Top 9+ bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng Đông y hiệu quả được lưu truyền
Chữa viêm tai giữa bằng Đông y được cho là một trong những cách điều trị bệnh cực kỳ hiệu quả. Vậy, phương pháp chữa viêm tai này được thực hiện như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về cách trị bệnh này.
Chữa viêm tai giữa bằng đông y có tốt không?
Phần tai giữa nằm đằng sau màng nhĩ, chúng có nhiệm vụ chính đó là truyền âm thanh từ ngoài vào bên trong tai. Trong đó hệ thống màng nhĩ và xương con là phần đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với chức năng nghe. Nếu như một trong những bộ phận này bị hư hỏng do nhiễm bệnh thì khả năng nghe của con người giảm mạnh và có nguy cơ bị thủng màng nhĩ, điếc.
Viêm tai giữa là bệnh nếu không điều trị kịp thời rất dễ dàng tác động xấu đến cấu tạo tai và gây nên tình trạng suy giảm chức năng nghe. Do đó, trong y học có rất nhiều phương pháp giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh này. Một trong số đó phải kể đến cách điều trị viêm tai giữa bằng Đông y.
Ưu – nhược điểm khi sử dụng Đông y chữa viêm tai giữa có thể tóm tắt như sau:
Ưu điểm:
- Cơ chế Đông y giúp điều trị bệnh từ căn nguyên bên trong chứ không chỉ điều trị triệu chứng bên ngoài. Do đó có thể trị tận gốc bệnh và hạn chế được nguy cơ tái phát về sau.
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây ra nhiều biến chứng như sử dụng thuốc Tây y hoặc một số cách trị bệnh khác.
Nhược điểm:
- Thuốc có tác dụng khá chậm nên bệnh nhân sử dụng trong khoảng thời gian lâu mới có thể thấy được hiệu quả.
- Công đoạn sắc thuốc mất thời gian và vị thuốc Đông y khá khó dùng.
Do có các ưu – nhược điểm trên mà cách trị viêm tai giữa bằng Đông y được các chuyên gia đánh giá mang lại hiệu quả trị bệnh cao, có thể trị dứt điểm ổ viêm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Top 9 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng Đông y hiệu quả
Với những ưu điểm tốt cho sức khỏe, điều trị viêm tai giữa bằng Đông y ngày càng được bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là tổng hợp top 9 bài thuốc Đông y trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất.
Sử dụng bài thuốc Sài hồ thanh can thang trị viêm tai giữa
Người bệnh sẽ có triệu chứng như sốt, ù tai, đau đầu, chảy mủ vàng, mủ có mùi tanh hôi, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng nên áp dụng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: Sài hồ, long đờm thảo, hoàng cầm, ngưu bàng tử, chi tử mỗi vị 12g; bạc hà 6g và kim ngân hoa 20g.
- Cách thực hiện: Đem dược liệu đun cùng 5 bát nước sau đó chia nước thuốc uống 3 lần mỗi ngày. Dùng bài thuốc Sài hồ thanh can thang khoảng 10 ngày các triệu chứng viêm tai giữa sẽ khỏi hoàn toàn.
Chữa viêm tai giữa bằng Đông y do thể thận hư
Người cao tuổi thường hay mắc bệnh viêm tai giữa do thận hư, âm hư hỏa vượng khiến thính lực suy giảm. Do đó cần sử dụng bài thuốc trị tập trung dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Trường hợp bệnh này nên sử dụng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm để điều trị như sau:
- Chuẩn bị: Đan bì, hoàng bá, thổ phục linh, tri mẫu, trạch tả, sơn thù mỗi vị 8g; thục địa 12g và hoài sơn 16g.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 750ml nước đến khi thuốc còn ½ thì chia ra sử dụng 3 lần mỗi ngày. Dùng thuốc sau bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Nếu trong thời gian sử dụng bài thuốc, bệnh nhân có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt và đau bụng kéo dài hơn 1 ngày thì không nên tiếp tục sử dụng bài thuốc. Thay vào đó cần đến ngay các có sở y tế để được thăm khám và có giải pháp trị bệnh an toàn, hiệu quả hơn.
Chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc Long đởm tả can thang
Người bệnh mắc các triệu chứng bệnh như cảm lạnh, viêm họng, chảy dịch trong tai hoặc ớn lạnh hoặc sốt nhẹ. Thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa. Để trị dứt điểm tình trạng bệnh viêm tai giữa này nên dùng bài thuốc Long đởm tả can thang như sau:
- Chuẩn bị: Long đởm thảo, liên kiều, mộc thông, hoàng cầm, sa tiền tử, trạch tả, sinh địa mỗi loại 12g; chi tử, đương quy mỗi loại 8g; kim ngân hoa 16g; cam thảo 4g và một số thảo dược bồi bổ khác.
- Cách dùng: Đem các loại thảo dược đã chuẩn bị sắc cùng 500ml nước trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì sử dụng hàng ngày các triệu chứng viêm sẽ suy giảm và khỏi hoàn toàn.
Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy do hư hàn hoặc phụ nữ mang thai không nên áp dụng bài thuốc này.
Chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng Đông y
Trẻ em là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cao nhất. Khi phụ huynh nhận thấy tai trẻ có hiện tượng mủ chảy kéo dài ở hai bên, ăn uống kém, thiếu năng lượng, đi ngoài phân lỏng thì nên áp dụng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: Cam thảo 4g; trần bì, bạch truật, phục linh, hoàng liên, sa nhân mỗi vị 8g; bạch biến đậu, sơn dược mỗi vị 16g và hoàng bá, cát cánh, đẳng sâm mỗi vị 12g.
- Cách dùng: Đem sắc các vị thuốc cùng với 6 bát nước đến khi chỉ còn một nửa bát thì chia ra uống ngày 2 lần.
Trẻ nhỏ là đối tượng có cơ địa nhạy cảm, do đó khi cha mẹ cho trẻ dùng thuốc cần chú ý nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Tỳ hư thấp nhiệt gây viêm tai giữa mạn
Tình trạng tỳ hư thấp nhiệt có thể kiện tỳ hóa thấp bằng bài thuốc Đông y sau:
- Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, bạch biến đậu, cốc ma, bạch linh, bạch thược, hoàng liên mỗi vị 8g, thuyền thoái 4g và trạch tả 12g.
- Cách dùng: Đem các vị dược liệu trên sắc cùng 5 bát nước, đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc dùng hết trong ngày, kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng viêm tai như: Chảy mủ, sưng đau tai,..
Cách chữa viêm tai giữa bằng Đông y từ hoàng bá, quy bản
Tình trạng viêm tai giữa khi có biểu hiện nghe kém, tai chảy dịch màu vàng, đôi khi có lẫn tia máu thì nên áp dụng bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: Quy bản, hoàng bá, thục địa mỗi vị 16g và tri mẫu 12g.
- Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 3 bát nước bằng lửa nhỏ trong khoảng thời gian 30 phút. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc, kiên trì sử dụng hàng ngày để giảm nhanh các triệu chứng viêm tai.
Chữa viêm tai giữa bằng Đông y thể Can kinh thấp nhiệt
Viêm tai giữa thể Can kinh thấp nhiệt là tình trạng viêm mạn tính, thường xuyên gây chảy mủ, dịch trong tai có mùi hôi, vàng đặc và tai đau nhức liên tục. Bài thuốc thanh can lợi thấp giúp trị dứt điểm tình trạng viêm nên dùng là:
- Nguyên liệu: Trạch tả, cam thảo mỗi vị 10g; kim ngân hoa, xương bồ, sài hồ, mộc thông mỗi vị 8g và ngưu bàng 12g.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu đã chuẩn bị với 500ml nước, khi cạn còn một nửa thì chia ra sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này vừa giúp giảm nhanh triệu chứng, phục hồi tổn thương niêm mạc tai vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị viêm tai giữa bằng bài thuốc thể trung khí bất túc
Trung khí bất túc (tỳ khí hư) khiến cho quá trình vận chuyển, lưu thông khí huyết bị ách tắc, lâu ngày không điều trị khiến thính giác bị ứ đọng do dịch loãng. Biểu hiện là tai có mủ chảy dịch loãng, sắc mặt vàng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, cơ thể mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Để ngăn ngừa và giảm tình trạng bệnh, có thể áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc Đông y dưới đây:
- Chuẩn bị: Biến đậu 5g; cát cánh 6g; hoàng liên, hoàng bá mối vị 12g; ý dĩ, cam thảo, sa nhân, phục linh mỗi vị 10g và đương quy 16g.
- Cách dùng: Sắc thuốc các vị thuốc với 1 lít nước trong thời gian 30 – 45 phút trên lửa nhỏ. Sử dụng nước thuốc khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mỗi ngày dùng 1 thang, thiện trong vòng 14 ngày để chấm dứt tình trạng chảy mủ viêm.
Xem thêm: Chữa viêm tai giữa bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả như lời đồn
Bài thuốc bột trị viêm tai giữa
Với tình trạng viêm tai giữa ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc bột để hỗ trợ điều trị. Bột thuốc có tác dụng hút mủ, làm khô miệng vết thương và ngăn ngừa tình trạng mủ viêm lan rộng. Cách dùng như sau:
- Dùng băng phiến 0.6g, hoàng liên 16g và hàn the 1.2g.
- Đem các vị thuốc tán thành bột, rồi thực hiện rắc 1 lượng bột nhỏ vào trong tai. Chú ý, không nên dùng quá nhiều bột dẫn đến da bị bít tắc, mủ viêm không thể thoát ra ngoài.
- Mỗi ngày chỉ nên áp dụng 1 lần, kiên trì dùng đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Lưu ý: Trước khi thực hiện rắc bột thuốc, người bệnh cần vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Điều trị viêm tai giữa không dùng thuốc bằng bấm huyệt
Ngoài việc áp dụng các cách chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc Đông y dạng uống và bôi như trên, người bệnh còn có thể sử dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt để trị bệnh.
Để điều trị, các chuyên gia, thầy thuốc Đông y thực hiện tác động vào các huyệt vị như:
- Huyệt Ế phong
Ế phong là huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu, có vị trí nằm ở phía sau trái tai, nơi lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm. Khi tác dụng lực vào vị trí này sẽ có tác dụng thông nhĩ khiếu, minh mục và khu phong tiết nhiệt.
Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ hoặc giữa tạo lực ấn thẳng vào huyệt cho đến khi có cảm giác tức tức thì giữ nguyên trong khoảng 10 giây. Thực hiện động tác nhiều lần cho đến khi người bệnh thấy triệu chứng giảm dần.
- Huyệt Phong trì
Huyệt Phong trì thuộc huyệt thứ 20 của kinh Đởm. Vị trí nằm ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và gần đáy hộp sọ. Tác dụng lực vào vị trí này giúp khu phong, giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí và giảm nhanh các chứng bệnh viêm tai giữa.
Cách thực hiện: Dùng cả bàn tay day ấn huyệt vị trong vòng 1 – 2 phút. Thực hiện động tác đến khi khí ở trong ống tai được đẩy hết ra ngoài. Áp dụng cách ấn huyệt này khoảng 5 lần sẽ thấy kết quả tích cực. Phương pháp bấm huyệt Phong trì thường được áp dụng cho trường hợp viêm tai giữa ở người lớn.
- Huyệt Thính cung
Thính cung là huyệt thứ 19 của kinh Tiểu Trường, vị trí huyệt đạo này nằm bên trong chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới. Tác động đến huyệt vị giúp tuyên nhĩ khiếu, định thần chí.
Cách thực hiện: Hơ châm qua lửa sau đó để người bệnh há miệng rồi châm thẳng vào huyệt thính cung. Độ sâu của châm từ 0,8 – 1,5 thốn, cứu 1 – 3 tráng. Giữ nguyên kim châm như vậy trong vòng 5 – 10 phút thì bỏ ra.
- Huyệt Hợp cốc
Huyệt nằm trong huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường, vị trí huyệt ở bờ ngoài giữa xương bàn ngón. Huyệt này rất nhạy cảm nên chỉ cần bấm nhẹ là có thể cảm nhận sự tê cứng ở vùng bàn tay nên rất dễ xác định.
Cách thực hiện: Dùng lực tác động lên huyệt hợp cốc, đến khi có cảm giác tức nặng hoặc tê toàn bộ vùng bàn tay thì day day trong vòng 2 – 3 phút rồi dừng lại. Ngoài ra, có thể áp dụng cách hơ điếu ngải cứu vào huyệt cũng có thể chữa được chứng viêm tai giữa. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu chuyên môn cao, do đó cần được các bác sĩ hoặc chuyên gia thực hiện.
Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y
Một số lưu ý khi sử dụng các phương pháp Đông y điều trị tình trạng bệnh viêm tai giữa là:
- Sử dụng Đông y cũng giống như chữa viêm tai giữa bằng thuốc Nam, người bệnh cần kiên trì thực hiện thường xuyên theo chỉ dẫn mới mang lại hiệu quả trị bệnh cao.
- Khi áp dụng các bài thuốc Đông y, tuyệt đối không tự ý gia giảm liều lượng để tránh tạo ra độc tố hoặc gây hại cho cơ thể.
- Hạn chế uống rượu bia, cafein, sử dụng thuốc lá và các loại chất kích thích khác để rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
- Tuỳ vào cơ địa của từng người bệnh mà hiệu quả bài thuốc sẽ khác nhau, do đó sử dụng thuốc khoảng 3 – 4 ngày mà các triệu chứng bệnh không suy giảm hoặc có xu hướng nặng hơn cần ngưng sử dụng và lược chọn cách điều trị khác.
- Luyện tập thể dục và bổ sung vitamin, khoáng chất hàng ngày cũng là cách giúp quá trình chữa bệnh đạt kết quả cao hơn.
Chữa viêm tai giữa bằng Đông y so sánh với các cách điều trị khác có ưu điểm an toàn và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, đây là một trong những lựa chọn đầu tiên bạn nên tham khảo khi có nhu cầu trị bệnh viêm tai giữa.
Thông tin hữu ích: