Viêm mũi họng cấp là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị
Viêm mũi họng cấp là bệnh lý rất phổ biến ở thời điểm giao mùa. Hầu như độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Viêm mũi họng cấp là bệnh lý rất phổ biến ở thời điểm giao mùa. Hầu như độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Bệnh viêm mũi họng cấp là gì?
Viêm mũi họng cấp là thuật ngữ y khoa để chỉ hiện tượng viêm cấp tính. Vị trí viêm nhiễm thường ở lỗ mũi và hầu họng. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em và do vi khuẩn và virus gây ra.
Viêm mũi họng cấp diễn biến nặng hơn khi kết hợp với các bệnh viêm khác trong cơ thể như viêm xoang, viêm VA, viêm amidan, viêm mũi và các trường hợp kết hợp với viêm amidan ở đáy miệng.
Trong đời sống hàng ngày, bệnh viêm mũi họng cấp còn được gọi với cái tên là cảm lạnh. Đây là bệnh lý cấp tính rất phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể xuất hiện với biểu hiện long đường hô hấp của các bệnh nhiễm trùng lây.
Bệnh đơn thuần sẽ khỏi trong vòng 8 – 10 ngày với cơ thể có sức đề kháng tốt hay được điều trị sớm. Tuy nhiên, căn bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng do nguồn lây chính là virus. Ngoài ra, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn nếu không được điều trị với các bệnh như viêm phổi, viêm họng, sưng họng tới mức nghẹt thở,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi họng cấp
Người bệnh đều quan tâm đến vấn đề viêm mũi họng cấp có lây không? Trả lời cho câu hỏi này, phần lớn các trường hợp mắc viêm mũi họng cấp đều từ virus gây ra nên khả năng lây trong cộng đồng là không thể tránh khỏi.
Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 1 – 3 ngày kể từ khi nhiễm tác nhân gây bệnh trên. Thời gian bệnh có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc thậm chí lâu hơn nếu không điều trị.
Khi mắc viêm mũi họng cấp, người bệnh sẽ có dấu hiệu và các triệu chứng như sau:
- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh đơn thuần sẽ có hiện tượng sốt cao, nhiệt độ có thể từ 38 – 39 độ C hoặc thậm chí lên tới 40 độ C. Hiện tượng sốt cao thường gặp ở trẻ nhỏ kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, người ớn lạnh. Ngoài ra, người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau nhức toàn thân, chán ăn, không tập trung vào công việc.
- Triệu chứng cơ năng: Biểu hiện ban đầu là sổ mũi, đau họng, sụt sịt, đau khi nuốt nước bọt, mũi chảy dịch nhầy hay khi nuốt cảm thấy đau nhói lên tai. Ban đầu ho chỉ là do kích thích, sau đó là ho khan. Bên cạnh đó, ho có đờm kèm theo hiện tượng chảy nước mũi, ngạt mũi. Giọng nói khàn nhẹ và cảm giác đau rát họng.
- Triệu chứng thực thể: Người bệnh khi kiểm tra sẽ thấy rõ niêm mạc họng đỏ rực kèm theo xuất huyết. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ em hoặc các bệnh nhân trẻ tuổi có viêm amidan sưng to hay sung huyết. Trên bề mặt amidan có những chấm mủ trắng hoặc bựa trắng bao phủ bề mặt. Niêm mạch mũi có hiện tượng sưng hạch góc hàm.
Ngoài ra, với những người thường xuyên chảy dịch nhầy từ mũi sẽ thấy rõ màu sắc chuyển từ trong sang màu đục.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, ở trẻ em mắc viêm mũi họng cấp còn có các triệu chứng khác như:
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
- Trẻ phải thở bằng miệng, khó thở do nghẹt mũi.
- Một số trẻ sẽ thở gấp hơn bình thường. Đôi lúc có hiện tượng co rút lồng ngực – đây là hiện tượng viêm đã lan nhanh xuống cơ quan hô hấp.
- Thường xuyên nôn trớ và đi ngoài có phân lỏng.
Mỗi người bệnh sẽ có các biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Tuy nhiên biểu hiện bệnh do nhiễm cầu khuẩn thường có các triệu chứng bao gồm: Họng đỏ, sưng có hạch ở cổ, xuất tiết dịch trắng và sốt cao.
Các dấu hiệu viêm mũi họng cấp do thời tiết thường diễn ra khá nhanh, thường trong vòng 3 – 4 ngày. Sau đó, các bệnh nhân nếu có sức đề kháng tốt và được chăm sóc tốt có thể làm cho các dấu hiệu mất đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, với đối tượng là trẻ em và người cao tuổi có sức đề kháng kém hơn. Khi không được quan tâm chăm sóc kỹ bệnh có diễn biến phức tạp hơn, tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm mũi họng cấp thường xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông. Nguyên nhân gây bệnh ban đầu là hiện tượng nhiễm virus, dưới tác động của việc giảm sút của sức đề kháng.
Hiện tượng suy giảm sức đề kháng chính là điều kiện tốt để cho các bội nhiễm vi trùng có sẵn trong mũi họng phát triển. Các vùng thường dễ bị nhiễm virus bao gồm phế cầu đặc biệt, liên cầu, phế cầu lan trong cộng đồng. Đường lây lan chính là từ nước bọt, khi ho hoặc hắt hơi, chảy nước mũi khi nói chuyện,…
Có thể phân ra nguyên nhân gây bệnh gồm:
Viêm mũi họng đỏ cấp đơn thuần (kết hợp có bựa trắng)
Đây là loại viêm họng đơn thuần do virus chiếm từ 60 – 80%. Các loại virus gây ra loại bệnh này là:
- Adénovirus
- Virus para – influenzae
- Virus sởi, cúm thông thường
- Virus zona gây viêm họng có các bóng nước zona.
- Virus Coxsakie nhóm A, B. Ngoài ra, virus nhóm A gây viêm họng có bóng nước đó là Herpanginne.
- Epstein Barr Virus hay E.B.V là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu nhiễm khuẩn và hiện tượng viêm mũi họng cấp tính.
Phân loại nguyên nhân viêm mũi họng này còn do tác động của vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân vi khuẩn chiếm từ 20 – 40% tổng số hiện tượng viêm mũi họng. Các loại vi khuẩn gây ra bệnh bao gồm:
- Vi khuẩn Haemophilus influenzae
- Vi khuẩn Moraxella catarrhalis
- Tụ cầu vàng
- Các loại vi khuẩn kị khí
- Liên cầu beta tan huyết các nhóm A, B, C, G. Những liên cầu này chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các biến chứng viêm họng nguy hiểm, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp,…
Ngoài ra, có một số trường hợp người mắc bệnh viêm mũi họng cấp do nhiễm nấm như nấm Candida.
Viêm mũi họng loét
Nguyên nhân viêm mũi họng loét thường chỉ xảy ra trong 5% trường hợp mắc bệnh. Bệnh được chia ra làm 2 loại gồm:
- Viêm mũi họng 1 bên như săng giang mai, viêm họng cấp Vincent.
- Viêm mũi họng ở cả 2 bên là trường hợp mắc các bệnh liên quan đến đường máu như bệnh mất bạch cầu hạt, bạch cầu cấp hay viêm họng có giả mạc như viêm họng bạch hầu,….
Viêm mũi họng cấp không do nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch còn chưa phát triển đầy đủ. Nguyên nhân mắc bệnh đến từ yếu tố bên ngoài có thể kể đến như:
- Thường xuyên tiếp xúc với những nơi đông người như văn phòng làm việc, sự kiện, tiệc tùng, phòng tập thể dục thể thao, tàu điện ngầm,…
- Chạm tay vào các bề mặt bụi bẩn và đưa tay vào mắt.
- Thời tiết thay đổi bất thường nhất là thời điểm giao mùa khiến cho bệnh nhân không thích ứng kịp.
- Uống nước lạnh hoặc nước đá hàng ngày gây ảnh hưởng đến phổi.
- Người bệnh đang từ môi trường nóng chuyển sang phòng lạnh đột ngột.
- Không chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại.
- Có tiền sử trước đó đã từng mắc bệnh tai mũi họng.
Nếu có các hiện tượng trên, bệnh nhân và phụ huynh có trẻ mắc bệnh cần đến ngay với các cơ sở y tế để được điều trị bệnh kịp thời.
Viêm mũi họng cấp có nguy hiểm không và biến chứng
Theo các nghiên cứu, ở trẻ em có tới 80% các trường hợp ban đầu chỉ do virus gây ra. Sau một vài ngày mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho sức đề kháng của trẻ yếu đi.
Những đối tượng mắc các bệnh viêm hô hấp mạn tính như viêm VA, hen phế quản hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương sẽ có nguy cơ mắc thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm mũi họng cấp ở mức độ nặng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại chỗ: Hiện tượng áp xe sau họng (biến chứng hiếm gặp, trẻ <2 tuổi có nguy cơ cao), viêm tấy, áp xe quanh amidan, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm tấy hoại tử,…
- Biến chứng gần: Viêm thanh quản cấp (biến chứng ở trẻ có độ tuổi 1 – 4 tuổi), viêm phổi, viêm tai giữa cấp (biến chứng thường gặp ở trẻ <2 tuổi), viêm xoang,…
- Biến chứng xa: Viêm hạch mủ, viêm tim, viêm cầu thận cấp, lên cơn co giật, nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp,…
Do đó, người bệnh không nên chủ quan trước bất cứ hiện tượng nào mà cần thăm khám sớm. Điều này giúp cho người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm xảy đến.
Chẩn đoán viêm mũi họng cấp
Khi tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa bước đầu nhận định bệnh thông qua các chẩn đoán khác nhau. Một số chẩn đoán phổ biến bao gồm:
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng là hình thức chẩn đoán thông qua dấu hiệu bên ngoài của người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu những triệu chứng xảy ra toàn thân, triệu chứng cơ năng và các triệu chứng thực thể. Ngoài ra người bệnh sẽ được soi họng để xem có hiện tượng sưng đỏ trong họng hay không.
Từ những điều này, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu về bệnh, mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Thông thường, bệnh viêm mũi họng cấp sẽ không cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng nữa. Nguyên nhân trong chẩn đoán lâm sàng đã chỉ rõ mức độ bệnh.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân có mức độ nặng và phức tạp, thường là đã chuyển sang biến chứng thì sẽ cần đến xét nghiệm vi trùng, làm kháng sinh đồ. Nếu bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác cần phải làm thêm xét nghiệm phòng dịch lao, giang mai, bạch hầu,…
Một số xét nghiệm khác cơ bản người bệnh có thể tham khảo công thức bạch cầu:
- Khi số lượng bạch cầu giảm, nhiều lympho: Nhiễm virus.
- Số lượng gia tăng chủ yếu là đa nhân trung tính hoặc trong nhiễm vi trùng. Hay ngoài ra còn giai đoạn bội nhiễm của nhiễm virus.
Làm phản ứng ASLO là xét nghiệm cần thiết để tìm ra kháng thể nếu nhiễm liên cầu beta.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán này giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh ở các trường hợp đặc biệt. Các trường hợp cần làm đó là:
- Có dị vật mũi gây viêm mũi cấp (xuất hiện ở một bên).
- Viêm mũi họng cấp ở giai đoạn đầu của các bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan cao như cảm cúm, thủy đậu, sởi,…
Phương pháp điều trị bệnh trong trường hợp này điều trị cả các nhiễm trùng chứ không chỉ bệnh viêm mũi họng.
Xem thêm: Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là như thế nào? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Sau khi có những chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng về bệnh, các bác sĩ tiến hành đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Viêm mũi họng cấp có cần uống kháng sinh để nhanh khỏi bệnh luôn là vấn đề được bàn luận sôi nổi.
Nguyên tắc điều trị
Việc điều trị viêm mũi họng cấp cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Tất cả các bệnh liên quan đến viêm mũi họng đỏ cấp hoặc có dịch trắng, bựa trắng trên bề mặt sẽ điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc sử dụng bao gồm thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc sát trùng, kháng viêm, nhỏ mũi hoặc thuốc chống dị ứng,…
- Điều trị sau 3 – 4 ngày khi có kết quả xét nghiệm sẽ điều chỉnh lại kháng sinh đồ.
- Phác đồ điều trị diễn ra như sau: Dùng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm viêm.
- Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo đúng kháng sinh đồ.
- Có chế độ ăn uống và cung cấp vitamin để nâng cao thể trạng.
Điều trị bằng thuốc
Từ phác đồ điều trị, viêm mũi họng cấp ở người lớn sẽ cần sử dụng một số loại thuốc như sau:
Thuốc kháng sinh:
- Thuốc Peniciline V: Trẻ em uống 50-100 UI/kg, người lớn uống khoảng 3 triệu UI. Người bệnh chia làm 3 lần trong ngày, thời gian sử dụng thuốc kéo dài trong 10 ngày.
- Thuốc Benzathin-Peniciline G: Sử dụng cho trẻ < 30kg với liều 600.000UI, trẻ > 30kg uống 1,2 triệu UI và người lớn uống 2,4 triệu UI.
- Thuốc Cephalosporine thế hệ 1, Peniciline A (Amoxicilline): Sử dụng trong 10 ngày.
- Thuốc nhóm Macrolide: Bao gồm các loại thuốc Dynabac, Rulide, Zithromax. Thuốc sử dụng khi người bệnh dị ứng với Peniciline.
Thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau:
- Đại diện cho nhóm thuốc này là Anphachymotrypsine, Aspirine, Paracetamol,… Trẻ em và người lớn sẽ có liều dùng khác nhau và uống sau ăn.
- Người có tiền sử dạ dày không nên sử dụng vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Một số loại thuốc khác:
- Thuốc thông mũi có phối hợp với kháng Histamin.
- Thuốc làm loãng dịch nhầy Guaifenesin.
- Thuốc bổ sung kẽm như siro kẽm sulfat (dùng cho đối tượng trẻ em).
- Thuốc xịt mũi chuyên dụng cho bệnh fluticasone propionate.
Lưu ý: Các loại thuốc kể trên cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ em, nếu cần sử dụng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh và mẫn cảm với thuốc nên cần những loại thuốc đặc biệt.
Điều trị tại nhà
Ngoài biện pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả như:
- Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm cho không khí, máy sưởi khi vào trời lạnh.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng để giảm đau rát cổ họng.
- Ăn các món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp cùng các mẹo dân gian điều trị như:
- Sử dụng mật ong điều trị: Tỏi mật ong, chanh mật ong, mật ong với gừng tươi.
- Gừng: Uống trà gừng, gừng và hành củ, gừng và muối.
- Lá tía tô: Ăn cháo tía tô, uống nước lá tía tô.
- Lá trầu không: Trầu không kết hợp với gừng, mật ong, củ nén.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi họng cấp
Để phòng tránh bệnh viêm mũi họng cấp và không để bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần quan tâm những điều sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng và vệ sinh tay, chân, miệng sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang để tránh khói bụi hoặc sử dụng các đồ bảo hộ.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung các vitamin hàng ngày như vitamin C,…
- Loại bỏ rượu bia, thuốc lá cùng các thực phẩm lên men, đồ ăn sống trong cuộc sống hàng ngày.
- Thường xuyên giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là khi trời lạnh.
- Tiến hành điều trị tích cực các bệnh về viêm họng, viêm xoang, viêm amidan và các bệnh mạn tính khác.
- Khi phát hiện ra những dấu hiệu dù chưa rõ ràng cũng cần khám và điều trị kịp thời để phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
- Phụ huynh có con mắc bệnh cần đặc biệt lưu ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cơ thể. Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ để phòng tránh bệnh.
Viêm mũi họng cấp tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan vì sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Việc trang bị những thông tin cần thiết về bệnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Thông tin hữu ích: