Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là như thế nào? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường xuất hiện khi có chuyển giao mùa trong năm. Đây là thời điểm mà vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và có khả năng xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng, từ đó dẫn tới tình trạng viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt là ở trẻ đến độ tuổi phải đi học mầm non, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn.
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thuộc nhóm bệnh lý hô hấp, thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém. Bệnh có những biểu hiện điển hình của tình trạng viêm như: Mũi xanh (vàng), đờm nhiều, có cơn sốt về đêm, khó thở…
Như đã biết, trong thời gian 6 tháng đầu đời, các bé sẽ nhận được kháng thể trực tiếp từ sữa mẹ và vì vậy sức đề kháng tại thời điểm này khá tốt. Tuy nhiên khi bé lớn dần và bắt đầu phải tiếp xúc với môi trường xung quanh, đây là thời điểm dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là viêm mũi họng.
Ngay từ khi phát hiện bệnh, bố mẹ nên có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sẽ dễ để lại những biến chứng trên đường hô hấp về sau. Cụ thể các biến chứng phải kể đến như:
- Viêm mũi họng mạn tính: Sau thời gian viêm cấp tính kéo dài, cơ thể sẽ dần mất đi khả năng miễn dịch và khả năng nhiễm khuẩn cũng như tái phát là rất cao. Nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm thì tình trạng cấp tính có thể sẽ chuyển thành mạn tính.
- Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý kéo theo khi viêm mũi họng ở trẻ em gây viêm lan tỏa ở tổ chức phổi. Lúc này phế nang sẽ bị phù nề (do viêm) và gây tắc bít đường thở, hạn chế dung lượng phổi và dẫn tới hen suyễn.
- Viêm thanh quản: Trẻ bị viêm mũi họng để lâu ngày sẽ dễ ảnh hưởng đến dây thanh quản. Khiến trẻ không nói được hoặc bị khàn tiếng.
- Viêm tai giữa cấp: Tai – mũi – họng là các tổ chức có liên quan đến nhau, do vậy khi viêm mũi họng, các dịch từ mũi hoặc họng có thể sẽ tràn vào tai giữa và mang theo vi khuẩn. Bản thân trẻ đang có sức đề kháng kém nên tình trạng viêm tai giữa kèm theo cũng là điều dễ hiểu.
- Nhiễm độc liên cầu: Nguyên nhân gây viêm mũi họng được xác định chủ yếu là do nhiễm liên cầu tan huyết. Do vậy, nếu không được điều trị cấp tính kịp thời, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm độc liên cầu vào trong máu và gây choáng/hôn mê sâu. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm amidan ở mọi người.
Như vậy viêm mũi họng cấp ở trẻ em là tình trạng nguy hiểm, có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe cho người bệnh. Do vậy, cần có biện pháp điều trị phù hợp ngay khi tiếp nhận những trường hợp viêm cấp tính.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ, mỗi nguyên nhân sẽ cần một phác đồ điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, những triệu chứng xuất hiện ở trẻ không giống nhau và mức độ nặng nhẹ cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa của bệnh nhân. Dưới đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp ở trẻ bao gồm:
Nhiễm khuẩn, virus cúm
Đây là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, thường gặp do đối tượng trẻ em có sức đề kháng kém. Một số vi khuẩn đã được xác định khi soi đờm của bệnh nhân như: Haemophilus influenzae, tụ cầu, phế cầu, liên cầu nhóm A…
Thay đổi thời tiết
Khi thay đổi thời tiết, vi khuẩn có cơ hội được sinh sôi – phát triển, sau đó phân tán trong không khí và lây lan vào những cá thể yếu. Đồng thời, độ ẩm trong không khí cũng giảm dần khi chuyển giao mùa, khiến niêm mạc đường hô hấp trên dễ bị khô và gây ngứa. Lúc này trẻ sẽ gãi hoặc dụi làm bong tróc lớp tế bào này và tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào.
Dị ứng
Cơ địa của trẻ từ khi sinh ra đã thường xuyên có phản ứng dị ứng với các kháng thể. Bệnh nhân có thể dị ứng với phấn hoa, thuốc hoặc bụi bẩn khi hít phải, sau đó niêm mạc mũi họng bị phồng rộp và gây viêm.
Môi trường sống không đảm bảo
Môi trường sống không đảm bảo sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là khu vực nhà ở hoặc lớp học ẩm ướt sẽ là môi trường cho các loại nấm/vi khuẩn phát triển. Để phòng ngừa bệnh cho con, tốt nhất cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nơi ở và lựa chọn môi trường học tập phù hợp.
Đợt cấp viêm mũi họng mạn tính
Trẻ bị bệnh mạn tính về đường hô hấp trên, và trong thời gian mắc bệnh sẽ có khả năng xuất hiện những đợt cấp tính. Do vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi họng cấp tính.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm mũi
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ bị viêm mũi họng cấp tính:
- Triệu chứng biểu hiện toàn thân: Sốt nhẹ hoặc sốt cao thất thường, có tình trạng ớn lạnh hoặc mệt mỏi, trẻ thường ngủ li bì và bỏ ăn, cân nặng cũng bắt đầu giảm dần…
- Triệu chứng cơ năng: Trẻ nuốt thấy đau ở cổ họng, ho dạng kích ứng và có thể tiến triển từ ho khan thành ho có đờm, thở có tiếng khò khè do ngạt mũi, dịch mũi xanh (vàng) và đặc quánh, đờm chuyển màu đục, khàn giọng…
- Triệu chứng thực thể: Soi niêm mạc thấy có màu đỏ bất thường, xuất tiết mũi và họng nhiều. Amidan có biểu hiện sưng to kèm sung huyết, chấm mủ trắng trên amidan, niêm mạc tại mũi bị sung huyết, hạch bạch huyết dưới góc hàm bị sưng to và ấn mạnh thì cảm giác đau…
Đọc thêm:
Chẩn đoán và cách điều trị cho trẻ viêm mũi họng cấp
Khi có những triệu chứng thất thường, các bé nên được bố mẹ đưa đi thăm khám và kiểm tra đường hô hấp trên. Thông qua kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán viêm mũi họng cấp ở trẻ em được tiến hành như sau:
Thăm khám tại chỗ
Sau khi nhập viện tại khoa nhi, các bé sẽ được kiểm tra tổng thể về sức khỏe và đánh giá mức độ khó chịu liên quan đến triệu chứng của đường hô hấp trên. Bác sĩ nghe nhịp thở qua tai nghe, kiểm tra khoang miệng và mũi để phát hiện những triệu chứng tổn thương tại chỗ.
Vì khả năng diễn đạt của trẻ còn kém khi được hỏi về mức độ khó chịu và vị trí đau, do vậy bố mẹ nên chủ động trao đổi những triệu chứng đã nhìn thấy khi chăm sóc con. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Ngoài ra, những bệnh lý song song mà trẻ đang mắc phải cũng nên được cung cấp cho bác sĩ. Đây là điều kiện để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và không làm nặng thêm những bệnh khác.
Kiểm tra đánh giá chức năng
Sau khi được thăm khám tại chỗ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm/thử nghiệm như: Soi đờm, xét nghiệm máu, kiểm tra công thức bạch cầu…để đánh giá mức độ tổn thương và nhiễm khuẩn của trẻ.
Trả kết quả và kết luận bệnh
Kết quả từ những xét nghiệm được gửi về phòng của bác sĩ tư vấn và bố mẹ sẽ nghe trực tiếp kết quả bệnh được chẩn đoán. Sau đó thực hiện lấy thuốc và điều trị theo phác đồ của bệnh viện.
Trong trường hợp cấp tính thì tốt nhất bố mẹ nên để bé được điều trị Tây y trước, sau đó có thể ổn định tình trạng bệnh bằng điều trị Đông y hoặc hỗ trợ giảm triệu chứng bằng các mẹo dân gian.
Mẹo dân gian điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ
Mẹo dân gian sử dụng điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em giúp giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên cần được kết hợp với các biện pháp điều trị Đông y hoặc Tây y, bởi vì đây không phải là cách giải quyết bệnh dứt điểm.
Nước quất mật ong
Thành phần: Mật ong 500g, quất 20 quả.
Thực hiện và sử dụng:
- Chọn những quả quất mỏng vỏ và mọng nước, rửa sạch bề mặt và cắt thành 2 phần.
- Chuẩn bị sẵn một bình đựng. Sau đó xếp quất vào đáy bình trước, thêm mật ong vào sau.
- Khi rót mật ong thì tránh để không khí lọt vào nhiều. Đậy nắp kín và ngâm trước trong 1 tháng.
- Khi trẻ bị viêm mũi họng biểu hiện nhẹ, mẹ lấy 1 – 2 thìa nước cốt quất mật ong cho vào cốc nhỏ, thêm khoảng 20 – 30mL nước ấm vào và khuấy đều.
- Cho trẻ uống đều vào trước mỗi bữa ăn sẽ giúp sát khuẩn đường hô hấp và giảm đờm hiệu quả.
Lá hẹ hấp đường phèn
Thành phần: 200g lá hẹ tươi, đường phèn 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá hẹ nhặt lấy phần xanh, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cắt thành nhiều khúc nhỏ và cho vào bát.
- Thêm đường phèn vào bát hẹ rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Đến khi lá hẹ nhừ thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước cốt, để nguội và cho trẻ dùng dần.
Rửa mũi bằng muối sinh lý
Thành phần: Muối sinh lý 0,9% được bào chế sẵn.
Thực hiện và sử dụng:
- Muối sinh lý nên được cho vào một bình nhỏ có đầu nhỏ giọt để dễ thực hiện rửa.
- Để trẻ ngồi, sau đó nhỏ liên tục vào 2 bên mũi. Lưu ý không ngửa đầu bé lên vì sẽ dễ làm tràn dịch mũi sang tai.
- Sau khi nhỏ thì bóp nhẹ hai cánh mũi để làm loãng dịch và đẩy chất bẩn ra bên ngoài. Thực hiện như vậy đến khi sạch tương đối đường hô hấp trên.
- Bố mẹ nên rửa mũi thường xuyên cho bé để giúp quá trình hô hấp được tốt hơn.
Chữa viêm mũi họng cấp ở trẻ em bằng Đông y
Điều trị bằng bài thuốc Đông y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Ngoài mục đích điều trị, biện pháp này còn hỗ trợ tăng sức khỏe và cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên đáp ứng khi sử dụng những bài thuốc này sẽ phụ thuộc vào khả năng tương thích và cơ địa của trẻ, do vậy nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để lựa chọn cách bào chế phù hợp.
Bài thuốc 1
Thành phần: Hoàng kỳ, bạch thược, bạch chỉ, khương hoạt, phòng phong, cam thảo, xuyên khung, bạch truật, bán hạ, quế chi, ma hoàng.
Thực hiện và sử dụng:
- Tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà thầy thuốc sẽ kê theo hàm lượng phù hợp. Bố mẹ mang thang thuốc về và rửa trước một lần qua nước sạch.
- Sau đó mang sắc thuốc cùng 3 bát nước. Lưu ý đun lửa đều để tránh bị tràn hoặc biến chất.
- Mỗi thang thuốc sẽ sử dụng được trong vòng 2 ngày. Bố mẹ chia nhỏ liều và cho con uống trực tiếp..
Bài thuốc 2
Thành phần: Phụ tử chế, nhĩ tử, thuyền thoái, chích thảo, xuyên khung, chích kỳ, tân di, phòng phong, bạc hà.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị dược liệu được chuẩn bị theo đúng hàm lượng được chỉ định.
- Sau đó cho hỗn hợp vào ấm sắc đã chuẩn bị, rồi thêm nước đến ½ bình.
- Tiến hành nấu đến sôi, chắt ra bát và chia liều trong 3 ngày uống.
- Nếu thấy trẻ khó uống, có thể dùng ở dạng loãng hơn.
Bài thuốc 3
Thành phần: Ké đầu ngựa, thông bạch quế chi, bạch chỉ, đại táo, kinh giới, hành trắng, mã để, gừng tươi.
Thực hiện và sử dụng:
- Tất cả các dược liệu được cho vào ấm sắc thuốc. Thêm 2 bát nước vào và nấu cùng.
- Sau khi nấu đến cạn còn 1 bát thuốc thì dừng. Cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày, nên cho uống trước mỗi bữa ăn.
Tây y điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa hoặc gây mệt mỏi cho bé. Do vậy, bố mẹ nên cho bé dùng đúng những dòng thuốc được bác sĩ chỉ định, theo đúng hàm lượng cho phép để đảm bảo an toàn.
Dưới đây là một số dạng thuốc Tây thường được chỉ định điều trị:
- Kháng sinh thường dùng như: Augmentin, clamoxyl, claminat, cefdinir, cefixim… Đây để là những kháng sinh thuộc nhóm beta lactam, rất đặc hiệu với nhiễm khuẩn đường hô hấp và tương đối an toàn với trẻ nhỏ. Để tránh quá liều, các dạng thuốc này nên được dùng theo liều cân nặng.
- Thuốc làm long đờm/loãng đờm như: Halixol, bisolvon, dextromethorphan,… Các thuốc này nên được dùng ở dạng siro và đúng theo liều cân nặng. Để tránh tình trạng bé bị nôn thì nên cho uống trước mỗi bữa ăn.
- Thuốc kháng viêm thường dùng là betamethason dạng viên tan trong nước. Trong quá trình uống, bé sẽ thấy đắng có thể ngậm thêm đường.
- Thuốc kháng histamin H1 như: A.T desloratadin, cloramphenicol, telfast,…thường được dùng để giảm xuất tiết mũi và ngứa cổ họng.
- Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thêm các dạng siro chứa: Lysine, vitamin C, kèm, lợi khuẩn để tăng khả năng hấp thu và sức đề kháng trong thời gian điều trị.
Phòng ngừa mắc bệnh viêm mũi họng cấp trẻ em
Để phòng ngừa mắc bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ, bố mẹ và người bảo hộ nên chú ý:
- Khi có thời tiết thay đổi, bố mẹ phải chủ động giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là đường hô hấp trên. Đồng thời hạn chế cho con đi chơi vào thời điểm lạnh, mưa gió nhiều.
- Thường xuyên vệ sinh vùng mũi và vòm họng cho trẻ để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Nhắc nhở con không được ngậm mút tay hoặc chọc ngoáy vào mô mềm tại mũi. Như vậy sẽ hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn từ những vết thương hở.
- Lựa chọn môi trường sống và học tập thoáng mát, sạch sẽ cho con.
- Hạn chế cho con tiếp xúc với những nguồn bệnh khác: Bạn bè, người thân,…trong thời gian có dịch bệnh xuất hiện.
- Bố mẹ cũng nên đảm bảo chất dinh dưỡng cho con, tăng cường sức khỏe bằng cách cho con tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời.
Trên đây là thông tin về viêm mũi họng cấp ở trẻ em, hy vọng đã giúp bậc phụ huynh hiểu hơn về căn bệnh này. Bên cạnh đó cũng giúp cha mẹ có những biện pháp phòng tránh phù hợp, giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh cho con.
Tìm hiểu thêm: