Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày thì hết? Có nguy hiểm không? [Góc tư vấn]

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và có nguy hiểm không đang là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Chỉ khi hiểu rõ về tình trạng sốt do viêm amidan, phụ huynh mới có thể sớm tìm được biện pháp hạ sốt phù hợp và bảo vệ sức khỏe cho bé.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày?

Viêm amidan là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp xuất hiện phổ biến ở các bé dưới 10 tuổi. Triệu chứng đi kèm là ho, sốt, khạc đờm, đau rát họng. Cơn sốt do viêm amidan có thể lên tới trên 38 độ C và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày là nỗi lo lắng chung của các phụ huynh
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày là nỗi lo lắng chung của các phụ huynh

Thực tế, sốt là phản ứng phòng vệ của cơ thể khi bị viêm amidan để hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày? Điều này sẽ có sự khác biệt giữa tình trạng viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính.

Trẻ bị viêm amidan cấp sốt mấy ngày

Tình trạng sốt của trẻ khi bị viêm amidan cấp được thể hiện qua những biểu hiện sau:

  • Thời gian sốt kéo dài từ 1 – 4 ngày.
  • Xuất hiện tình trạng rét run và ớn lạnh.
  • Khi soi họng sẽ thấy amidan sưng đỏ, bề mặt có chấm đỏ hoặc chấm trắng.
  • Cơ thể mất nước: tiết ít nước bọt, khô họng, khát nước, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
  • Do virus: trẻ sốt cao và đột ngột có thể từ 38 – 40 độ C. Sốt xuất hiện từng cơn, tái phát sốt dai dẳng. Trẻ có thể bị viêm mũi hoặc sổ mũi.
  • Do vi khuẩn: nhiệt độ sốt thấp, dao động từ 38 – 38,5 độ C, sốt âm ỉ và kéo dài cả ngày.

Trẻ viêm amidan sốt mấy ngày khi chuyển sang mãn tính

Khác với viêm cấp tính, tình trạng sốt khi bị viêm amidan mãn tính được thể hiện thông qua những dấu hiệu sau:

  • Chủ yếu sốt vào chiều hoặc đêm.
  • Cơ thể mệt mỏi, da tái nhợt, xanh xao, khi sờ vào thấy lạnh ngắt.
  • Đau họng âm ỉ, nuốt vướng, giọng nói thay đổi.
  • Hơi thở hôi, tiết nước bọt ít, ngủ khò khè hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm nhiễm thông thường: Sốt nhẹ, không lạnh, không rét run.
  • Viêm amidan hốc mủ: Bé có thể bị sốt từ nhẹ đến nặng tới 10 ngày.
Trẻ bị viêm amidan đi kèm sốt sẽ chán ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi
Trẻ bị viêm amidan đi kèm sốt sẽ chán ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi

Vậy, trẻ bị viêm amidan sốt bao lâu? Theo chuyên gia thống kê, trung bình thời gian sốt kéo dài từ 1 – 4 ngày. Đa số các bé sẽ hết sốt trong 3 – 4 ngày khi được chăm sóc hợp lý. Nhưng nếu cha mẹ không điều trị đúng cách, tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng từ 7 – 10 ngày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đọc thêm: Viêm amidan quá phát là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Trẻ bị viêm amidan hành sốt có nguy hiểm không?

Sức khỏe của các bé khá nhạy cảm và phản ứng nhanh với tác nhân gây sốt. Khi mắc bệnh, đa số trẻ đều chán ăn, mệt mỏi, thở nhanh. Tình trạng này có thể cải thiện sớm khi bé sử dụng thuốc hạ sốt.

Nhưng nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ rất dễ bị co giật vì sốt cao, đặc biệt là trẻ còn quá nhỏ. Khi bị co giật, bé có thể thiếu oxy não, mất ý thức và gia tăng nguy cơ bị động kinh.

Vì vậy, ngay khi bị sốt viêm amidan, các bé cần sớm được hạ sốt. Quan trọng hơn, phụ huynh nên nhận biết đúng thể bệnh cũng như cách điều trị phù hợp để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Để an toàn hơn, cha mẹ hãy đưa con đi thăm khám sớm để hạn chế nguy cơ gặp nguy hiểm do co giật. Nếu trẻ xuất hiện một trong các biến chứng sau, cha mẹ càng nên sớm đưa con tới bệnh viện:

  • Bị sốt do viêm amidan khi mới được 6 tháng tuổi.
  • Trẻ đã sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả.
  • Thời gian sốt kéo dài trên 3 ngày.
  • Tái phát sốt và rất cao, nhiệt độ lên tới 39 độ C.

Cách điều trị viêm amidan sốt cao?

Hiện tượng sốt khi bị viêm amidan nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng ăn uống và sức khỏe của các bé. Vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện biện pháp hạ sốt để bé không gặp nguy hiểm.

Cách khắc phục bằng mẹo dân gian

Nếu trẻ chỉ bị sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt. Lúc này phụ huynh có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như:

  • Dùng lá tía tô: Loại rau này có tác dụng giải cảm, thanh nhiệt, hạ thân nhiệt và rất an toàn với trẻ nhỏ. Người mẹ nên giã một nắm lá tía tô và chắt lấy nước để bé uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể đổi khẩu vị cho con bằng cách nấu cháo tía tô để hạ thân nhiệt của trẻ.
  • Chườm mát: Người lớn hãy dùng khăn sạch đã ngâm nước mát để lau và chườm các vị trí trên cơ thể trẻ như nách, trán, bẹn… Bạn lưu ý không lau hoặc chườm cho bé bằng nước lạnh hoặc nước đá vì có thể khiến cơn sốt nghiêm trọng hơn.
  • Rau diếp cá, ngải cứu, lá bỏng: Với cách này, các mẹ nên lấy một nắm lá diếp cá hoặc ngải cứu giã nát. Sau đó, bạn dùng vải sạch bọc lại rồi đắp lên trán trẻ trong nửa tiếng. Cuối cùng, bạn lau sạch cơ thể bé bằng nước ấm.

Lưu ý, phương pháp này chỉ có tác dụng hạ cơn sốt nhẹ dưới 38,5 độ C. Nếu cha mẹ đã áp dụng cách chữa tại nhà nhưng không hiệu quả, hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.

Bé bị viêm amidan sốt cao và cách trị bằng thuốc Tây

Thuốc hạ sốt chủ yếu được sử dụng đối với các bé bị sốt trên 38,5 độ C. Hai loại thuốc phổ biến nhất hiện nay và đặc biệt an toàn với sức khỏe của trẻ là:

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và nên điều trị bằng loại thuốc nào?
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và nên điều trị bằng loại thuốc nào?

Ibuprofen:

  • Sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tháng tuổi và có phản ứng dị ứng với paracetamol.
  • Sốt cao trên 39,2 độ C: sử dụng liều 5mg/kg cứ mỗi 6 – 8 giờ.
  • Sốt cao dưới 39,2 độ C: sử dụng liều 10mg/kg cứ mỗi 6 – 8 giờ.
  • Liều sử dụng tối đa là 40mg/kg trong 4 giờ.
  • Tuy nhiên liều dùng vẫn phải dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.

Paracetamol:

  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi, viên uống, gói bột, dạng đặt tại hậu môn.
  • Sử dụng liều 10 – 15mg/kg, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Phụ huynh không nên cho bé dùng quá 5 lần/ ngày và 75mg/kg/ngày.
  • Hàm lượng thường dùng là 80mg, 150mg và 325mg.

Cha mẹ nên ưu tiên cho con sử dụng thuốc ở dạng uống. Nếu bé bị sốt đi kèm buồn nôn và ngủ li bì thì các mẹ mới để con chuyển sang viên đặt hậu môn. Ngoài ra, phụ huynh không cho bé uống thuốc Paracetamol và Ibuprofen hơn 3 ngày liên tục. Nếu điều trị quá 3 ngày nhưng bệnh chưa thuyên giảm và cơ thể trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ

Khi cho bé điều trị viêm amidan bằng thuốc, các mẹ cần tuân thủ theo đúng liều lượng về cân nặng và chú ý tới khoảng cách giữa 2 lần sử dụng. Những đối tượng bị bệnh về gan hoặc vàng da do tắc mật không được uống thuốc hạ sốt tại nhà. Đặc biệt, người lớn không kết hợp 2 loại Paracetamol và Ibuprofen hoặc sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới 12 tuổi.

Trẻ sưng amidan sốt chữa bằng Đông y như thế nào?

Quá trình hạ sốt đối với trẻ bị viêm amidan cần sự kiên nhẫn và cẩn thận. Nếu cha mẹ chọn sai cách, bệnh của bé sẽ ngày càng nặng, thậm chí còn xuất hiện biến chứng.

Hiểu được tâm lý lo lắng của phụ huynh, các lương y đã nghiên cứu ra nhiều bài thuốc chữa bệnh tận gốc, hạ sốt an toàn và không gây tác dụng phụ đối với sức khỏe của trẻ.

Cơ chế chữa bệnh bằng thuốc nam là tác động sâu tới tạng phủ, thanh nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu cha mẹ cho con uống thuốc theo đúng hướng dẫn sẽ giúp giảm sốt, thanh nhiệt, khỏi bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Thuốc đông y không sử dụng tân dược nên có thể điều trị trong thời gian dài
Thuốc đông y không sử dụng tân dược nên có thể điều trị trong thời gian dài

Các bài thuốc Nam có thành phần từ thảo dược tự nhiên, đòi hỏi người mẹ khéo léo trong quy trình sắc thuốc. Nếu thuốc đắng, người lớn nên cho trẻ sử dụng đồ ngọt ngay sau khi uống thuốc.

Lời khuyên để phòng tránh tình trạng sốt cao khi bị viêm amidan

Cha mẹ không nên chỉ quan tâm đến biện pháp điều trị mà bỏ qua kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bé. Trong thời gian chữa bệnh cho con, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không sử dụng nước lạnh tắm hoặc dội lên cơ thể bé. Thay vào đó, người lớn nên vệ sinh thân thể trẻ bằng nước ấm sau đó lấy khăn chườm lên một số vị trí đã được chỉ định.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị được đưa ra từ bác sĩ. Cha mẹ không tự ý thay đổi liều lượng của thuốc hoặc thay phương pháp chữa bệnh khi chưa nhận được sự đồng ý.
  • Theo dõi thân nhiệt của bé để nhận thấy sự thay đổi hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường.
  • Nếu trẻ bị viêm amidan có mủ, bạn nên nhanh chóng làm sạch mủ.
  • Rèn cho bé thói quen vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối và uống đủ nước.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm và cơ địa của từng bé. Tuy nhiên, dù thời gian sốt của bé ngắn hay dài thì cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi thăm khám tại bệnh viện. Chỉ khi nhận được phác đồ phù hợp, sức khỏe của bé mới được cải thiện nhanh chóng.

Thông tin hữu ích:

Bệnh lý liên quan

TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKI

Nơi công tác: Bệnh viện Châm cứu Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia