nhân không nên chủ quan trong quá trình điều trị. Thay vào đó, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia và thường xuyên thăm khám để bảo vệ sức khỏe.
Đọc thêm: