Cây Tầm Bóp: Tìm Hiểu Công Dụng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh
Cây tầm bóp là một loại rau dại mọc hoang nên có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên ít người biết rằng nó có khả năng mang đến những tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy công dụng của loại cây này là gì, cách sử dụng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nội dung này ngay trong bài viết phía dưới đây.
Giới thiệu cây tầm bóp
Cây tầm bóp thuộc họ Cà, có tên khoa học Physalis Angulata, hay còn được gọi với những tên khác là cây bùm bụp, cây bôm bốp, cây thù lù, lồng đèn,… Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và mọc dại ở rất nhiều nơi.
Một số đặc điểm của cây có thể kể đến là:
- Thân cây: Cây thuốc thuộc dòng cây thân thảo, mọc nhiều cành nhánh và cao khoảng 50 – 90cm.
- Lá cây: Màu xanh, mọc so le nhau và có hình bầu dục.
- Hoa: Hoa cây thuốc mọc đơn lẻ từ nách các lá, chứ không mọc thành cụm, phần ở cuống hoa hơi mảnh.
- Quả: Quả tầm bóp nhỏ và tròn giống như quả cà, được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng màu xanh, có hình dáng gần giống với lồng đèn. Khi bóp vào quả sẽ nghe được tiếng nổ nhỏ tanh tách. Quả này khi chín chuyển thành màu đỏ và có vị chua ngọt.
Giải đáp cây tầm bóp có tác dụng gì?
Tầm bóp là một loại cây mọc dại, được dân gian sử dụng từ lâu đời để chữa trị nhiều loại bệnh. Công dụng của dược liệu này đã được cả Đông y và y học hiện đại công nhận. Cụ thể:
Công dụng của cây thuốc theo Đông y
Theo ghi chép của các tài liệu y học cổ truyền thì cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không chứa độc tố, đem đến tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, tán kết, nhuyễn kiên và chỉ khái. Còn riêng quả thì có tính bình, vị chua thanh, giúp thanh nhiệt, tiêu đàm. Vị thuốc được quy vào hai kinh là Tâm, Bàng Quang.
Chính vì vậy trong Đông y, dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm đau họng, viêm mũi họng cấp, cảm sốt, ho có đờm, khản tiếng. Đồng thời điều trị tình trạng yết hầu sưng đỏ, nấc cụt, nôn ói, nổi ban đỏ, thủy đậu, cũng như chữa tay chân miệng và đái tháo đường.
Bên cạnh đó, người dân đất nước Ấn Độ còn dùng toàn bộ các bộ phân của dược liệu để làm thuốc lợi tiểu và dùng quả chín, nước luộc rau tầm bóp để hỗ trợ điều trị bệnh gan.
Tác dụng của tầm bóp theo y học hiện đại
Theo nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định trong cây tầm bóp chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt phải kể đến như:
- Trong phần thân: Alkaloid, physagulin A-G, anthocyanin, physalin A-D, L-O, F,…
- Trong phần quả: Vitamin (A, C,…), chất béo, protein, chất đạm, chất xơ, đường, cacbohidrat, nước, nguyên tố vi lượng (canxi, natri, magie, sắt, kẽm, lưu huỳnh,…),…
Bởi vậy, y học hiện đại đã nhận định dược liệu mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và đang được nghiên cứu để ứng dụng sâu rộng hơn. Cụ thể:
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut nguyên nhân do thiếu hụt vitamin C. Nhờ đó ngăn ngừa chảy máu chân răng, nướu răng yếu hay tình trạng khó cầm máu, vết thương lâu lành và các vết bầm tím, xuất huyết dưới da.
- Hỗ trợ giảm ho, điều trị ho khan, ho có đờm và chữa viêm họng.
- Giúp điều trị gout, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, tăng cường hấp thụ axit uric trong máu và nước tiểu.
- Đẩy lùi bệnh đái tháo đường, lợi tiểu, chữa bí tiểu, đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang.
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe, từ đó nâng cao khả năng chống lại các loại virus, vi khuẩn, nấm men. Đồng thời chữa trị các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm da cơ địa, mẩn ngứa và mụn nhọt.
- Giúp giảm đường huyết và ổn định chỉ số đường huyết, ngăn ngừa đông máu, chống co thắt, đồng thời điều hòa huyết áp,…
- Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, dược liệu này mang đến nhiều tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, vòm họng, gan, cổ tử cung, hay ung thư dạ dày,…
Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm bóp
Trong y học cổ truyền, thảo dược này có thể chế biến thành rất nhiều bài thuốc phòng ngừa và chữa bệnh rất tốt. Cụ thể về hiệu quả và cách thực hiện của từng bài thuốc, mời các bạn tham khảo ngay sau đây.
Trị ho và viêm họng
Cây tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có khả năng sát khuẩn rất tốt. Chính vì vậy dân gian thường sử dụng để giảm ho, ho có đờm dài, khản tiếng. Bên cạnh đó còn giúp chữa viêm họng cấp, sưng yết hầu, giải cảm, giảm sốt và phòng ngừa cúm gia cầm.
Người bệnh có thể tùy chọn sử dụng dược liệu ở dạng tươi, khô hoặc kết hợp thêm với các loại dược liệu khác đều được.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị khoảng 50g cây tầm bóp tươi đem rửa sạch nhiều lần rồi sắc cùng với 0.5 lít nước, đun cạn còn ½ thì tắt bếp. Chia phần nước thuốc ra làm 2 – 3 phần, sử dụng hết luôn trong ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị khoảng 15 – 20g dược liệu khô để sử dụng. Đem thảo dược đi sơ chế sạch sẽ, rồi sắc cùng với 500ml nước, đun đến khi cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc, chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Cách 3: Người bệnh cần chuẩn bị 70g tầm bóp tươi (hoặc 30g tầm bóp khô), 15g củ mạch môn cùng 600ml nước sạch. Dược liệu sau khi đem sơ chế sạch sẽ thì lấy đi đun nước thuốc. Sử dụng nước này trong ngày, tránh để qua đêm không tốt cho sức khỏe.
Bạn nên kiên trì ít nhất 3 – 5 ngày với các cách trên. Đồng thời kết hợp với các biện pháp bảo vệ, chăm sóc cổ họng khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cây tầm bóp chữa bệnh da liễu
Trả lời cho câu hỏi cây tầm bóp có tác dụng chữa bệnh gì, các chuyên gia giải thích chúng có khả năng điều trị các bệnh da liễu rất tốt. Do dược liệu có đặc tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và sát trùng mạnh mẽ.
Người bị bệnh nổi ban đỏ, tay chân miệng, thủy đậu, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng có thể tham khảo bài thuốc sau:
- Thuốc uống: Bạn chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi (hoặc 15g dược liệu khô) đem sắc cùng với 500ml. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút, đến khi thấy cạn còn 200ml thì tắt bếp và sử dụng liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Thuốc đắp ngoài da: Người bệnh hái một nắm lá cây, đem rửa sạch nhiều lần và ngâm với nước muối pha loãng thêm 15 – 20 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước, rồi giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương ở da.
Ngoài ra, để làm dịu da, đồng thời sát khuẩn trên bề mặt và giảm ngứa ngáy, sưng đau, người bệnh có thể đun nước để tắm rửa hàng ngày. Bài thuốc tắm có thể áp dụng để trị bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh, bởi thảo dược này tương đối dịu nhẹ, lành tính. Tuy nhiên, khi áp dụng các bố mẹ lưu ý pha loãng hơn và xin ý kiến chuyên gia để kết hợp thêm các loại thảo dược khác nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị đinh độc và mụn gây sưng đau ở vú
Nếu bị nổi mụn đinh râu, đinh độc hoặc nhọt gây viêm, đau, sưng ở mặt và phía bầu ngực, bạn cũng có thể sử dụng cây tầm bóp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bạn hái khoảng 40 – 80g dược liệu tươi, đem rửa nhiều lần với nước muối pha loãng, sau đó để cho ráo nước.
- Giã nát nguyên liệu chuẩn bị phía trên, sau đó dùng khăn xô lọc riêng nước và bã thuốc.
- Nước cốt chia thành các phần nhỏ uống hết trong ngày, còn phần bã thuốc đắp trực tiếp lên da.
Bên cạnh đó, cách 2 – 3 ngày bạn lại nấu nước cây tầm bóp để tắm. Điều này vừa giúp tiêu viêm, vừa hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Cây tầm bóp hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường
Dân gian đồn nhau về việc dùng cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường, vậy cách làm như thế nào? Theo đó, các chuyên gia cho biết món rễ tầm bóp nấu cùng tim lợn và chu sa sẽ giúp hạ, ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 20 – 30g rễ cây tầm bóp, đem rửa nhiều lần với nước cho thật sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ.
- Tim lợn khử hôi, sơ chế sạch sẽ, sau đó cũng cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
- Hầm tim lợn và dược liệu cùng 1 thìa cà phê chu sa cho chín thật kỹ trong vòng 20 phút, lưu ý không nêm thêm những gia vị khác. Sau đó dùng ăn trực tiếp.
- Mỗi ngày thực hiện như vậy 1 lần, kéo dài liệu trình trong 5 – 7 ngày. Bên cạnh đó, bạn sắc thêm nước từ rễ cây để uống hàng ngày (30g rễ tươi) sẽ giúp bệnh tiểu đường cải thiện đáng kể).
Hiệu quả chữa bệnh ung thư khó ngờ của dược liệu
Cây tầm bóp có tác dụng chữa bệnh gì, không thể không kể đến khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh trong quá trình nghiên cứu về cây thuốc. Theo đó, các hoạt chất có trong dược liệu có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mạnh nhất như ung thư phổi, cổ tử cung, ung thư gan, vòm họng, đại tràng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Bài thuốc 1 – Trị ung thư mũi, vòm họng, gan, phổi, cổ tử cung: Người bệnh sắc 1.5 lít nước cùng với 30g tầm bóp khô và 40g bách giải. Sau đó, đợi khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun đến lúc cạn còn 700ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc này thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày. Lưu ý áp dụng liên tục trong vòng 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 2 – Trị ung thư họng, phổi, đại tràng, tử cung: Bạn cần chuẩn bị khoảng 30g cành tầm bóp có hoa, lá và quả; 20g bạch truật; cát cành, huyền sâm, hoàng cầm, mạch môn mỗi loại 10g và 4g cam thảo. Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, sắc cùng 4 bát nước, đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp, chia ra uống 2 lần. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 15 – 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục lặp lại liệu trình, kiên trì dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
- Bài thuốc 3 – Điều trị bệnh ung thư chung: Người bệnh sử dụng khoảng 40g xạ đen cùng 30g cây tầm bóp khô, sắc trong 1.5 lít nước. Lưu ý đun kỹ cho đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, chia nhỏ uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục trong vài tháng với bài thuốc này.
Pha trà để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể
Tầm bóp là một trong những loại thảo mộc được nhiều người yêu thích. Bởi vị đắng dịu, dễ uống và mát nên giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt cho cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Bạn chuẩn bị một ít cây tầm bóp khô (khoảng 10g) cho vào bình trà và tráng qua nước sôi lần đầu. Sau đó đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 10 phút là có thể sử dụng được.
- Cách 2: Đun 50g thảo mộc khô cùng với 1.5 lít nước, rồi dùng uống thay trà mỗi ngày.
Một số món ăn giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
Bên cạnh công dụng chữa bệnh, người xưa còn sử dụng thảo dược này để tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa mọi loại bệnh tật. Bạn có thể ăn trực tiếp quả chín hoặc chế biến dược liệu như rau thành các món ăn vừa ngon miệng, lại rất tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ăn quả tầm bóp: Loại quả này có vị chua thanh, được người dân đánh giá là khá ngon và lạ miệng. Sử dụng có khả năng giúp bổ sung vitamin C, phòng ngừa bệnh Scorbut, điều trị họ, thủy thũng.
- Nấu canh cây tầm bóp: Bạn hái các lá non, đem vò nhẹ rồi rửa sạch, thái nhỏ và nấu canh để giải nhiệt vào mùa hè.
- Rau tầm bóp luộc, xào: Bạn sử dụng phần lá và ngọn non chế biến tương tự như các loại rau bình thường khác.
- Tầm bóp xào thịt: Thái thịt thành các miếng nhỏ, xào cho săn rồi thêm rau non vào đảo cho chín và nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này rất tốt với người bệnh ung thư, tiểu đường, huyết áp.
Một số lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh
Trong quá trình sử dụng dược liệu, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tuân thủ đúng liều lượng của từng bài thuốc, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, thành phần khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.
- Trong quá trình dùng dược liệu này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như tức ngực, khó thở, buồn nôn, nổi mẩn ngứa,… Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với các thành phần của thảo dược hoặc dùng quá liều lượng cho phép.
- Không sử dụng cây tầm bóp cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nếu chưa xin ý kiến bác sĩ.
- Nếu đang quá trình sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc thực phẩm chức năng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thêm thảo dược. Tránh trường hợp chúng tương tác với nhau và gây tác dụng phụ.
- Các loại trà/nước thuốc/thuốc sắc từ dược liệu chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm, dễ gây ra những phản ứng hóa học, từ đó gây hại đến đường ruột và cơ quan nội tạng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây tầm bóp mà bạn đọc có thể tham khảo. Nhìn chung, loại thảo dược lại mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi muốn áp dụng, bạn hãy xin ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và tận dụng hết công dụng của dược liệu.