Viêm amidan ở người lớn có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm amidan ở người lớn ngày càng tăng cao và có biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn do việc thay đổi khí hậu và môi trường sống. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh lý này còn khiến người bệnh tốn kém tiền bạc và thời gian để điều trị. Và để hiểu hơn về bệnh lý, mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, triệu chứng cách chữa trị và phòng tránh.
Viêm amidan ở người lớn có mức độ nguy hiểm như thế nào?
Viêm amidan ở người lớn là tình trạng viêm khu trú tại tổ chức amidan, có thể tự khỏi (trường hợp nhẹ) hoặc lặp lại nhiều lần, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Bệnh có nhiều biểu hiện đặc trưng như: Sốt về ban chiều, ho có đờm đặc, mủ, hơi thở có mùi hôi, đau rát cổ họng…và nếu không được điều trị sớm sẽ dễ để lại những biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan ở người lớn gây ra một số biến chứng như:
Viêm đường hô hấp trên (bao gồm cả mũi và tai)
Bệnh nhân sẽ có thể bị viêm lan tỏa khắp đường hô hấp trên, bao gồm cả khu vực mũi và tai giữa. Bởi vì các cơ quan này có sự gắn kết với nhau, do vậy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào qua vết thương hở hoặc qua dịch hô hấp.
Viêm amidan mủ
Trường hợp bệnh nhân bị viêm lặp lại nhiều lần, không được điều trị dứt điểm thì sẽ khiến những tổ chức mủ bị tồn đọng tại hốc amidan. Từ đó khiến giảm dần diện tích tiếp xúc giữa amidan và vi khuẩn, dẫn tới giảm khả năng bảo vệ đường hô hấp của tổ chức này.
Nhiễm khuẩn huyết
Tình trạng nhiễm khuẩn huyết gặp trong viêm amidan ở người lớn cấp tính, thường xuất hiện đột ngột và dữ dội. Vi khuẩn nếu xâm nhập vào cơ thể quá nhanh và nhiều thì sẽ có nguy cơ cao tấn công vào máu. Do vậy bệnh nhân có thể bị bất tỉnh hoặc hôn mê nếu không được điều trị sớm.
Ảnh hưởng chức năng vận động (xương khớp)
Vi khuẩn gây bệnh viêm amidan ở người lớn cũng có thể xâm nhập vào tổ chức xương khớp và gây tình trạng viêm. Tuy đây là những biến chứng ít xảy ra nhưng bệnh nhân vẫn nên cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng chức năng cơ thể. Bởi vì những biến chứng dạng này có mức độ tiến triển âm thầm và khi đã biểu hiện thì tình trạng bệnh lúc đó đã rất nặng.
Nguyên nhân, triệu chứng của viêm amidan ở người lớn
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan ở người lớn rất đa dạng, cần tùy thuộc vào điều kiện sống và tình trạng sức khỏe hiện tại để xác định yếu tố này. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh cũng được phân rõ thành hai dạng bệnh là cấp tính và mạn tính. Do vậy, đối với mỗi nguyên nhân và thể bệnh khác nhau bác sĩ sẽ có cách điều trị cụ thể.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan ở người lớn bao gồm:
- Suy giảm sức đề kháng: Suy giảm sức đề kháng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm amidan ở người lớn. Khi cơ thể không còn khả năng “phòng vệ”, những yếu tố dị nguyên như: Vi khuẩn, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể, khiến đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
- Thời tiết thay đổi: Thay đổi thời tiết chính là thay đổi môi trường sống của vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó khi chuyển giao mùa, cơ thể con người sẽ chưa kịp thích nghi và dễ mắc bệnh từ môi trường hơn.
- Liên quan đến viêm mũi và tai giữa: Khi bệnh nhân đã bị viêm mũi họng hoặc tai giữa (có thể viêm cả hai), dịch xuất tiết ra từ các cơ quan này sẽ được dẫn vào cổ họng và có thể gây viêm amidan. Do vậy người bệnh nên có biện pháp vệ sinh đường hô hấp đúng cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng chất kích thích: Ở những người thường xuyên dùng chất kích thích như: Thuốc lá, thuốc lào, cafe, các đồ uống lạnh, đồ uống ngọt…sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan ở người lớn cao hơn.
Triệu chứng viêm amidan ở người lớn
Dấu hiệu bị viêm amidan ở người lớn sẽ được phân thành hai giai đoạn là: Cấp tính và mãn tính. Mỗi thể bệnh sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Viêm amidan hốc mủ ở người lớn sẽ có những triệu chứng như:
- Bệnh lý khởi phát rất đột ngột, tạo nên những cơn sốt cao và cảm giác rét run cho bệnh nhân.
- Người bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn, đau nhức toàn thân, đắng miệng và nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.
- Cảm giác đau khi nuốt và vướng ở cổ họng. Đồng thời cũng thấy khô nóng ở vị trí amidan.
- Cảm giác đau có thể kéo dài lên cả mang tai và tăng lên khi bệnh nhân bị ho.
- Bệnh nhân thấy khó thở, thở nghe tiếng khò khè và thường ngáy to vào ban đêm.
- Lưỡi bị trắng bẩn và môi khô, luôn cảm thấy khát nước.
Viêm amidan ở người lớn mạn tính sẽ có những triệu chứng như:
- Bệnh nhân có xuất hiện tình trạng sốt, tuy nhiên mức độ sốt chỉ từ nhẹ đến trung bình và thường thấy vào buổi chiều tối.
- Đờm trong cổ họng không nhiều nhưng thường xuyên xuất hiện vào ban đêm và đầu kháng, bệnh nhân phải khạc nhổ ra mới thấy dễ chịu.
- Giọng nói không còn trong và thi thoảng bị khàn.
- Kèm theo biểu hiện ho khan khi mới ngủ dậy.
- Suy nhược cơ thể do tình trạng viêm kéo dài, có thể mắc thêm một số bệnh lý kèm theo.
Cách chẩn đoán, điều trị sốt viêm amidan ở người lớn
Chẩn đoán và điều trị viêm amidan ở người lớn được thực hiện theo chỉ thị của bộ y tế. Do vậy những đối tượng đã mắc bệnh nên tìm hiểu kỹ về thông tin này và trao đổi với nhân viên y tế để tìm ra phương pháp xử lý phù hợp.
Quy trình chẩn đoán
Quy trình chẩn đoán thực hiện qua các bước:
- Kiểm tra tại chỗ: Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe đường hô hấp của bệnh nhân bằng cách trao đổi về triệu chứng đang gặp phải. Sau đó sẽ soi khu vực cổ họng để đánh giá mức độ viêm tại amidan.
- Kiểm tra thành phần máu: Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá thành phần. Nếu thấy chỉ số bạch cầu tăng đột biến thì đây chính là bằng chứng biểu hiện của quá trình viêm.
- Kiểm tra chức năng bộ phận: Đồng thời với việc kiểm tra thành phần máu, nếu bệnh nhân có biểu hiện đau nhức toàn thân và suy nhược cơ thể thì cần được đánh giá chức năng toàn thân. Đây là cách xác định mức độ biến chứng trên các cơ quan khác để có biện pháp xử lý.
- Nội soi tai mũi họng: Nội soi tai mũi họng là cách để bác sĩ kiểm tra mức độ tổn thương của đường hô hấp và đánh giá biến chứng đã xuất hiện.
- Kết luận bệnh: Sau khi thực hiện thăm khám và đánh giá chức năng, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng bệnh. Đồng thời đưa ra những lời giải thích trong phiếu kết quả xét nghiệm, đơn thuốc phù hợp và lời khuyên về chế độ sinh hoạt. Đồng thời sẽ đặt lịch tái khám để đánh giá hiệu quả của giai đoạn điều trị trước đó và có hướng điều trị mới nếu không thấy đáp ứng.
Thông tin hữu ích:
Mẹo dân gian điều trị viêm amidan ở người lớn
Mẹo dân gian điều trị viêm amidan ở người lớn thường được áp dụng trong phạm vi bệnh nhẹ đến vừa, không sử dụng trong trường hợp cấp tính hoặc bệnh nặng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Đây đều là những mẹo hỗ trợ giảm triệu chứng và không được coi là biện pháp điều trị riêng biệt, do vậy nên được sử dụng kết hợp với các dạng thuốc khác.
Trà gừng
Gừng có tên gọi khác là sinh khương, có tính ấm và vị cay, thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị “cảm mạo phong hàn” và ho nhiều. Người bệnh có thể dùng trả gừng để sát khuẩn đường hô hấp và giảm ho đờm khi bị viêm amidan.
Nguyên liệu: Gừng củ tươi 1kg.
Thực hiện và sử dụng:
- Củ gừng mang đi rửa sạch đất bẩn, sau đó cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Dùng dao cắt thành những lát gừng mỏng và mang phơi nắng.
- Đến khi dược liệu khô thì thu gọn vào và bảo quản trong bình thủy tinh đã chuẩn bị trước.
- Mỗi khi có biểu hiện ho nhiều do thay đổi thời tiết, cảm lạnh hoặc triệu chứng nhẹ của viêm amidan thì sử dụng một lượng nhỏ dược liệu khô để hãm nước trà.
- Nếu thấy cay hoặc khó uống thì bệnh nhân có thể thêm một chút đường vào và uống cùng.
Nước rau thài lài
Rau thài lài có tính hàn và vị ngọt, được biết đến với tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đối với bệnh nhân viêm amidan, sử dụng loại dược liệu này sẽ giúp đào thải độc tố do vi khuẩn sản sinh và hạ nhiệt cơ thể khi có biểu hiện sốt nhẹ.
Nguyên liệu: Rau thài lài 200g.
Thực hiện và sử dụng:
- Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần rễ cây, chỉ lấy phần thân lá để điều trị.
- Rửa sạch lá và để ráo nước, sau đó cho vào cối và giã nhỏ.
- Thêm một chút nước ấm vào và lọc lấy phần nước cốt.
- Cho bệnh nhân uống nước cốt thài lài 1 – 2 lần/ngày nếu triệu chứng khó chịu ở cổ họng thường xuyên xuất hiện.
Nước húng chanh
Húng chanh là vị dược liệu có vị cay và hơi chua, tính ấm và tính ấm. Đây là dược liệu quy kinh phế, vị và thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để giảm triệu chứng ho và trừ đờm. Húng chanh nên được dùng cùng đường phèn để tăng hiệu quả.
Nguyên liệu: Húng chanh 100g, đường phèn 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Húng chanh chọn những lá già, có màu xanh đậm và to bản.
- Sau đó làm sạch và cắt húng chanh thành những khúc nhỏ, sau đó cho vào nồi.
- Thêm khoảng 2 bát nước vào và đun đến sôi rồi tắt bếp.
- Chắt lấy nước ra bát và thêm đường phèn, khuấy đều để được dung dịch đồng nhất.
- Cho bệnh nhân uống ngay sau khi bào chế.
Nước hoa cúc
Trong hoa cúc có chứa hàm lượng tinh dầu và carotenoid cao, đây là những chất có hiệu quả kháng khuẩn và chống gốc tự do. Trong y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt đắng, tính bình, quy vào kinh phế và có tác dụng: Thanh nhiệt, sơ tán phong nhiệt, giải độc…. Do vậy rất phù hợp với bệnh nhân bị viêm amidan.
Nguyên liệu: Lá hoa cúc 100g, mật ong 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá hoa cúc đem rửa sạch, sau đó cho vào ấm thủy tinh.
- Thêm nước sôi vào ấm vào hãm trong 4 – 5 phút, thêm mật ong (tùy khẩu vị) và uống ngay khi còn nóng.
Cách chữa bệnh viêm amidan ở người lớn bằng Đông y
Điều trị viêm amidan ở người lớn bằng bài thuốc Đông y được sử dụng khi bệnh nhân bị bệnh mạn tính và đã có mức độ ổn định sau khi sử dụng thuốc Tây hoặc xử lý ngoại khoa. Đây là biện pháp an toàn với người bệnh, mang lại hiệu quả chuyên sâu và lâu dài cho người bệnh.
Tuy nhiên cần sử dụng kiên trì thì mới thấy được hiệu quả và mỗi cơ địa sẽ phù hợp với một bài thuốc khác nhau. Do vậy có thể người bệnh sẽ phải đổi một vài dạng thuốc thì mới thấy đáp ứng.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Kinh giới, liên kiều, ngưu bàng tử, xích thược, cương tàm, thiên hoa phấn, kim ngân hoa, cam thảo, bạc hà, cát cánh, triết bối mẫu, bạch cương tàm, sơn đậu căn, tang bì, huyền sâm.
Thực hiện và sử dụng:
- Cho hỗn hợp dược liệu trên vào ấm sắc thuốc, thêm nước đến đầy rồi nấu.
- Nấu đến sôi và cạn còn 1 bát thuốc thì dừng.
- Bệnh nhân dùng ngay sau khi nấu, vừa thổi vừa uống sẽ có hiệu quả hơn.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Liên kiều, ngưu bàng tử, trần bì, hoàng cầm, bạc hà, sài hồ, mã thầy, bản lam, huyền sâm, cát cánh, hoàng liên, cương tàm, thăng ma.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị nguyên liệu theo hàm lượng mà bác sĩ chỉ định. Sau đó mang đi sắc thuốc.
- Sắc thuốc theo tỉ lệ 3 : 1, nghĩa là cứ 3 bát nước trắng thì cần sắc được 1 bát thuốc. Như vậy cho bệnh nhân sử dụng sẽ đảm bảo hiệu quả.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Kim ngân hoa, liên kiều, sơn đậu căn, xích thược, hoàng liên, thổ ngưu tất, hoàng cầm, xạ can, huyền sâm.
Thực hiện và sử dụng:
- Mỗi ngày thực hiện sắc 1 thang thuốc như trên. Chia đều thành 2 lần và uống khi còn nóng.
- Đây là bài thuốc hỗ trợ bệnh nhân có biểu hiện đau nhức cổ họng và sưng đỏ amidan, cải thiện tình trạng khó chịu rất tốt nếu thường xuyên sử dụng.
Biện pháp điều trị Tây y
Điều trị Tây y đối với viêm amidan cấp ở người lớn được chia thành hai nhánh: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng xử lý phù hợp.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa ngoài việc hiểu về đáp ứng của thuốc, bác sĩ cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc kết hợp nhóm thuốc kháng sinh và kháng viêm để tránh để lại những tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một số dạng thuốc thường được chỉ định:
- Thuốc kháng sinh như: Azithromycin, cefuroxim, cefdinir, cefixim, augmentin…có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp theo phác đồ (tình trạng nặng và đã dùng đơn trị liệu). Bệnh nhân nên dùng theo liều lượng quy định và tránh vượt quá mức liều tối đa hàng ngày.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt thông thường như: Ibuprofen, natri diclofenac, acetaminophen,…thường được sử dụng để giảm đi các triệu chứng cấp tính của bệnh nhân. Các dạng thuốc này được chuyển hóa chủ yếu qua gan, do vậy có thể gây độc nếu dùng quá liều.
- Thuốc kháng viêm tại chỗ như: Alphachymotrypsin, alpha choay, bromelain…giúp giảm nhanh triệu chứng đau và vướng cổ họng. Bệnh nhân có thể dùng dạng viên ngậm hoặc siro để đẩy nhanh đáp ứng.
- Thuốc kháng viêm toàn thân thường dùng là: Betamethasone, methylprednisolone, hydrocortisone,…nếu bệnh nhân bị viêm nặng. Tuy nhiên chỉ nên dùng các loại thuốc này vào buổi sáng để giảm tác dụng phụ tới tuyến thượng thận.
Điều trị ngoại khoa
Trường hợp viêm amidancó mủ ở người lớn bằng ngoại khoa được chỉ định khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm và đã gây ra những biến chứng như: Viêm tai giữa, thấp tim, viêm cầu thận, viêm xoang, viêm khớp.
- Kích thước amidan quá lớn làm ảnh hưởng đến chức năng nuốt ở cổ họng và cản trở đường đi của thức ăn.
- Viêm amidan đã chuyển sang có mu trắng khu trú và gây hôi miệng
- Nếu người bệnh đang nằm trong những trường hợp đã nêu trên thì nên thực hiện thủ thuật cắt amidan. Hiện nay có nhiều các để cắt như: Phương pháp bóc tách và thòng lọng, cắt coblator II, laser,…ít gây đau đớn và có khả năng phục hồi rất cao. Tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp cắt phù hợp để được tư vấn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan ở người lớn
Các biện pháp phòng ngừa viêm amidan ở người lớn bao gồm:
- Vệ sinh đường hô hấp trên (tai, mũi, họng) khi thời tiết thay đổi hoặc có triệu chứng ho/sổ mũi thường xuyên.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế, tiếp nhận lời khuyên của bác sĩ để có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc để phục hồi sức khỏe, tránh làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai.
- Luôn biết cách giữ ấm cơ thể, nhất là khi chuyển giao mùa hoặc đi ra ngoài vào ban đêm.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở và khu vực làm việc để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Viêm amidan ở người lớn nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của bệnh nhân. Do vậy chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa và thực hiện lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm: