Viêm amidan ở trẻ em là gì? Điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương
Viêm amidan ở trẻ em thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc do bản thân đối tượng có sức đề kháng kém, dẫn tới những tình trạng khó chịu như: Sốt về chiều, ho đờm nhiều, quấy khóc…Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh lý này cần được thực hiện kịp thời và đúng theo phác đồ để tránh tình trạng tái phát.
Trẻ bị viêm amidan – nguy hiểm hay không?
Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng sưng viêm tại hai bên amidan trong vòm họng, và khi soi trực tiếp sẽ thấy hình ảnh đỏ hoặc ổ áp xe lớn. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng khó chịu như: Thường xuyên sốt về chiều, đau rát cổ họng, cổ nhiều đờm đặc, ăn hay nôn, biếng ăn, quấy khóc,…Tình trạng này thường xuất hiện khi chuyển giao mùa và thay đổi thời tiết, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và thể chất của bé.
Đối tượng trẻ em nào thường mắc bệnh viêm amidan? Những đối tượng được xác định có nguy cơ cao bị bệnh bao gồm:
- Trẻ em có sức đề kháng kém, đặc biệt là khi không còn kháng thể từ cơ thể mẹ truyền qua sữa.
- Trẻ có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp trên như: Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng,…sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm amidan.
- Trẻ có thói quen chơi ở những khu vực không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc trực tiếp với các bạn khác đã và đang mắc bệnh.
- Trẻ không được vệ sinh vòm họng thường xuyên, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Viêm amidan ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:
- Viêm amidan mủ: Nếu tình trạng viêm amidan không được điều trị dứt điểm và tái lại nhiều lần thì bệnh có nguy cơ cao sẽ chuyển sang thể trạng có mủ trắng. Như vậy sẽ khiến tổ chức amidan không còn khả năng đón bắt vi khuẩn, đồng thời dễ có nguy cơ mắc bệnh lý khác.
- Viêm tai – mũi – họng: Amidan nằm tại cổ họng và thông trực tiếp với mũi – tai giữa. Nếu bị viêm amidan quá lâu thì trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm cả ở hai bộ phận liên quan này.
- Viêm dây thanh quản: Viêm amidan lan tỏa gây viêm dây thanh quản, khiến trẻ bị mất tiếng và không nói được. Tùy vào tình trạng viêm mà mức độ hồi phục của trẻ sau đó cũng khác nhau.
- Viêm phổi hoặc tim: Đây cũng là biến chứng nghiêm trọng của viêm amidan cấp, do vậy bố mẹ nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Nhiễm khuẩn huyết: Nếu tình trạng viêm không được xử lý, vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết.
- Biến chứng xa trên các cơ quan thận và xương: Một số biến chứng trên thận và xương sẽ xuất hiện bất ngờ và có mức độ tiến triển âm thầm. Do vậy bản thân các bậc phụ huynh không được chủ quan về bệnh, cần cho con khám tổng thể để kiểm tra các chức năng trong cơ thể khi bị viêm amidan. Như vậy sẽ phát hiện sớm được những tình trạng nguy hiểm này.
Viêm amidan ở trẻ em là bệnh nguy hiểm và nếu không điều trị dứt điểm thì trẻ có nguy cơ phải mang bệnh suốt đời. Do vậy, khi đang còn nhỏ, bố mẹ nên có biện pháp tăng cường sức đề kháng, đồng thời bảo vệ đường hô hấp để con tránh bị mắc bệnh.
Nguyên nhân và triệu chứng khi bé bị viêm amidan
Để có biện pháp điều trị phù hợp, bác sĩ cần xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh thông qua triệu chứng của bệnh nhân. Đồng thời, đây cũng là nguồn thông tin quan trọng giúp bố mẹ nhận biết và có hướng xử lý sớm cho con.
Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ nhỏ bao gồm:
Vi khuẩn, virus
Khi có sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể (vi khuẩn, virus), amidan sẽ là nơi tiếp nhận và bắt giữ những yếu tố này, đồng thời tiêu diệt chúng để không đi sâu được vào trong cơ thể. Tuy nhiên khi cơ thể có sức đề kháng yếu, sự xâm nhập này thường diễn ra mạnh mẽ và khiến amidan phải làm việc “quá sức”, dẫn tới tình trạng viêm và đau kéo dài.
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết tạo môi trường và cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời yếu tố này cũng thay đổi thể trạng cơ thể và khiến quá trình xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Do vậy bố mẹ cần có biện pháp phòng ngừa cho trẻ như: Đeo khẩu trang, vệ sinh đường hô hấp thường xuyên, giữ ấm cơ thể…
Viêm mũi và tai giữa
Viêm tai giữa và mũi là điều kiện cho sự phát triển của viêm amidan, bởi vì các bộ phận này có mối liên hệ với nhau. Do vậy cần có cách vệ sinh phù hợp để tránh mắc bệnh.
Môi trường học tập và sinh hoạt không đảm bảo
Theo số liệu thống kê, những trẻ được sống trong môi trường đảm bảo về độ ẩm và nhiệt độ sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn những bạn khác. Như vậy đây cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe và sức đề kháng của trẻ.
Sức đề kháng kém
Sức đề kháng kém do chế độ dinh dưỡng hoặc bẩm sinh là nguyên nhân chính gây viêm amidan. Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sẽ tiếp nhận kháng thể từ sữa mẹ và hầu như không bị mắc các bệnh đường hô . Tuy nhiên thời gian sau đó, trẻ sẽ phải tự thiết lập lại “rào chắn” này, do vậy sẽ thường xuyên mắc bệnh hơn.
Thường xuyên có thói quen xấu trong sinh hoạt
Ngoài ra, khi trẻ có những thói quen xấu như: Nghịch bẩn, hay mút ngón tay, biếng ăn, vệ sinh răng miệng không thường xuyên,…sẽ dễ mắc bệnhhơn.
Triệu chứng viêm
Viêm amidan ở trẻ em ở giai đoạn nhẹ thường bị nhầm lẫn với bệnh lý đường hô hấp nói chung và chỉ khi được thăm khám cụ thể mới có thể phát hiện được bệnh. Tuy nhiên khi đã ở mức độ trung bình đến nặng, bố mẹ có thể nhận thấy những triệu chứng rõ ràng của viêm amidan, bao gồm:
- Trẻ có cảm giác vướng, khó nuốt hoặc đau rát ở cổ họng.
- Thường xuyên quấy khóc, có thể dẫn tới khàn giọng hoặc mất tiếng.
- Viêm có thể xuất hiện mủ/áp xe tùy mức độ, kèm theo sốt về chiều.
- Có đờm ở cổ họng, màu đục và mùi hôi đặc trưng.
- Khi soi niêm mạc thì thấy amidan bị đỏ và sưng to hơn bình thường.
- Trẻ lười ăn, ăn hay nôn trớ và sụt cân nếu bị viêm kéo dài.
- Đối với trường hợp trẻ bị viêm amidan cấp sẽ có thêm một số biểu hiện như:
- Sốt rất cao (39 – 40 độ) và thường xuyên thấy vào buổi chiều tối.
- Đờm có thể thấy thêm tia máu do tình trạng xung huyết.
- Trẻ gần như rất ít cử động, chủ yếu sẽ ngủ li bì.
Cách chẩn đoán và điều trị viêm amidan ở trẻ em
Chẩn đoán viêm amidan ở trẻ em được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi và theo đúng quy trình bệnh viện đã quy định. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện nặng thì cần được điều trị nội trú và theo dõi thường xuyên. Còn nếu mức độ bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị ngoại khoa và hướng dẫn trực tiếp cho người giám hộ về cách sử dụng.
Cách chẩn đoán viêm amidan ở trẻ em
Chẩn đoán viêm amidan ở trẻ em thực hiện như sau:
- Thăm khám tại chỗ: Trẻ có biểu hiện bất thường trên đường hô hấp sẽ được bác sĩ thăm khám vòm họng bằng cách soi trực tiếp. Khi nhìn thấy những tổn thương cũng như mức độ sưng viêm, bác sĩ sẽ kết luận bước đầu về bệnh. Tuy nhiên bác sĩ sẽ còn trao đổi thêm về tiền sử bệnh, biểu hiện của trẻ để thực hiện thêm những xét nghiệm đánh giá chức năng.
- Xét nghiệm: Sau khi thăm khám, kiểm tra tổng thể, bác sĩ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm: Máu, chức năng thận, chức năng tim…để xem những biến chứng đã xuất hiện ở bệnh nhân.
- Trả kết quả: Kết quả của các xét nghiệm được gửi về phòng bác sĩ phụ trách, sau đó bố mẹ sẽ nghe bác sĩ chẩn đoán và đưa ra chỉ định cụ thể.
Đọc thêm:
Mẹo dân gian điều trị
Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị triệu chứng cho bé khi mắc bệnh viêm amidan, bố mẹ có thể thực hiện tại nhà với quy trình khá đơn giản. Tuy nhiên không áp dụng cho đối tượng bị cấp tính hoặc bênh viêm nặng, bởi sẽ gây ra phản tác dụng hoặc khiến bệnh lý nặng hơn.
Kháng viêm bằng muối
Muối là chất được biết đến với khả năng sát khuẩn cao. Khi sử dụng muối dưới dạng nước súc miệng, tế bào vi khuẩn sẽ bị nhược trương dẫn tới thay đổi cấu trúc., và chính điều này đã khiến tình trạng viêm được thuyên giảm.
Nguyên liệu: Muối trắng 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lựa chọn loại muối tinh sạch để nguy cơ tiếp xúc với tạp chất khi sử dụng. Sau đó cho sẵn vào một cái cốc.
- Đun nước đến khi sôi, sau đó cho trực tiếp vào cốc và khuấy đều.
- Để nước muối nguội một chút rồi cho bệnh nhân sử dụng.
- Lưu ý nên thực hiện súc miệng 3 – 4 lần/ngày trong thời gian đang ho và đờm nhiều. Sau đó có thể giảm dần về 1 – 2 lần/ngày
Giảm ho bằng chanh đào mật ong
Mật ong có hàm lượng đường glucose rất cao, đây là môi trường mà vi khuẩn không thể phát triển được, do vậy chất này luôn được đưa vào nhóm kháng khuẩn tự nhiên. Mặt khác chanh đào chứa vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Khi kết hợp hai thành phần này với nhau sẽ tăng hiệu quả giảm triệu chứng ho và viêm khi viêm amidan ở trẻ em.
Nguyên liệu: Chanh đào 5 quả, mật ong 300g
Thực hiện và sử dụng:
- Chanh đào rửa sạch, để nguyên vỏ và cắt thành những lát mỏng.
- Chuẩn bị một bình thủy tinh sạch, sau đó xếp chanh đào theo từng lớp vào bên trong.
- Tiếp đến, đổ mật ong từ từ vào bình (để tránh bọt khí), đến khi ngập bề mặt của chanh đào thì dừng.
- Để ngâm khoảng 1 tháng (càng lâu càng tốt) thì có thể sử dụng được.
- Bố mẹ lấy từ 2 – 3 thìa siro, sau đó hòa cùng 50mL nước ấm rồi cho bé uống hàng ngày.
Chữa bệnh viêm amidan ở trẻ bằng Đông y
Điều trị Đông y được chỉ định khi bệnh nhân có mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình, chưa có biến chứng hoặc sau thời gian điều trị Tây y đã ổn định. Phương pháp này giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe, tránh được tác động xấu đến cơ thể trẻ trong thời gian dùng. Tuy nhiên đáp ứng còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa cũng như hàm lượng uống.
Do vậy bố mẹ nên kiên trì cho bé sử dụng lâu dài, vừa để thấy được đáp ứng rõ rệt hơn, vừa giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài thuốc 1
Bài thuốc này có hiệu quả giảm đau cũng như cảm giác khó chịu của vùng cổ họng. Phù hợp với đối tượng trên 5 tuổi, những trẻ bé hơn nếu muốn sử dụng thì cần được sự cho phép của thầy thuốc.
Nguyên liệu: Sinh địa, sơn thù, hoài sơn, trạch tả, đan bì, phục linh, huyền sâm, xạ can, tri mẫu, thiên hoa phấn, địa cốt bì, ngưu tất.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị thang thuốc theo các thành phần trên.
- Cho dược liệu vào ấm sắc và thêm nước, tiến hành sắc trong 20 phút.
- Cứ 2 – 3 hôm lại bào chế một lần, chia thành 2 – 3 ngày sử dụng.
Bài thuốc 2
Bài thuốc này phù hợp với tình trạng viêm amidan ở trẻ em, giúp giảm sốt và ho có đờm nhanh chóng. Đối với bệnh nhân bị dị ứng với thành phần bài thuốc thì không nên sử dụng.
Nguyên liệu: Kim ngân hoa, mơ rừng, bạc hà, củ gừng gió, rau má.
Thực hiện và sử dụng:
- Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên với hàm lượng cụ thể mà thầy thuốc đã chỉ định.
- Chia lượng thuốc thành 2 phần bằng nhau, tùy vào mức độ mà sử dụng trong 1 – 2 ngày kể từ khi bào chế.
Phương pháp điều trị bằng Tây y
Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc nội khoa tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, tuy nhiên những biện pháp này đều mang lại tỷ lệ đáp ứng cao cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đảm bảo rằng sẽ thực hiện đúng theo chỉ dẫn điều trị của nhân viên y tế để tránh những tác dụng không mong muốn
Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc Tây y đối với viêm amidan ở trẻ em được thực hiện rất cẩn thận. Bởi vì đối tượng sử dụng do còn ít tuổi nên chức năng cơ quan trong cơ thể còn yếu, nếu dùng sai hàm lượng hoặc sai thuốc thì sẽ dẫn tới ngộ độc và gây ra những tình trạng nghiêm trọng.
Phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên khi sử dụng lâu dài cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bao gồm:
- Kháng sinh chuyên khoa nhi bao gồm: Augmentin (250mg, 500mg), clamoxyl (250mg, 500mg), claminat (250mg, 500mg), cefdinir (100mg), cefixim (100mg), zinnat (100mg, 200mg)…được chỉ định thường xuyên. Đây là những dòng kháng sinh đặc hiệu với bệnh lý đường hô hấp và hàm lượng phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Dextromethorphan, halixol, ambroxol, acemuc (100mg, 200mg)…được sử dụng để giảm triệu chứng ho và đẩy đờm ra khỏi đường hô hấp.
- Thuốc kháng viêm tại chỗ như: Alpha choay, bromelain kết hợp papain,…được dùng dưới dạng viên ngậm, sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng phù nề amidan tại chỗ.
- Thuốc kháng viêm toàn thân thường dùng là betamethasone. Chỉ nên dùng các dạng thuốc mạnh hơn khi được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như: Efferalgan (80mh, 150mg, 250mg), hapacol (80mg, 150mg, 250mg), ibuprofen…được sử dụng cả dạng uống và dạng viên đặt. Trong trường hợp trẻ hay sốt về đêm thì nên dùng dạng viên đặt hậu môn sẽ nhanh hạ sốt hơn.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm amidan ở trẻ em thường xuyên tái phát và đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm trên đường hô hấp. Bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp cắt amidan phù hợp cho con. Đây cũng là biện pháp ngoại khoa thường được sử dụng và mang lại tình trạng ổn định cho bệnh nhân.
Một số biện pháp cắt amidan thường được chỉ định cho trẻ em là:
- Cắt sử dụng siêu âm và dao mổ đơn cực.
- Biện pháp bóc tách amidan bằng dao, sóng siêu âm.
- Cắt amidan triệt để bằng sluder điện.
- Phương pháp cắt bằng dụng cụ coblator.
Phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em hiệu quả
Viêm amidan ở trẻ em không những ảnh hưởng đến sức khỏe của con mà còn làm “đảo lộn” sinh hoạt của bố mẹ, bên cạnh đó còn có thể để lại những biến chứng khó lường. Vậy để phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em, bố mẹ nên:
- Đưa con đi kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn thường xuyên, trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé hiện tại và có những biện pháp xử lý sớm.
- Luôn đảm bảo môi trường sống và học tập của trẻ được thoáng mát, sạch sẽ. Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ.
- Giữ ấm cơ thể khi cho trẻ đi ra ngoài, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng sức đề kháng tự nhiên, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ thể trẻ được phát triển.
- Quan tâm đến các triệu chứng bất thường của trẻ và cho bé thăm khám ngay để được điều trị.
Viêm amidan ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cho nên để bảo vệ sức khỏe cho các bé, bố mẹ nên tìm đọc những kiến thức cơ bản về bệnh lý này. Đồng thời thường xuyên cho bé kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm nguy cơ tiến triển bệnh và có cách điều trị phù hợp.
Không bỏ qua: