16 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược mang tới hiệu quả tốt
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương
Chữa viêm amidan bằng thảo dược được nhiều bệnh nhân có triệu chứng nhẹ áp dụng phổ biến. Lý do là vì phương pháp này tiết kiệm kinh tế, thực hiện đơn giản và có thể áp dụng trong thời gian dài. Bài viết sẽ đưa ra danh sách 16 vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên, lành tính, giúp trị bệnh an toàn tại nhà.
Top 16 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược
Các vị thuốc Nam rất phù hợp và có độ tương thích cao với cơ địa của người Việt. Những bài thuốc từ dân gian vừa mang tới hiệu quả điều trị tốt lại phù hợp với nhiều đối tượng. Bệnh nhân bị viêm amidan có thể tham khảo 16 thảo dược chữa bệnh như sau:
Chữa viêm amidan bằng thuốc Nam với đinh lăng
Đinh lăng có hai bộ phận được Đông y ứng dụng phổ biến để chữa bệnh là phần rễ và lá cây. Tác dụng của đinh lăng là giải độc, giải biểu, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết và trị ho ra máu.
Cách thực hiện chữa viêm amidan bằng thảo dược đinh lăng như sau:
- Sắc 20g đinh lăng với 3 bát nước.
- Sau khi nước sôi thì hầm với lửa nhỏ.
- Đợi đến khi thuốc cạn còn 1 bát, bạn tắt bếp và chia làm 2 – 3 phần để uống trong ngày.
Chữa viêm amidan bằng lá cây lược vàng
Đây là vị thuốc Nam quý trong dân gian và mang tới nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Cây lược vàng chứa các hoạt chất như Kaempferol, Quercetin có thể chống dị ứng, chống oxy hóa, chống nhiễm trùng và kháng viêm hiệu quả.
Mặt khác, theo Đông y, thảo dược còn quy vào kinh phế nhằm giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, hóa đờm và tiêu viêm. Vì vậy, nó vừa có tác dụng trị viêm amidan vừa ngăn ngừa biến chứng liên quan tới khớp, tim, thận.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 3 – 4 lá cây lược vàng.
- Đợi cho thảo dược khô rồi bạn cuộn với ít muối hạt.
- Bệnh nhân nên nhai lược vàng từ từ sau đó mới nuốt .
- Kiên trì thực hiện biện pháp này 2 – 3 lần.
Kim ngân hoa – vị thuốc Nam trị viêm amidan
Đây là vị thuốc nổi bật, có khả năng chữa các bệnh liên quan tới tình trạng nhiễm khuẩn. Thảo dược có thể ức chế các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn tan huyết hoặc tụ cầu khuẩn.
Trong đông y, đây là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt, sẽ quy vào phế, vị để khu phong, tán nhiệt, trừ thấp. Từ đó, bệnh nhân có thể điều trị hiệu quả tình trạng lở loét, sưng viêm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20g bồ công anh, 30g kim ngân hoa, 10g xạ can, 19g cam thảo dây.
- Sắc các vị thuốc với 3 bát nước và đun lửa nhỏ.
- Khi ấm thuốc cạn chỉ còn 1 bát, bạn nên chia thành 2 phần và uống trong ngày.
Bài thuốc trị amidan bằng cây húng tần
Tên gọi khác của húng tần là tần dày lá, húng chanh, rau thơm lông, dương tô tử. Thảo dược sở hữu 0,05 – 0,12% tinh dầu nhưng chứa tới 65,2% hợp chất phenolic. Thành phần thymol, salicylate, eugenol, codein, chavicol cũng có tính kháng sinh mạnh mẽ. Vì vậy, húng tần giúp ức chế vi khuẩn sinh sôi tại họng – mũi – miệng và cả đường ruột.
Loại dược liệu này không độc, có thể quy vào kinh phế, tỳ và vị. Húng tần có khả năng trừ đờm, bổ phế, giải độc, giải cảm, ra mồ hôi và chữa amidan sưng đau cấp tính rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 20g húng tần và băm thật nhuyễn.
- Hòa dược liệu với 10ml nước sôi.
- Thêm 20g đường phèn rồi hòa tan.
- Uống hỗn hợp 2 – 3 lần/ ngày để đạt tác dụng tốt nhất.
Chữa viêm amidan bằng thảo dược sinh khương
Sinh khương là tên gọi khác của gừng – vị thuốc chuyên điều trị nhiễm trùng. Theo nghiên cứu, sinh khương chứa 2 – 3 % tinh dầu cùng hoạt chất Cineol có thể diệt khuẩn vượt trội. Thêm vào đó, gừng còn có vị cay, giúp chống lại tình trạng lở loét, dị ứng, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm nhiễm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Thái gừng thành lát mỏng.
- Hãm gừng với 200ml nước sôi trong vòng 10 – 15 phút.
- Bạn nên uống trà gừng khi còn ấm và sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày.
Bài thuốc trị viêm amidan bằng hoa cúc
Thành phần dược tính của thảo dược này đã nhận được sự chứng nhận của cả y học hiện đại và y học cổ truyền.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa cúc có các thành phần như axit amin, carotenoid, vitamin A, flavonoid, sesquiterpene, dầu béo (15,8%). Tác dụng của nó là chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống gốc tự do và đẩy lùi viêm nhiễm.
Trong khi đó, Đông y lại nhận thấy, dược liệu có vị ngọt, hơi hàn, tính bình, sẽ quy vào kinh tỳ, can, phế, thận. Do vậy, hoa cúc chủ yếu điều trị sơ tán phong nhiệt, bình gan, giải nhiệt độc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 300g hoa cúc và phơi khô.
- Sắc thảo dược với 2l nước, đun trong 30 phút.
- Hòa mật ong với trà hoa cúc và uống hàng ngày.
Chữa viêm amidan bằng thảo dược xạ can
Cây rẻ quạt hay xạ can là một vị thuốc quý nhưng lại mọc hoang ở nhiều nơi. Bộ phận được sử dụng để chữa bệnh là thân rễ, không độc, vị đắng, chủ yếu quy vào kinh can, phế. Đây cũng là dược liệu xuất hiện nhiều trong bài thuốc trị viêm amidan từ cấp tính đến mãn tính. Khi uống thuốc thường xuyên, bệnh nhân có thể tiêu thũng, thanh nhiệt và sát trùng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g xạ can – đậu chiều, 12g sài đất và 5g cam thảo.
- Sắc các dược liệu với 1l nước.
- Đợi nước cạn còn 400ml thì bạn tắt bếp và chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm amidan bằng tầm tang và bách hợp
Chữa viêm amidan bằng thảo dược từ tầm tang và bách hợp khá tốt. Tên gọi khác của tầm tang là lá dâu, chúng mọc hoang ở nhiều nơi và chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe. Với hoạt chất protid, amin tự do, axit hữu cơ, tanin… lá dâu giúp trừ phong thấp và điều trị tình trạng đau, sưng vòm họng.
Trong khi đó, bách hợp lại là vị thuốc hơi hàn, quy vào kinh phế, kinh tâm, có tác dụng nhuận phế, an thần, chống phù thũng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bách hợp (20g) và dâu tằm (9g).
- Sắc thảo dược với 1l nước, hầm lửa nhỏ trong nửa tiếng.
- Kiên trì uống thuốc khoảng 10 ngày, mỗi ngày 1 – 2 bát.
Chữa amidan bằng dân gian với cây cát cánh
Đây là vị thuốc được ứng dụng nhiều vào quá trình bào chế các bài thuốc trị nhiễm khuẩn. Loại thảo dược này không độc, có vị đắng, tính bình, sẽ quy vào kinh phế.
Cát cánh có khả năng trừ tà, đờm, tiêu nùng, tuyên thông phế khí và dẫn thuốc đi lên. Đông y chủ yếu sử dụng dược liệu để trị khàn tiếng, tắt tiếng, loại bỏ viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Trộn 8g cát cánh với 4g cam thảo.
- Tán hỗn hợp thành bột mịn để pha với nước uống.
- Hàng ngày, bạn nên sử dụng thuốc 1 – 2 lần vào các buổi sáng – chiều.
Nên đọc:
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng thảo dược trám trắng và huyền sâm
Các bộ phận của trám trắng như lá, rễ và quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy, tinh dầu tách từ nhựa trám trắng chứa nhiều hoạt chất sinh học. Cụ thể là thymol, nerol, P-cymene, S-cadinene, elemol, a- copaen, b- caryophyllen…
Trong khi đó, phần cùi lại chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, đạm, béo, canxi, photpho, kali, kẽm, sắt… Vì vậy, thảo dược này vừa có tác dụng trị đau họng, mất tiếng, sưng amidan vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch.
Ngoài trám trắng, huyền sâm cũng là vị thuốc Nam có tác dụng cao. Các lương y thường kết hợp hai thảo dược với nhau để giáng hỏa, tư âm, chỉ khát, giải độc và điều trị viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Giã nát 10 lá trầu không và 2 – 4 hạt củ nén.
- Đổ ngập nước, đun sôi trong 20 phút.
- Lọc nước, bỏ bã và uống 2 lần/ ngày sau các bữa ăn.
Cách điều trị bằng rau thài lài
Thài lài có tên gọi khác là rau trai – một vị thuốc chứa nhiều công dụng trong quá trình trị bệnh. Đặc điểm của thảo dược là tính hàn, vị ngọt, giúp giải độc thanh nhiệt và trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Cách thực hiện:
- Giã nát 90 – 120g rau thài lài tươi.
- Lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước.
- Mỗi ngày uống nước cốt thài lài 2 – 3 lần.
Chữa viêm amidan bằng cây dừa nước
Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy, dừa nước chứa thành phần như tanin, flavonoid, canxi, muối Na, sắt, vitamin C. Dược liệu có vị ngọt nhạt, giúp lợi tiểu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Vì vậy, dừa nước có thể đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng ho khan, viêm họng, sưng đau, nóng sốt ở người bị viêm amidan hốc mủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g dừa nước và 100g rau má tươi.
- Trộn cả 2 nguyên liệu với 3 lát gừng.
- Sắc với lượng nước vừa đủ.
- Uống thuốc 2 – 3 lần/ ngày.
Hướng dẫn điều trị bằng diếp cá
Đây là dược liệu được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm amidan. Thảo dược này chủ yếu sở hữu hoạt chất có tính kháng sinh quý.
Dẫn xuất 3-oxododecanal, decanoyl-acetaldehyd và những thành phần khác trong diếp cá có tác dụng rất tốt đối với 2 loại khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae. Bên cạnh đó, diếp cá còn tác động tới vỏ bọc protein virus và ngăn chặn sự phát triển của nó.
Theo nghiên cứu của đông y, loại dược liệu này có tính mát, vị chua cay, giúp giải độc, thanh nhiệt, kháng viêm và thoát mủ. Những công dụng này có tác dụng rất tốt trong hoạt động điều trị viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 300g diếp cá và để ráo nước.
- Đun sôi 500ml nước vo gạo.
- Chắt bỏ bã, giữ phần nước và uống 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị bệnh bằng lá trầu không
Lá trầu không là thảo dược nổi tiếng với tác dụng sát trùng, diệt khuẩn. Theo nghiên cứu của trung tâm ung thư HCG (Ấn Độ), trầu không có thể tiêu diệt cả khối u khi được thí nghiệm trên động vật.
Bên cạnh đó, các hoạt chất quý như carvacrol, eugenol, chavibetok, allylcatechol, tanin, cineol… còn kháng nhiều loại hại khuẩn như song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực trùng coli.
Cách thực hiện:
- Giã nát 10 lá trầu không cùng 2 – 4 hạt củ nén.
- Đổ nước ngập thảo dược và đun sôi trong 20 phút.
- Bệnh nhân lọc bỏ bã và chỉ giữ lại nước cốt.
- Mỗi ngày bạn uống 2 lần sau các bữa ăn.
Bồ công anh trị viêm amidan
Các thành phần chính tồn tại trong thảo dược là choline, taraxasterol, pectin, inulin. Bồ công anh sau khi được sắc thành nước sẽ cho tác dụng ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu…
Thảo dược cũng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông y để chữa viêm amidan. Lý do là vì chúng có tính bình, không độc, tập trung quy vào gan, vị để tán sưng tiêu ung và thanh nhiệt giải độc.
Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn 1 nắm bồ công anh đã được trộn cùng muối hạt.
- Lọc nước cốt, lấy 1 thìa nước bồ công anh hòa chung với 3 thìa nước ấm.
- Người bệnh nên uống 1 – 2 cốc nước bồ công anh mỗi ngày.
Chữa viêm amidan bằng thảo dược mướp đắng
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, mướp đắng sở hữu nhiều vitamin C, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, dược liệu này còn giúp phòng ngừa và loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư.
Trong khi y học cổ truyền lại nhận thấy, mướp đắng có khả năng giải độc, thanh nhiệt, giúp làm mát gan và trị bệnh ở đường hô hấp trên. Vị đắng của quả mướp sẽ ứng chế sự hưng phấn ở trung tâm điều nhiệt và giúp giải nhiệt.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu gồm mướp đắng (2 – 3 quả), thịt nạc (khoảng 2 lạng), cải trắng (1 củ).
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu và cắt thành miếng vừa ăn. Củ cải bạn cắt thành từng lát.
- Cho nguyên liệu vào nồi, thêm nước, hầm thật kỹ rồi thêm gia vị sao cho vừa ăn.
- Kiên trì sử dụng món ăn này trong 20 ngày để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng viêm amidan.
Một số lưu ý khi chữa viêm amidan bằng thảo dược
16 mẹo chữa bệnh bằng thảo dược trong nội dung trên đều chứa dược tính chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thực hiện sai hướng dẫn có thể làm giảm tính hiệu quả khi điều trị.
Tác dụng của mẹo dân gian chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa của các bệnh nhân. Tuy nhiên, mỗi người chỉ nên kiên trì điều trị trong 5 – 7 ngày. Sau 1 tuần áp dụng nhưng không thấy hiệu quả, bạn nên đi khám sức khỏe.
Không chỉ tập trung điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Cụ thể, bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý và nói không với nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không thể bỏ lỡ: