Viêm Hang Vị Dạ Dày Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ mà căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy trẻ em bị viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào và phòng tránh ra sao?
Giải đáp viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh lý viêm hang vị dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Phổ biến nhất là người ở độ tuổi trung niên và đặc biệt là cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay xu hướng trẻ em mắc bệnh lý dạ dày ngày càng tăng. Thậm chí viêm hang vị có thể gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Hang vị nằm ở cuối dạ dày, kích thước từ góc bờ cong nhỏ đến môn vị khoảng 3 – 5cm. Đây là vị trí dễ bị viêm nhiễm nhất so với các vị trí khác trên dạ dày. Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là tình trạng hạ vị viêm sưng, gây ra các cơn đau thượng vị âm ỉ, kéo dài dai dẳng.
Triệu chứng nhận biết viêm hang vị ở trẻ
Triệu chứng bệnh viêm hang vị ở trẻ em có khác với người lớn hay không? Theo các chuyên gia triệu chứng bệnh ở các đối tượng tương tự nhau.
Đau âm ỉ hoặc đau tức dữ dội ở vùng thượng vị
Tương tự như người lớn, khi trẻ em bị viêm hang vị dạ dày cũng có những biểu hiện đau tức, đau âm ỉ kéo dài ở vùng thượng vị.
- Trẻ dưới 10 tuổi: Cơn đau lúc âm ỉ, lúc quặn thắt dữ dội, đau ở vùng trên rốn hoặc xung quanh rốn, lan sang ức và dưới sườn phải. Bụng bé căng tức như triệu chứng giun chui túi mật
- Trẻ trên 10 tuổi: Cơ thể bé đã dần hoàn thiện, triệu chứng sẽ rõ và giống người lớn. Cơn đau âm ỉ đôi lúc bỏng rát vùng bụng, đau trước và sau khi ăn, xuất hiện nhiều vào buổi đêm. Thời gian đau có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài tuần, vài tháng.
Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hoá khác do đó phụ huynh cần hết sức chú ý.
Xem thêm: [Giải Đáp] Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
Cơn đau tăng dần khi ăn quá no hoặc quá đói, ăn uống thất thường
Cũng tương tự như người lớn, viêm hang vị dạ dày ở trẻ em cũng biểu hiện rõ khi bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá đói. Khi này các cơn đau này sẽ tăng dần và dữ dội hơn. Đây cũng là dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết viêm hang vị với bệnh giun chui ống mật.
Ăn đồ cay nóng hoặc chua gây đau bụng dữ dội
Khi trẻ em ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn có vị chua, lên men, đồ đóng hộp,… sẽ gây ra các cơn đau dữ dội, nóng rát ở dạ dày. Đây là nhóm thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày, nhất là khi niêm mạc ở hang vị đang bị tổn thương.
Buồn nôn và nôn
Triệu chứng này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, ít gặp ở trẻ lớn hơn. Cảm giác buồn nôn và nôn có thể đi kèm với triệu chứng đau bụng. Trẻ bị nôn nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước, suy nhược cơ thể, thậm chí xuất huyết tiêu hoá.
Trẻ chán ăn, suy nhược cơ thể
Với các triệu chứng khó chịu, viêm hang vị dạ dày sẽ khiến trẻ mệt mỏi, đầy hơi khó tiêu, ăn không ngon, chán ăn, biếng ăn. Từ đó khiến trẻ bị sụt cân mất kiểm soát, xanh xao, suy nhược cơ thể,…
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hoá khác. Do đó khi có triệu chứng bất thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bài đọc thêm: Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì? TOP Bài Thuốc Tốt Nhất
Nguyên nhân dẫn đến viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét xung huyết hang vị dạ dày. Phụ huynh cần chú ý để có thể nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này.
Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày
Theo thống kê, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm hang vị dạ dày ở mọi đối tượng. Đây là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại, sinh trưởng trong dạ dày, tấn công gây viêm loét.
Vi khuẩn HP sống trong dạ dày sản sinh ra enzyme urease khiến thức ăn phân hủy thành axit cacbonic và amoniac, làm tăng pH trong dạ dày. Đồng thời enzym cũng bám chắc vào dạ dày gây viêm trợt, xung huyết trên niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt, hang vị là vùng nằm ngang và đầu dạ dày, vì vậy ở đây sẽ chứa lượng lớn axit. Điều này khiến độ pH tại đây luôn thấp, vi khuẩn HP phát triển mạnh hơn gây ra tình trạng viêm loét.
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống, lây qua miệng hoặc phân. Trẻ em là đối tượng chưa chủ động được trong phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hoặc do thói quen ăn uống chung, mớm thức ăn, hôn trẻ, dùng chung đồ cá nhân với người lớn mà trẻ em rất dễ bị nhiễm HP.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em. Đặc biệt khi dạ dày trẻ em vốn yếu và dễ tổn thương hơn người bình thường. Do đó khi sử dụng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn có vị chua, đồ ăn lên men, đồ uống có gas,… khiến dạ dày bị kích thích, ngày càng yếu và dễ nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, thói quen nhồi ép con ăn quá no gây sức ép lên dạ dày khiến thức ăn không tiêu hoá hết gây khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá nhanh, vận động mạnh sau khi ăn hoặc nằm ngay cũng là nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày.
Áp lực, căng thẳng kéo dài
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm hang vị dạ dày là căng thẳng, stress, áp lực kéo dài. Điều này có thể xuất phát từ việc trẻ bị thúc ép trong chuyện học hành, thi cử, bất ổn tâm sinh lý,…
Thức khuya
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khoẻ, giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện. Việc phụ huynh để trẻ thức khuya để chơi hoặc học sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Căng thẳng thần kinh gây tăng tiết axit dịch vị dạ dày, gây ảnh hưởng đến hang vị của bé.
Di truyền là yếu tố tăng mắc viêm hang vị dạ dày
Theo các chuyên gia, viêm hang vị dạ dày ở trẻ em có thể do di truyền. Trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ bị nhiễm khuẩn HP thì trẻ em có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
Khi sức đề kháng của bé kém, vi khuẩn HP tấn công gây viêm dạ dày, viêm loét hang vị dạ dày.
Trẻ em bị viêm hang vị có nguy hiểm không?
Khi con trẻ không may bị viêm hang vị dạ dày nhiều phụ huynh lo lắng không biết có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, mất tập trung, giảm cân, gầy gò, xanh xao, thiếu máu, đau bụng dữ dội. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Không chỉ vậy, nếu tình trạng này diễn biến nặng, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thủng dạ dày, hẹp môn vị,… Đặc biệt, viêm hang vị do nhiễm khuẩn HP có thể gây ra ung thư dạ dày, thực quản.
Do đó, khi trẻ có những triệu chứng của bệnh phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
Không nên bỏ lỡ: 18 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Tốt Nhất
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm hang vị ở trẻ
Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hoá,…
Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh lý và tình trạng bệnh, bạn nên đưa con đến các bệnh viện lớn để xét nghiệm. Tuy nhiên với trẻ em các xét nghiệm của người lớn có thể không an toàn hoặc cho kết quả kém chính xác.
Khi trẻ có đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm hang vị phù hợp với trẻ em thường được sử dụng nhất.
- Chụp X-quang ống tiêu hoá trên: Bác sĩ cho trẻ uống dung dịch chất lỏng chứa barium. Dung dịch bao phủ trên bề mặt dạ dày, thực quản, tá tràng, từ đó giúp bác sĩ phát hiện vết loét, tổn thương ở đường ống tiêu hoá.
- Nội soi dạ dày: Dùng ống nội soi mềm luồn qua mũi hoặc miệng để kiểm tra dạ dày. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể lấy mẫu mô dạ dày để kiểm tra hiện diện của vi khuẩn HP hoặc tầm soát ung thư. Tuy nhiên phương pháp có rủi ro như đau họng, buồn nôn, chảy máu dạ dày.
- Xét nghiệm HP: Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, test hơi thở Ure để xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP ở hang vị dạ dày.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh ở mỗi trẻ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tìm hiểu ngay: TOP 13 Cách Chữa Đau Dạ Dày Khẩn Cấp Đơn Giản Hiệu Quả
Các phương pháp điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày cho trẻ em. Tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ mà phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Dùng thuốc Tây cho trẻ em
Sử dụng thuốc tây là giải pháp giúp trẻ giảm nhanh cơn đau, ợ chua, ợ hơi hay trào ngược. Đồng thời kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành các vết thương.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel, thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Metronidazol,…), thuốc đau dạ dày chữ P,…
Tuy nhiên sử dụng thuốc tây cần dùng theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng. Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy, bồn chồn,… Đặc biệt với các trường hợp viêm xung huyết hang vị do nhiễm vi khuẩn HP cần dùng kháng sinh phối hợp. Nếu dùng sai cách có thể dẫn đến kháng kháng sinh, rất khó điều trị bệnh sau này.
Sử dụng mẹo dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian của ông cha ta, khi trẻ bị viêm hang vị dạ dày cha mẹ có thể sử dụng các vị thuốc tự nhiên.
- Gừng mật ong: Gừng giã nhuyễn pha cùng mật ong và nước ấm giúp giảm đau, dịu cơn co thắt, kháng viêm, làm lành vết trợt loét. Bạn có thể cho con uống gừng mật ong vào buổi sáng và tối.
- Trà hoa cúc: Hãm 2 thìa hoa cúc với nước ấm trong khoảng 10 phút, có thể thêm mật ong để thơm ngon hơn.
- Lá khôi tía: Dùng lá khôi tía rửa sạch, sắc nước thuốc và dùng liên tục trong 10 ngày.
- Vỏ bưởi khô: Dùng vỏ bưởi khô, gừng tươi thái lát đun sôi và chắt lấy nước uống hàng ngày.
Chế độ ăn uống cho trẻ em bị viêm hang vị dạ dày
Với bệnh đường tiêu hoá thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chữa trị và phục hồi niêm mạc dạ dày. Vậy cha mẹ cần chú ý những điều gì trong xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ?
- Thực phẩm, món ăn nên bổ sung như bánh mì, cháo, soup, sữa chua, trà thảo dược, rau chân vịt, súp lơ xanh, chuối, gừng, nước ép táo, nước dừa,…
- Không nên cho trẻ ăn gia vị cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, xúc xích, lạp xưởng, hoa quả có vị chua như cam, chanh, quýt, đồ uống có gas,…
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các món ăn chưa được chế biến chín như gỏi, nộm, thịt nguội,… để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc tiêu hoá.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm có tính kiềm, ít kích thích dạ dày, giảm tăng tiết axit.
- Tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá no, không ăn quá ít, không vận động sau khi ăn, không vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc làm việc khác,…
Biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh cho trẻ phụ huynh
Bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em có thể phòng ngừa nếu phụ huynh ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Không cho trẻ em sử dụng chung dụng cụ ăn uống như bát đĩa, thìa, cốc chén, nhất là với người được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn HP.
- Hạn chế hôn, thơm má, nựng trẻ, đặc biệt không nhai mớm thức ăn từ miệng người lớn và đút cho trẻ.
- Rèn luyện cho con thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh.
- Cha mẹ nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, dùng nguồn nước sạch và chế biến món ăn an toàn vệ sinh.
- Nên cho con đi khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý ở đường tiêu hoá và có phương pháp điều trị thích hợp.
Có thể thấy, viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Do đó phụ huynh cần hết sức chú ý và tìm hiểu kiến thức điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất cho con trẻ.
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần nắm vững những thông tin trên đây để có biện pháp bảo vệ con đúng cách.