Tổng hợp thông tin cần biết về u dây thần kinh số 8
U dây thần kinh số 8 là tình trạng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe. Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng này, người bệnh cần xử lý như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp các thông tin tổng hợp quan trọng mà bạn cần lưu ý.
U dây thần kinh số 8 là gì?
Trước khi tìm hiểu về u dây thần kinh số 8, chúng ta hãy xem xét tác dụng của chúng. Dây thần kinh số 8 có chức năng truyền dẫn các thông tin từ ốc tai về não bộ. Bởi vậy, bất kì sự biến đổi nào của chúng đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác.
Trong khoa học, u dây thần kinh số 8 còn có tên gọi khác là u dây thần kinh tiền đình ốc tai. Sở dĩ có tên gọi đó là vì loại u này bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ 8 của não. Đây thường là loại u lành tính, ở phía bên ngoài trục, phát triển từ nhánh ốc tai.
U dây thần kinh thính giác được biết đến là một căn bệnh phổ biến. Những người trong độ tuổi từ 30 – 60 đều có khả năng mắc phải. Thông thường nếu mắc bệnh thì có đến 95% bệnh nhân xuất hiện u một bên. Số còn lại u sẽ thấy ở cả 2 bên.
Tuy là loại u lành tính nhưng trong một số trường hợp chúng phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng không tốt đến thính giác.
U dây thần kinh số 8 có nguy hiểm không?
Các bác sĩ cho rằng việc xuất hiện u dây thần kinh số 8 ít nhiều đều ảnh hưởng đến sinh hoạt và tình trạng sức khỏe.
Khi u có kích thước nhỏ, chúng mang đến các triệu chứng cụ thể như:
- Suy giảm thính lực: Người bệnh có thể cảm nhận khả năng nghe của mình kém đi theo thời gian. Nhưng cũng có những trường hợp hi hữu người bệnh bị mất thính lực đột ngột. Khi sử dụng điện thoại, bạn có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này.
- Gây ù tai: Dấu hiệu này có thể đi kèm với suy giảm thính lực. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những âm thanh ù ù không xác định trong tai.
- Mất thăng bằng: Biểu hiện này xuất hiện ít hơn nhưng không phải hiếm. Thi thoảng bạn sẽ gặp tình huống chóng mặt ù tai, đi đứng loạng choạng.
Tuy nhiên nếu bạn không tinh ý để nhận ra những thay đổi bất thường của cơ thể thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Khi các khối u phát triển, chúng có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh khác. Lúc này, biểu hiện rõ nhất mà bạn phải đối mặt là cảm giác tê nhói ở mặt thậm chí là bị liệt nửa mặt. Hoặc bạn có thể gặp tình trạng đau nửa đầu đi kèm lú lẫn trong thời gian dài.
Do đó nếu thấy bất kì dấu hiệu nào của bệnh bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm.
Nguyên nhân gây ra u dây thần kinh thính giác
Số lượng tế bào Schwann được cho là nguyên nhân chính gây ra sự phát triển quá mức của khối u. Thông thường để ức chế sự phát triển của khối u phải cần đến một loại protein riêng biệt. Thế nhưng do một loại gen thuộc nhiễm sắc thể số 22 bị hỏng nên chất này không thể được hình thành.
Ngoài nguyên nhân trên, các bác sĩ cũng kết luận rằng:
- U thần kinh ở hai bên có thể do rối loạn di truyền
- U thần kinh một bên là tình trạng tự phát, không do di truyền
- U dây thần kinh số 8 không có khả năng truyền nhiễm, lây từ người này sang người khác
- Cho đến nay vẫn chưa có cách nào để hoàn toàn ngăn chặn u dây thần kinh thính giác.
Điều trị u dây thần kinh số 8
Điều trị u thần kinh thính giác thế nào, khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ? Khi bệnh nhân có các dấu hiệu khởi phát bệnh, đặc biệt là có đủ 3 dấu hiệu ban đầu. Bạn có thể đến khám ở khoa ngoại thần kinh hoặc chuyên khoa Tai – Mũi – Họng tại các bệnh viện uy tín.
Thông thường để xác định chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số khám nghiệm tổng quan. Kiểm tra thính giác, kiểm tra thần kinh bằng thính đồ lực giúp đánh giá chức năng nghe ở các tần số khác nhau. Xác định khả năng phân biệt và tiếp nhận âm thanh. Từ đó phần nào nguyên nhân gây u dây thần kinh thính giác sẽ được xác định.
- Chụp CT não: Được thực hiện khi người bệnh không áp dụng được phương pháp MRI. Bên cạnh đó, chụp CT còn cung cấp thêm thông tin về cấu trúc xương ống tai và hình ảnh u dây thần kinh số 8.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp đem lại nhiều thông tin nhất. Các chỉ số về kích thước khối u, đặc điểm khối u,…đều được xác định chính xác.
Từ các kết quả trên, một phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả sẽ được áp dụng đối với mỗi bệnh nhân. Phương pháp điều trị u dây thần kinh số 8 bao gồm phẫu thuật, xạ trị và theo dõi khối u.
Bài viết hay:
Theo dõi khối u – Phương pháp cơ bản chữa u dây thần kinh số 8
Do đây là một dạng u lành tính và phát triển chậm nên có thể theo dõi định kì. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh dựa vào tốc độ phát triển và kích thước của khối u. Ngoài ra mức độ suy yếu chức năng của các bộ phận liên quan, độ tuổi người bệnh, tiền sử, bệnh lý nền,…cũng là yếu tố được cân nhắc.
- Thời gian theo dõi định kỳ là 6 tháng.
- Phương tiện theo dõi là chụp MRI
- Nếu bệnh phát triển với tốc độ nhanh và gây nguy hiểm thì bác sĩ sẽ quyết định áp dụng đến 2 phương pháp can thiệp u.
Xạ trị – Điều trị u dây thần kinh số 8 bằng tia xạ
Là phương pháp can thiệp tia xạ gamma chiếu vào vùng u được chẩn đoán. Tác động của tia xạ sẽ ức chế sự phát triển của các khối u và từ từ thoái triển.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được với các khối u có kích thước nhỏ và trung bình. U còn sót lại hoặc tái phát sau phẫu thuật cũng áp dụng được phương pháp này. Ưu điểm của xạ trị là tiến hành nhanh chóng và ít có nguy cơ biến chứng. Còn nhược điểm chính là việc điều trị và theo dõi trong thời gian khá dài.
Phẫu thuật – Chữa trị triệt để khối u
Đây được xem là phương pháp điều trị đáng tin cậy nhất. Phẫu thuật giúp cứu vãn thính lực và cải thiện tình trạng của bệnh một cách hiệu quả. Mục tiêu của phẫu thuật là để lấy toàn bộ u và bảo vệ chức năng thần kinh. Tuy nhiên, đối với các khối u lớn thì phẫu thuật khá phức tạp, nguy hiểm. Có thể xuất hiện nhiều biến chứng sau phẫu thuật.
Đối với các phương pháp can thiệp chuyên sâu kể trên, để hiệu quả điều trị cao nhất và hạn chế rủi ro cần nhiều yếu tố. Điển hình là trang thiết bị chuyên dụng trong phẫu thuật như: kính vi phẫu, máy theo dõi thần kinh trong mổ,… Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong giải phẫu.
Lời khuyên trong cuộc sống để tránh bệnh diễn tiến nặng hơn
Trong quá trình điều trị u dây thần kinh số 8, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề. Những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật và điều trị là ví dụ điển hình. Dây thần kinh mặt, dây thần kinh thăng bằng, dây thần kinh điều khiển thính giác,…có thể bị ảnh hưởng sau điều trị. Vậy nên bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho hợp lí để tránh bệnh diễn tiến nặng hơn.
- Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra, nắm bắt những thay đổi về bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ đặc biệt là việc sử dụng thuốc trong điều trị.
- Khám định kỳ vùng tai – mũi – họng để kịp thời phát hiện được những dấu hiệu, tiến triển của bệnh nếu có.
Như vậy bài viết đã cung cấp các thông tin tổng quan về u dây thần kinh số 8. Mong rằng bạn có thể bổ sung kiến thức chung về sức khỏe. Từ đó, nâng cao khả năng bảo vệ bản thân khỏi các bệnh nguy hiểm.
Đọc ngay: