Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Viêm dạ dày ruột cấp là một căn bệnh là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Bệnh thường gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như nôn mửa, đau quặn bụng tiêu chảy,… khiến cơ thể của bạn bị mất nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị viêm dạ dày cấp tính, giúp bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này.
Viêm dạ dày ruột cấp là gì?
Viêm dạ dày ruột cấp tính là tình trạng niêm mạc của đường tiêu hóa bị viêm. Đây là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ em, nhất là những nơi có mật độ dân số đông và trình độ y tế chưa phát triển. Người bị viêm dạ dày ruột cấp thường có dấu hiệu đặc trưng đó là tiêu chảy, nôn mửa và đau quặn bụng. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị mất nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn có thể gây suy phủ tạng và dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu khi bị bệnh
Người bệnh bị viêm dạ dày ruột cấp thường có các dấu hiệu như sau:
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
- Sốt nhẹ không rõ nguyên nhân.
- Đau quặn bụng thành từng cơn.
- Tiểu tiện ít, mất nước, cơ thể xanh xao, suy nhược.
- Đau đầu, choáng váng, mệt mỏi.
Riêng đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể chẩn đoán viêm dạ dày cấp ở trẻ thông qua những triệu chứng như:
- Sốt cao trên 38 độ.
- Thường xuyên quấy khóc.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Nôn nhiều.
- Đi ngoài có dính mủ xanh hoặc dính máu.
- Tiểu tiện ít.
- Môi khô, da khô, mắt hõm.
- Đau đầu.
- Chuột rút.
Nguyên nhân gây bệnh cụ thể
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm dạ dày ruột cấp tính là do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Trong đó, 70% nguyên nhân gây bệnh là do virus gây nên. Chúng lây lan qua thực phẩm, tiếp xúc với người bệnh hoặc do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, kém vệ sinh.
Do virus
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính do virus gây ra cực kỳ nguy hiểm bởi những loại virus này không thể điều trị bằng kháng sinh thông thường. Một số loại virus thường gặp đó là:
- Norovirus: Norovirus là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp ở mọi lứa tuổi. Chúng có thể lây nhiễm qua thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh hoặc truyền từ người bệnh sang người bình thường. Khi virus vào cơ thể, thời gian ủ bệnh là từ 1-2 ngày.
- Rotavirus: Loại virus này thường gặp ở trẻ nhỏ, những người lớn bị nhiễm Rotavirus thường có triệu chứng nhẹ hơn. Khi virus vào cơ thể, thời gian ủ bệnh sẽ là từ 1-3 ngày.
- Astrovirus: Virus Astrovirus có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu vẫn là trẻ em và trẻ sơ sinh. Chúng thường lây truyền qua đường phân và miệng. Thời gian để virus ủ bệnh là từ 3-4 ngày.
- Adenovirus: Adenovirus là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Chúng thường lây truyền theo đường phân và miệng. Thời gian ủ bệnh sẽ là từ 3-10 ngày.
- Virus khác: Ở một số người bệnh có hệ miễn dịch vị suy giảm có thể gặp phải một số loại virus gây bệnh khác như Cytomegalovirus, Enterovirus.
Do vi khuẩn
Ngoài virus, bệnh viêm dạ dày ruột cấp còn có thể do vi khuẩn gây nên. Một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp đó là:
- Salmonella.
- Campylobacter.
- Shigella.
- Escherichia coli (đặc biệt là serotype O157:H7).
- Clostridium difficile.
Những loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố gây viêm niêm mạc dạ dày, ruột non và đại tràng. Chúng chủ yếu lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với chân, tay, miệng. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn này.
Do ký sinh trùng
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp còn có thể do các loại ký sinh trùng gây nên, cụ thể như:
- Các loại giun bao gồm giun đũa, giun tóc, giun kim.
- Các loại sán bao gồm sán lá gan, sán chỉ, sán lợn.
- Các loại sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ.
Khi người bệnh tiêu thụ phải những loại thức ăn có chứa trứng hoặc ấu trùng của ký sinh trùng, chúng sẽ sinh sôi phát triển ở trong đường ruột và gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp.
Đối tượng dễ bị viêm dạ dày ruột cấp
Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh viêm dạ dày ruột cấp, tuy nhiên những đối tượng sau lại có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn những nhóm người còn lại:
- Những người có hệ miễn dịch kém: Người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, người bị HIV/AIDS,… dễ bị các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và tấn công.
- Người sống trong khu vực kém vệ sinh: Những người sống ở nơi có nguồn nước không hợp vệ sinh, gần chuồng trại chăn nuôi, thường xuyên phải tiếp xúc với phân động vật,… sẽ có nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng.
- Người lười vệ sinh, sống không sạch sẽ: Những người kém vệ sinh như ở bẩn, không dọn dẹp nhà cửa, không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh,… thường có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus qua đường tay, chân, miệng.
Viêm dạ dày ruột cấp tính có nguy hiểm hay không?
Trên thực tế, những người bị viêm dạ dày ruột cấp thường sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Tuy nhiên, ở những đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi cần chú ý hơn về sức khỏe. Những trường hợp bệnh nặng cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Mất nước, rối loạn cân bằng điện giải: Đây là biến chứng phổ biến do viêm và sốt cao gây mất nước nhiều. Khi đó người bệnh bệnh sẽ rơi vào trạng thái nôn nao, mệt mỏi, không đủ sức lực.
- Phản ứng viêm lan truyền: Cơ thể người bệnh có thể xuất hiện viêm nhiễm ở một số bộ phận khác như viêm khớp, viêm kết mạc, viêm da,… do vi khuẩn đã bắt đầu lây lan qua đường máu.
- Hội chứng ruột kích thích: Gây ra phản ứng kích thích lan truyền khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa và kích thích ống tiêu hóa.
- Mất khả năng nạp lactose: Bệnh viêm dạ dày ruột cấp gây mất cân bằng hệ men đường ruột khiến người bệnh sau khi dùng các loại thực phẩm chứa nhiều lactose sẽ bị nôn và đi ngoài.
- Suy dinh dưỡng: Bệnh viêm dạ dày ruột cấp nếu kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng giảm dung nạp chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chẩn đoán bệnh đau dạ dày cấp
Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng. Sau khi ghi nhận những thông tin về sức khỏe của người bệnh như thói quen ăn uống, dấu hiệu thường gặp và các loại thuốc đang dùng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh là gì.
Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm để kiểm tra mức độ tổn thương đường ruột và dạng vi khuẩn, virus đang tồn tại trong dạ dày, từ đó có được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Dưới đây là một số xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh:
- Xét nghiệm phân để xác định xem có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong dạ dày hay không. Đồng thời tìm hiểu về yếu tố dịch tễ của người bệnh để xác định người bệnh bị tiêu chảy cấp tính hay mãn tính.
- Xét nghiệm kiểm tra chất điện giải trong huyết thanh.
- Xét nghiệm chức năng thận.
- Xét nghiệm BUN.
- Xét nghiệm creatinine.
- Test tổn phân tích tế bào máu.
Cách chữa bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính
Hiện nay với sự phát triển của y học, đã có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp bao gồm: Sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y, áp dụng mẹo dân gian và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được áp dụng cách điều trị riêng biệt và phù hợp.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây y
Bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng giúp cải thiện tình trạng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy như:
- Thuốc chống nôn: Prochlorperazine, promethazin dạng tiêm, ondansetron dạng uống,…
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Loperamid, diphenoxylate,…
- Thuốc kháng axit: Maalox, mylanta, cimetidin,….
- Thuốc hỗ trợ giảm đau hạ sốt: Ibuprofen, paracetamol,…
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Metoclopramid HCL, domperidone maleate,…
- Thuốc ức chế tiết HCL: Thuốc ức chế receptor H2 – Histamin, omeprazol, esomeprazol, lansoprazol…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc và nhanh lành sẹo: Bismuth subcitrat, sucralfat….
Những loại thuốc này có tác dụng điều trị bệnh nhanh chóng, dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Đối với những người không dùng được thuốc Tây y thì việc dùng thuốc Đông y là một lựa chọn hợp lý. Thuốc Đông y được bào chế từ các loại dược liệu tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe và không gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, thuốc Đông y còn giúp điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ, bồi bổ sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Một số bài thuốc Đông y giúp trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp bạn có thể tham khảo như sau:
Bài thuốc số 1:
- Thành phần: Rau má 12g, bồ công anh 12g, chi tử 8g, cúc tần 8h, sài hồ 8g, viễn chí 6g, muồng trâu 6g, uất kim 6g, ô dược 6g, hậu phác 6g.
- Công dụng: Phù hợp với những người bị viêm dạ dày khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao. Thang thuốc này sẽ có tác dụng tiết chế quá trình tăng sinh dịch vị, giảm tiết axit trong dạ dày giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
- Cách sử dụng: Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, đem sắc cùng với 4 bát nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 1 bát nước thì tắt bếp, đợi nguội bớt là có thể sử dụng. Nên uống hết thuốc trong ngày và không nên để tích trữ sang ngày hôm sau.
Bài thuốc số 2:
- Thành phần: Vỏ quýt 8g, đảng sâm 8g, củ sả 8g, bạch truật 8g, phụ quế 6g , sa nhân 6g , chỉ thực 6g , thủy xương hồ 6g , bán hạ chế 6g , mai mực 6g , mộc hương 6g.
- Công dụng: Bài thuốc có tác dụng bình ổn hoạt động tiết dịch vị, cải thiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy do bệnh đau dạ dày gây ra.
- Cách sử dụng: Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên, đem sắc với 4 bát nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp, đợi nguội bớt là có thể sử dụng. Bạn nên uống mỗi ngày 1 thang để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng mẹo dân gian
Một số nguyên liệu dân gian như nghệ, lá tía tô, gừng tươi, nha đam, mật ong… hoàn toàn có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Vì vậy với những người mới chớm bị bệnh hoặc bệnh vẫn ở thể nhẹ, bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo điều trị như sau:
Tinh bột nghệ
Nghệ là một nguyên liệu tự nhiên có chứa chất chống oxy hóa và hoạt chất curcumin, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ. Đồng thời nguyên liệu này còn giúp làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần pha 1 thìa bột nghệ vào 200ml nước ấm, thêm một chút mật ong, khuấy đều và uống mỗi ngày 1 ly vào buổi sáng. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ giúp các vết thương ở niêm mạc dạ dày nhanh được hồi phục, làn da và vóc dáng cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể.
Lá tía tô
Lá tía tô có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như tanin và glycosid, có tác dụng giúp làm giảm tình trạng viêm loét trong dạ dày, ngăn ngừa tiết dịch vị axit. Từ đó giúp quá trình phục hồi vết thương ở đường ruột diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Bạn có thể ăn sống lá tía tô hoặc sắc nước lá tía tô để uống. Áp dụng đều đặn hàng ngày chắc chắn bệnh viêm dạ dày ruột cấp của bạn sẽ được điều trị dứt điểm.
Gừng tươi
Gừng là nguyên liệu tự nhiên có tính ấm, giúp kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau bụng, chống buồn nôn hiệu quả. Sử dụng gừng tươi cũng là cách giúp loại bỏ tác nhân gây hại trong hệ tiêu hóa, giúp bệnh viêm dạ dày nhanh được cải thiện. Bạn hãy dùng vài lát gừng tươi pha với nước ấm, cho thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống. Mỗi ngày dùng khoảng 2 ly và uống trước bữa ăn sẽ giúp sức khỏe của bạn được ổn định.
Nha đam
Các nhà khoa học cho thấy, nha đam có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột, trong đó có bệnh viêm dạ dày ruột cấp. Bạn hãy chuẩn bị một nhánh nha đam, gọt vỏ và chỉ giữ lại phần thịt, đem rửa sạch, xay nhuyễn, thêm nước ấm và uống. Mỗi ngày dùng từ 1-2 cốc nước nha đam không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn giúp da dẻ thêm hồng hào, mịn màng.
Các phòng ngừa và cải thiện bệnh tại nhà
Song song với việc điều trị, những người bị viêm dạ dày ruột cấp nên lưu ý một số vấn đề sau để giúp bệnh không tiến triển nặng.
- Nên chú ý sử dụng thực phẩm sạch, tươi ngon để chế biến món ăn, không nên ăn quá nhiều đồ đóng hộp, đồ đông lạnh, thức ăn tái, đồ sống,….
- Các món ăn nên chế biến thành những món thanh đạm như luộc, hấp, nấu canh, tránh các món chiên, rán, xào quá nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn thành 4-5 bữa trên ngày thay vì chỉ ăn 2-3 bữa để giúp cho dạ dày không bị quá tải, giúp cho việc chuyển hóa thức ăn được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm trong một thời gian dài, cần đa dạng các món ăn để chế độ dinh dưỡng thêm phong phú hơn.
- Không sử dụng quá nhiều gia vị, nhất là những gia vị chua, cay sẽ không tốt cho dạ dày.
- Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, bát đũa với người khác để tránh lây nhiễm chéo bệnh cho nhau.
- Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chú ý vệ sinh chỗ ngủ, phòng tắm, phòng bếp sạch sẽ để tránh sự lây nhiễm từ vi khuẩn và ký sinh trùng.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ để giúp tăng bài tiết nước bọt, trung hòa axit trong dạ dày. Đặc biệt không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Nên uống nhiều nước để giúp vùng niêm mạc dạ dày bị viêm, đồng thời giúp hạn chế quá trình ăn mòn của axit trong dạ dày.
- Nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho dạ dày như: Bơ, đậu phụ, đậu lăng, đậu phộng, mứt, bắp rang bơ, dưa muối, bánh mì nguyên hạt, sữa, phô mai, rượu bia,….
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm dạ dày ruột cấp. Hy vọng thông qua những chia sẻ này bạn đã có thể nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, đồng thời có thể đưa ra được phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh chần chừ để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.