Cây Ngái Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả Có Tốt Như Lời Đồn Hay Không?
Cây ngái trị bệnh trĩ là một trong những bài thuốc quý của đồng bào dân tộc thiểu số, được sử dụng từ rất lâu đời. Tiếng lành đồn xa, hiện nay, bài thuốc này đã truyền tai đi khắp nhiều nơi, rất nhiều người bệnh đã áp dụng bài thuốc này. Thế nhưng, nhiều người thắc mắc rằng, liệu bài thuốc này có thực sự hiệu quả hay không, và làm như thế nào thì đúng cách? Dưới đây Vietfarm sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về bài thuốc dân gian này.
Chuyên gia giải đáp cây ngái cây ngái chữa bệnh trĩ có hiệu quả không
Cây ngái hay còn có tên gọi khác là sung ngái, thường mọc hoang ở rất nhiều nơi trên khắp nước ta. Nhiều người cho rằng thực vật mọc hoang thì không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, với nhiều người bệnh, đây được xem là một loại thảo dược, có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ, gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Để xác thực hiệu quả của bài thuốc cây ngái chữa bệnh trĩ, Vietfarm đã có buổi trao đổi, tham khảo ý kiến của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Viện trưởng của Viện nghiên cứu và phát triển y dược học cổ truyền dân tộc).
Theo TS.BS thì cây ngái là một cây thuốc quý của dân tộc, lá ngái có vị hơi đắng và tính mát. Trong Đông y, nguyên liệu này khả năng thanh nhiệt, tiêu tích hóa đàm, cảm mạo, viêm phế quản, đường tiêu hóa kém, trừ thấp, tiêu trĩ.
Chính vì thế, cây ngái có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về thận, gan, xương khớp, sốt rét và tăng cường sức đề kháng…
Đặc biệt, cây ngái có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Các thành phần có trong lá ngái có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu và làm thu nhỏ các búi trĩ, teo trĩ, hiệu quả với cả trĩ nội, trĩ ngoại.
Vậy cây ngái trị bệnh trĩ như thế nào đúng cách và hiệu quả?
Trong dân gian có 2 cách dùng cây lá ngái chữa bệnh trĩ được rất nhiều người tin dùng và phản hồi tích cực sau khi sử dụng.
Bạn đọc có thể tham khảo 2 bài thuốc dùng cây ngái chữa trĩ rất đơn giản dưới đây. Tốt nhất nên kết hợp cả 2 bài thuốc uống bên trong và thuốc xông bên ngoài để có tác dụng nhanh nhất. Chỉ sau khoảng 2 – 3 tháng kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận được búi trĩ co lại, teo nhỏ, thậm chí nhiều người hợp thuốc còn thấy búi trĩ biến mất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không còn cảm giác đau đớn khi đi đại tiện, không đại tiện ra máu như trước nữa.
Sắc nước thuốc lá ngái chữa bệnh trĩ hiệu quả
Lá ngái chữa trĩ là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Khác với vỏ thân và rễ ngái, lá ngái có thể được thu hoạch quanh năm. Khi áp dụng, cần chọn lá không bị úa, bị dập nát, không quá non cũng không quá già.
Với bài thuốc này, bệnh nhân hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Hái một nắm lá cây ngái, và rửa sạch bằng nước muối pha loãng, để cho ráo nước hoàn toàn.
- Thái mỏng lá thành sợi, đem phơi nắng cho khô rồi sao vàng hạ thổ cho đến khi có mùi thơm dược liệu toả ra.
- Dùng 50g lá ngái khô đun cùng 500ml nước, trong khoảng 15 phút để các dưỡng chất từ lá ngấm vào nước và thu về khoảng 200ml nước.
Người bệnh trĩ uống hết nước thuốc trong ngày, chia thành ba lần vào ba buổi sáng, trưa và tối, kiên trì sử dụng cho đến khi có hiệu quả.
Xông hơi hậu môn bằng lá ngái chữa trĩ
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị các loại dược liệu như lá ngái, lá lốt, lá cúc tần và nghệ vàng. Đây là những nguyên liệu có chứa những dưỡng chất giúp tiêu viêm, giảm sưng, cầm máu và làm co búi trĩ hiệu quả.
- Chuẩn bị các thảo dược gồm lá ngái, lá cúc tần, lá lốt, mỗi thứ hái một nắm, rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi để cho ráo nước.
- Nghệ vàng lấy 1 nhánh, rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành các lát mỏng.
- Đun các loại lá thuốc, nghệ vàng cùng với 2 lít nước, đun kỹ trong khoảng 15 phút để các dưỡng chất trong nguyên liệu hòa vào cùng nước.
- Gạn nước thuốc ra, đổ vào chậu, chờ một chút cho nước bớt nóng và bắt đầu xông hơi hậu môn cho đến khi nguội hẳn thì dùng nước lá vệ sinh vùng hậu môn.
Cần lưu ý vùng hậu môn da mỏng, có chứa nhiều mạch máu và rất nhạy cảm, không nên để nước quá nóng sẽ gây bỏng, tổn thương vùng da ở hậu môn. Lúc xông hơi cũng cần chú ý khoảng cách giữa nước và hậu môn.
Mỗi tuần nên thực hành xông hơi từ 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi dùng cây lá ngái trị bệnh trĩ
Lá ngái là một loại thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, Vietfarm lưu ý người sử dụng những điều cơ bản sau đây:
- Nhựa từ vỏ cây và quả ngái xanh có chứa độc tố, gây tiêu chảy, ngộ độc khi sử dụng. Khi sử dụng vỏ cây, cần ngâm cùng với nước vo gạo và để qua đêm để khử nhựa độc.
- Đặc điểm của cây ngái và cây sung khá giống nhau, người bệnh cần phải phân biệt chính xác để sử dụng hiệu quả.
- Khi chọn lá ngái, nên chọn lá không quá già, không quá non. Khi chế biến phải rửa sạch lông sau đó mới thái mỏng để phơi khô.
- Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào tình trạng và bệnh lý của từng người bệnh, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để có hiệu quả. Trong trường hợp tình trạng đã chuyển biến nặng, người bệnh cần phải tới bệnh viện và làm theo yêu cầu của bác sĩ.
- Trẻ em khi dùng cây ngái cần giảm nửa liều lượng so với người lớn.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú gây ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ nhỏ.
- Tầm gửi ký sinh sống trên cây ngái có khả năng chữa bệnh rất tốt, người bệnh có thể tận dụng để phòng và điều trị những bệnh khác như: sốt rét, sỏi thận, gan…
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh trĩ, người bệnh cũng cần phải điều chỉnh các thói quen sinh hoạt của mình để hỗ trợ bài thuốc có hiệu quả tốt nhất:
- Không nên vác nặng, tránh ngồi lâu hay đứng nhiều bởi hoạt động này sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế ma sát, va chạm vào vùng hậu môn trong thời gian điều trị, dùng giấy vệ sinh mềm mại, tránh dùng sữa tắm có chứa thành phần chất tẩy rửa, có tính acid, nên mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên vùng hậu môn, gây nhiễm trùng.
- Không làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
- Không được nhịn đại tiện bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên búi trĩ, gây xuất huyết búi trĩ, nứt hậu môn, nên tập thói quen đại tiện đúng giờ, thường xuyên, không ngồi quá lâu khi đại tiện.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng giàu đạm, khoáng chất, vitamin K, rau xanh, đặc biệt các loại thức ăn nhuận tràng như rau mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau diếp cá, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả nhiều chất xơ như cam, quýt,…
- Tránh ăn những món ăn gây đầy hơi, táo bón, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, thức ăn cay nóng dễ kích thích dạ dày, gây tiêu chảy.
Quả thực, cây ngái trị bệnh trĩ là biện pháp vừa tối ưu chi phí cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải phối hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để quá trình trị bệnh tiến triển nhanh hơn.