Viêm Hang Vị Dạ Dày: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chữa
Viêm hang vị là bệnh tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng tương tự các bệnh lý về dạ dày khác. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên người bệnh lại gặp vô số triệu chứng khó chịu và điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng điều trị bệnh dứt điểm. Bài viết dưới đây của Trung tâm Dược liệu sẽ thông tin tới bạn những kiến thức hữu ích và chi tiết hơn.
Viêm hang vị là bệnh gì?
Hang vị là một bộ phận quan trọng của dạ dày, tuy nhiên chúng rất dễ tổn thương bởi tác động từ vi khuẩn hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh. Được biết, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh liên quan tới hang vị ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi trung niên, người già.
Viêm hang vị là tình trạng bộ phận hang vị bị tổn thương, viêm loét. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài mà không được phát hiện hay điều trị kịp thời, chúng có thể phát triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày. Do đó, dù đang ở độ tuổi nào, các bạn cũng nên có ý thức chăm sóc sức khỏe của mình. Trường hợp thấy cơ thể, hệ tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các cơn đau âm ỉ, các bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tiến hành kiểm tra, điều trị.
Nguyên nhân gây viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây viêm hang vị dạ dày mà bạn nên biết:
- Do nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp hay còn có tên đầy đủ là Helicobacter pylori – chúng là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm hang vị, cùng các bệnh lý khác như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,…
- Do sử dụng thuốc Tây kéo dài: Mặc dù các loại thuốc Tây giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh chóng nhưng cũng mang tới vô số tác dụng phụ. Đặc biệt nếu sử dụng các loại thuốc tiêu viêm, giảm đau,… trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tổn hại cho gan, thận và hệ tiêu hóa.
- Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày. Nếu thường xuyên sử dụng chất kích thích, thức uống có cồn, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, dầu mỡ sẽ kích thích dạ dày, gây hiện tượng khó tiêu và hình thành các ổ viêm loét. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe mà còn khiến bạn gặp vô số bệnh lý, trong đó có bệnh viêm hang vị.
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng nhận biết thế nào?
Bệnh dạ dày nói chung hay viêm hang vị nói riêng thường có các triệu chứng tương tự nhau. Điều này khiến bệnh nhân có tâm lý chủ quan và không chủ động tiến hành thăm khám, điều trị cho tới khi bệnh trở nặng. Theo các chuyên gia, nếu bạn có những triệu chứng sau đây thì rất có khả năng bạn đã bị viêm hang vị dạ dày:
- Người bệnh thường xuyên thấy đau ở thượng vị, cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ trong thời gian dài khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Khi ăn các loại đồ ăn cay nóng thì cơn đau sẽ ngày càng gia tăng.
- Sau khi ăn uống, ợ chua, ợ hơi là tình trạng khó tránh khỏi.
- Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đau âm ỉ cả ngày không dứt và luôn cảm thấy khó chịu, buồn nôn, thậm chí là nôn da dịch nhầy có mùi rất khó chịu.
- Nếu bệnh lâu ngày không được điều trị có thể gây sụt cân, sắc mặt xanh xao.
Biến chứng của bệnh viêm hang vị
Khi bị mắc viêm hang vị nhưng không được điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng viêm loét dạ dày và dẫn tới vô số biến chứng nguy hiểm khác như:
- Biến chứng phổ biến nhất ở trường hợp này là xuất huyết tiêu hóa trên.
- Người bệnh sẽ có cảm giác đau, nổi gò vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ do hẹp môn vị.
- Xuất hiện các cơn đau dữ dội do bị thủng ổ loét.
- Cuối cùng là nguy cơ bị ung thư dạ dày, thời gian viêm loét kéo dài trên 10 năm sẽ chuyển ung thư hóa khoảng 5 – 10% ở các trường hợp bị bệnh.
Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để sớm khỏi bệnh?
Viêm hang vị nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên thực đơn ăn uống khoa học khi bị viêm dạ dày ở hang vị thì nên tham khảo các gợi ý sau đây.
Thực phẩm nên ăn
Tình trạng viêm hang vị gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hấp thu thức ăn. Vậy nên để tránh làm tình trạng bệnh trở nặng, các bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau đây:
- Rau xanh, trái cây: Thực phẩm quan trọng và cần thiết nhất lúc này chính là nguồn chứa chất chống oxy hóa, chống viêm và giúp cơ thể tránh khỏi các tổn thương do bệnh gây nên, nhờ bổ sung rau xanh, trái cây. Khi ăn nhiều rau xanh, trái cây hệ tiêu hóa sẽ hoạt động ổn định hơn, tăng cường co bóp nhu động ruotj tốt và hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Theo đó, các bạn nên tăng cường ăn súp lơ, bắp cải, củ cải, cần tây, rau mồng tơi, rau ngót,… Hoa quả thì nên ưu tiên lựa chọn quả mâm xôi, quả bơ, việt quất, nho xanh, dưa chuột, dứa, táo, chuối, dâu tây,…
- Thực phẩm lên men tự nhiên: Đây là nguồn cung cấp lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là lactobacillus. Chúng không chỉ giúp thức ăn tiêu hóa tốt mà còn làm tăng khả năng của thuốc kháng sinh trong điều trị vi khuẩn Hp. Một số thực phẩm lên men tự nhiên mà người bệnh nên sử dụng gồm có phô mai, kim chi, sữa chua, đậu natto,…
- Cá biển: Là nhóm thực phẩm rất giàu Omega 3 rất tốt cho việc chống viêm cũng như cải thiện triệu chứng đau thượng vị, khó tiêu, đầy hơi. Ngoài ra, việc ăn các loại cá biển còn giúp hạn chế chất béo không bão hòa, ngăn béo phì, lão hóa sớm, tránh bệnh gout và tiểu đường hiệu quả. Các mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu phấn và cá trích là những thực phẩm mà bạn nên bổ sung thường xuyên.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất đạm và các chất chống oxy hóa. Việc tiêu thụ những loại ngũ cốc này, ngoài công dụng giảm viêm nhiễm, chống lại vi khuẩn Hp, hỗ trợ tiêu hóa,… Chúng còn giúp làm giảm lượng mỡ thừa và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp II. Các loại ngũ cốc nguyên hạt mà bạn nên sử dụng gồm có ngô, yến mạch, hạt kê, lúa mạch đen, hạt diêm mạch, kiều mạch, đại mạch, lúa mì và cao lương.
- Trà thảo mộc: Trà quế, trà sen, trà xanh, trà hoa cúc,… có khả năng cung cấp cho cơ thể nguồn chất kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng tuyệt vời. Việc sử dụng các loại thức uống này thường xuyên sẽ làm giảm cảm giác đau bụng, ợ nóng và đầy hơi. Ngoài ra, chúng còn có công dụng giúp tinh thần thư giãn, giảm cơn co thắt thực quản, đường ruột nhằm hạn chế tình trạng táo bón.
Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng nên kiêng dùng những thực phẩm sau đây:
- Các loại đồ uống có cồn: Cocktail, rượu bia đều có chứa ethanol và khi dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ khiến tình trạng viêm ở hang vị dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ uống chứa cafein: Cafein là một trong những thức uống quen thuộc của nhiều người, tuy nhiên chúng lại là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét và làm giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là cà phê đen, trà đen hay trà bạc hà,…
- Đồ ăn cay nóng: Những thực phẩm cay, nóng thường kích thích vị giác nhưng nó lại làm tăng tiết dịch axit trong bao tử, gây nên các vết loét. Vậy nên, để hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày, hang vị, các bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, chẳng hạn như mù tạt, ớt đỏ, hạt tiêu đen, tương ớt,…
- Một số thực phẩm khác: Sữa nguyên kem như kem tươi, chocolate, các món ăn từ thịt giàu chất béo như thịt xông khói, thịt hộp, xúc xích, jambon, cà chua, tương ớt,…. đều là những thực phẩm cần hạn chế khi bị viêm dạ dày, hang vị.
Chẩn đoán viêm hang vị
Việc chẩn đoán viêm hang vị thường được xác định thông qua phương pháp nội soi. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, triệu chứng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định và tư vấn cho bệnh nhân những phương pháp thực hiện phù hợp. Cụ thể:
- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp giúp xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương hang vị. Đồng thời đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn Hp ở dạ dày và các vấn đề liên quan khác.
- Test hơi thở: Việc test hơi thở chỉ nhằm mục đích kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể chống lại khuẩn Hp trong máu của người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp test nghiệm máu có thể cho kết quả sai lệch nếu trước đó người bệnh bị nhiễm hoặc đã được điều trị Hp. Do đó, xét nghiệm máu sẽ không được áp dụng trong trường hợp kiểm tra hiệu quả điều trị Hp trước đó.
Biện pháp điều trị viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày cần được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đặc biệt là các trường hợp nặng. Dưới đây là những thông tin về cách chữa viêm hang vị hiệu quả mà bạn nên biết.
Chữa bằng Tây y
Trong trường hợp này, các loại thuốc Tây được sử dụng với mục đích giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, ức chế vi khuẩn phát triển, loại bỏ ổ viêm, hạn chế các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Những loại thuốc Tây thường được kê đơn khi bị viêm hang vị gồm có:
- Thuốc chữa viêm loét dạ dày Phosphalugel, Yumangel, Nexium mups.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Gastropulgite, Colloidal bismuth.
- Thuốc trung hòa dịch vị axit Nexium Mups, Omeprazole,…
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt, ức chế vi khuẩn Hp như Amoxicillin, Clarithromycin, Tinidazol, Metronidazol.
Làm phẫu thuật viêm hang vị trong trường hợp nặng
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng vì chúng tồn tại nhiều nguy cơ dẫn tới các tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nếu người bệnh xảy ra các vấn đề bất thường như viêm hang vị trào ngược dịch mật hoặc viêm hang vị dạ dày tá tràng bằng phương pháp antireflux, Roux-en-Y,…
Mục đích của việc làm phẫu thuật trong trường hợp này là cắt một phần hang vị hoặc bóc tách loại bỏ vùng tổn thương ở niêm mạc hang vị – hành tá tràng. Sau đó làm sạch khu vực xung quanh để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, việc phẫu thuật cũng giúp nối ống mật với hỗng tràng để đổi lượng dịch mật trào ngược lên tá tràng chuyển qua hỗng tràng. Hoặc tiến hành khâu quanh cơ thắt thực quản để dịch mật không trào lên.
Bằng mẹo dân gian
Với những trường hợp mới chớm bị viêm hang vị, các bạn có thể áp dụng các cách chữa bằng thảo dược thiên nhiên tại nhà như sau:
- Sử dụng gừng tươi: Gừng sau khi rửa sạch, cắt thành từng lát rồi pha cùng nước ấm và 1 thìa mật ong. Bạn uống gừng mật ong mỗi ngày để giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
- Mật ong: Mỗi sáng sớm có thể pha 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm để làm sạch dạ dày, loại bỏ hiệu quả vi khuẩn Hp. Đồng thời giúp kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện vùng niêm mạc đang bị tổn thương tốt.
- Mẹo dùng nước hoa hồng: Do có chứa hoạt chất có tác dụng ngừa co thắt, kháng viêm, kháng khuẩn nên nước hoa hồng thường được kết hợp với mật ong, táo tàu để giảm tình trạng viêm xung huyết hang vị.
- Lá tía tô: Với 2 thành phần chính là glycosid, tanin, tía tô có khả năng kháng viêm, hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng viêm nhiễm, giảm khả năng tăng tiết dịch vị cũng như trào ngược. Các bạn nên sắc lá tía tô để lấy nước cốt uống trước các bữa ăn và duy trì uống khoảng 10 tuần sẽ thấy hiệu quả khác biệt.
- Hạt chà là: Không chỉ làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn, hạt chà là còn có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm co thắt, giảm đau và bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhờ có thành phần Anethole. Tình trạng viêm ở khu vực hang vị sẽ được cải thiện đáng kể nếu người bệnh duy trì ăn 2 hạt chà là sống trong các bữa ăn trưa và tối.
- Đậu rồng rang: Đây là mẹo chữa trị được nhiều người áp dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngừa xuất huyết. Được biết trong hạt đậu rồng có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nên chúng có khả năng kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Các bạn dùng khoảng 10 hạt đậu rồng rang, ăn trước bữa ăn sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh viêm hang vị dạ dày.
Đông y trị liệu
Ngoài các cách điều trị trên, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh. Ưu điểm của những phương pháp này là điều trị căn nguyên, tận gốc rễ để giúp chữa khỏi hoàn toàn, không tái phát. Thêm vào đó, các bài thuốc Đông y thường khá lành tính, nhờ nguyên liệu thảo dược tự nhiên, ít tác dụng phụ nên được nhiều người ưa chuộng.
Theo đó, bạn có thể tham khảo áp dụng một trong số những bài thuốc điều trị viêm hang vị sau đây:
- Bài thuốc 1: Trần bì, lá ổi khô, cây ngũ sắc, sinh khương, hoài sơn, cây bạch truật, trích thảo. Rửa sạch các nguyên liệu, mang sao vàng hạ thổ, cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước cốt. Mỗi ngày người bệnh kiên trì uống 3 – 4 lần để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Bài thuốc 2: ý dĩ, bạch thược, táo đỏ, đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, bán hạ, đan bì, cam thảo. Rửa sạch tất cả các thảo dược rồi cho vào ấm, sắc lấy nước cốt và kiên trì sử dụng 3 – 4 lần/ngày để có được hiệu quả tối ưu.
- Bài thuốc 3: Bài thuốc Sơn can Bình vị tán được nghiên cứu từ hoan 30 loại thảo dược quý. Bài thuốc đã được kiểm định chất lượng bởi Bộ Y tế và được bào chế dưới 3 dạng chế phẩm là sơn can bình vị trị viêm loét Hp, sơn can bình vị trào ngược và cao bình vị.
Các bài thuốc Đông y có thể giúp chữa trị tận gốc tình trạng viêm hang vị dạ dày. Dưới đây là bài thuốc chi tiết hơn về Sơn ca Bình vị tán:
- Bài thuốc Thất tiêu tán: Dùng ngũ linh chi và bồ hoàng tán thành bột. Sau đó mỗi ngày dùng 10g để uống (chia thành 2 lần).
- Bài thuốc Can khí phạm vị: Dùng sài hồ, bạch thược, chỉ xác, cam thảo, hương phụ, xuyên khung. Các vị thuốc sắc lấy nước và kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang trong vòng 1 tháng.
- Bài thuốc Sơ can bình vị tán: Gồm bạch thược, ô tặc cốt, bố chính sâm, tam thất, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo,… Các vị thuốc được điều chế dưới dạng viên hoàn, cao mềm hoặc thuốc sắc sẵn giúp người bệnh dễ dàng sử dụng. Công dụng là đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, phục hồi các tạng phủ trong cơ thể và ngăn bệnh tái phát.
Các bài thuốc Đông y khá an toàn, lành tính, chữa tận gốc bệnh. Tuy nhiên thời gian chữa trị sẽ thường khá dài nên người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc.
Cách chăm sóc và phòng tránh viêm hang vị trào ngược thực quản
Bệnh viêm hang vị trào ngược thực quản, viêm hang vị dạ dày là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt, làm việc nên cần có cách chăm sóc khoa học. Bên cạnh đó, để bệnh sớm được điều trị dứt điểm, đồng thời phòng tránh bệnh hiệu quả, các bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám ngay để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Trường hợp bị viêm hang bị do vi khuẩn Hp, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Đối tượng bị viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày cần ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no. Bởi điều này có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa và khiến các triệu chứng của bệnh chuyển biến xấu.
- Cần uống nhiều nước để giúp cơ thể thanh lọc và tránh sử dụng thức uống có cồn, có gas.
- Hạn chế dùng thực phẩm quá cay, quá chua, mặn để tránh nguy cơ bị viêm xung huyết hang vị dạ dày.
- Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các loại rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất. Cá hồi, sữa đậu nành, sữa chua, thịt gà, thịt lợn thăn,… cũng rất tốt cho cơ thể và cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa nên bạn hãy tích cực bổ sung.
- Hạn chế tình trạng lo âu kéo dài, căng thẳng quá độ, thay vào đó hãy nghỉ ngơi, thư giãn và ăn uống điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, tập thể dục thường xuyên.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường để đảm bảo cơ thể vẫn hoạt động bình thường.
Mong rằng sau khi đã nắm được các kiến thức về bệnh viêm hang vị dạ dày, bạn đọc sẽ có thái độ cảnh giác, chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và có hướng điều trị bệnh phù hợp. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng nên được chú trọng để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị sớm đạt kết quả tốt.