Top 3 Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày Cho Bà Bầu Hiệu Quả Cao
Axit dạ dày hình thành có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do bệnh lý liên quan tới trào ngược dạ dày, viêm dạ dày thực quản. Để ngăn chặn triệu chứng khó chịu của bệnh, các bạn có thể dùng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý hơn. Tuy nhiên với những mẹ bầu thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn bởi cơ thể của họ khá nhạy cảm. Vậy đâu là cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu hiệu quả và an toàn?
Các cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu hiệu quả nhất
Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu rất đa dạng nhưng không phải cách nào cũng có thể áp dụng và bà bầu nào cũng có thể đáp ứng điều trị hoặc cho kết quả tốt, an toàn. Vậy nên, tùy vào tình trạng cụ thể, bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ có chuyên môn.
Sử dụng thuốc Tây giảm axit dạ dày khi mang thai
Các loại thuốc làm giảm axit dạ dày cho bà bầu được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Do cơ thể của phụ nữ mang thai khá nhạy cảm và các chức năng của bé chưa hoàn thiện nên việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng. Để dùng thuốc, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn, kê đơn phù hợp.
Được biết, phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng thuốc Tây trong trường hợp không còn giải pháp nào khác thay thế. Bởi thuốc Tây sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé trong và sau thời gian này.
Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ để bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc làm giảm axit dạ dày như thuốc kháng axit, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton hay thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,…
Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định thai phụ sử dụng thuốc kháng axit vì chúng an toàn, ít tác dụng phụ hơn những nhóm khác. Tuy nhiên việc điều trị vẫn cần tuân thủ theo đúng phác đồ và cần báo cáo ngay với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Cụ thể, các loại thuốc chính được sử dụng để làm giảm axit dạ dày khi mang thai gồm có:
- Thuốc Omeprazol: Đây là loại thuốc kháng axit có thể dùng cho bà bầu vì độ an toàn cao và ít tác dụng phụ nguy hiểm. Omeprazol sẽ làm giảm axit dạ dày quá mức, cắt các cơn trào ngược, ợ chua và ợ hơi. Việc dùng Omeprazol cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc. Hiện Omeprazol đang được bán trên thị trường với giá 48.000 đồng/hộp 30 viên.
- Thuốc Gastropulgite: Là dòng sản phẩm của Pháp với thành phần chính là Actapulgite mormoiron, magnesi carbonat, gel nhôm hydroxyd. Các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng, khi sử dụng Gastropulgite cho phụ nữ có thai không hề xảy ra tình trạng dị tật hay độc tính cho thai nhi. Vậy nên, bác sĩ thường kê Gastropulgite để điều trị triệu chứng rối loạn thực quản – dạ dày cho bà bầu. Hiện Gastropulgite đang được bán trên thị trường với giá khoảng 106.000 đồng/hộp 30 viên.
Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu bằng thuốc Đông y
Các mẹ bầu thường e ngại khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh, bởi những loại thuốc tân dược này tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Vậy nên nếu không phải là trường hợp bắt buộc, cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu bằng thuốc Đông y sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Theo đó, bạn có thể thăm khám và kê đơn thuốc làm giảm axit dạ dày khi mang thai theo 2 cách sau:
- Bài thuốc 1: Bao gồm có binh lang, hùng hoàng, bạch phàn, được bào chế dưới dạng thuốc hoàn với lượng bằng nhau. Thuốc hùng tâm hoàn có tác dụng tiêu tích, thông trường, trị đau dạ dày, đau bụng.
- Bài thuốc 2: Bao gồm hoàng liên, bạch thược, ngô thù và được bào chế dưới dạng thuốc hoàn. Thuốc sơ can hòa tỳ hoàn này có tác dụng trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ợ chua.
Hạ lượng dư axit dạ dày khi mang thai với mẹo dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây – Đông y, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng một số mẹo dân gian làm giảm axit dạ dày tại nhà như sau:
- Sữa chua kết hợp với tinh bột nghệ: Khi dùng sữa chua kết hợp với bột nghệ sẽ giúp tăng lợi khuẩn đường ruột và làm giảm tình trạng ợ hơi, ợ nóng, viêm loét dạ dày. Bạn chỉ cần trộn 1 – 2 muỗng tinh bột nghệ cùng 1 hộp sữa chua và ăn trước mỗi buổi sáng. Hoặc mẹ bầu có thể uống bột nghệ với nước ấm rồi ăn kèm một hộp sữa chua ít nhất 1 lần mỗi ngày để mang tới hiệu quả cải thiện tiêu hóa tốt.
- Nước dừa: Trong nước dừa có tính kiềm nên sẽ giúp trung hòa lượng axit dư trong dạ dày và làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Mỗi ngày uống 1 ly nước dừa là cách giúp mẹ bầu giảm axit dạ dày, hỗ trợ thai nhi phát triển và cắt triệu chứng khó chịu do bệnh dạ dày gây nên.
- Nha đam: Trong thành phần của nha đam (lô hội) rất giàu vitamin và chúng có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa và dạ dày. Mẹ bầu muốn giảm tình trạng này có thể nấu chè, làm thạch nha đam hoặc kết hợp nha đam + nước dừa + mật ong để ăn mỗi ngày.
- Trà hoa cúc: Do có chứa Bisabolol nên trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống kích ứng vô cùng tốt. Mẹ bầu có thể mua trà hoa cúc thành phẩm tại một số cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc có thể pha từ hoa cúc tươi bằng cách hãm cùng nước sôi để sử dụng mỗi ngày.
Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu bằng thực phẩm
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc hay mẹo làm giảm axit dạ dày, để mẹ bầu có sức khỏe tốt, các bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày trong các bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng axit hiệu quả, đồng thời làm hạn chế các bệnh lý nguy hại khác tới sức khỏe.
Theo đó, những thực phẩm mà mẹ bầu hay bị trào ngược axit nên bổ sung gồm có:
- Bổ sung thêm rau xanh các loại: Nhóm thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, vừa tốt cho bao tử lại dễ tiêu hóa, hơn nữa chúng còn giảm axit dạ dày cực tốt. Những loại rau có thể giúp bạn kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày gồm dưa chuột, rau bí, súp lơ, bắp cải, cải bó xôi,…
- Trái cây tươi: Các loại trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe. Chúng giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong bao tử và cải thiện đáng kể triệu chứng ợ chua, ợ nóng do axit dư thừa gây nên. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chuối, táo, dưa hấu,…. hạn chế dùng đu đủ xanh, quất, cam, chanh, cà chua,…
- Chất béo lành mạnh: Việc dùng chất béo thực vật trong chế biến món ăn sẽ giúp giảm đáng kể lượng chất béo chuyển hóa và bão hòa, từ đó làm giảm đáng kể lượng axit có trong dạ dày. Đặc biệt là chất béo có trong hạt óc chó, bơ, hạt lanh,… hoặc dùng dầu thực vật như dầu lanh, dầu oliu, hạt cải, đậu nành để trung hòa axit cũng như tạo lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Thịt nạc: Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên cần tăng cường sử dụng thịt nạc. Khi chọn thịt, bạn cần ưu tiên các loại ít béo, thịt nạc màu nhạt như thịt gà, thịt lợn, thịt vịt. Đồng thời không nên hoặc hạn chế tối đa khi ăn phần da, thịt mỡ nhằm tránh gây nên tình trạng khó tiêu.
- Một số loại đậu – đỗ: Đậu và đỗ là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và amino acid. Chúng mang tới tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày và cũng là nhóm thực phẩm tốt cho người đang bị dư thừa axit trong dạ dày. Theo đó, những loại đậu mà bạn có thể sử dụng là đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhưng cần ngâm đậu qua đêm trước khi mang chúng chế biến để đậu được mềm và dễ tiêu hóa hơn.
- Gừng – nghệ: Đều là những nguyên liệu có đặc tính kháng viêm và có khả năng hỗ trợ làm giảm chứng ợ hơi, ợ chua cực tốt. Cụ thể, gừng có thể hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm áp lực cho dạ dày. Còn nghệ thì đóng vai trò làm giảm viêm, bảo vệ và phục hồi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày do axit dư thừa gây ra. Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu với gừng và nghệ khá đơn giản. Ở gừng bạn có thể cho vào các món ăn hàng ngày, bột nghệ vàng thì có thể hòa chung với mật ong, nước ấm để uống mỗi ngày.
Ngoài việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày, mẹ bầu bị trào ngược dạ dày, dư thừa axit dạ dày cũng cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học và kiêng khem những thực phẩm sau:
- Muối và đường: Hãy hạn chế nêm nếm quá nhiều đường và muối trong các bữa ăn hàng ngày. Do đây là 2 loại gia vị dễ làm kích thích sự tăng sinh axit dịch vị dạ dày, khiến bệnh trào ngược bao tử tái phát. Mặt khác, mẹ bầu cũng cần tránh dùng thực phẩm ngọt như bánh kẹo, trà sữa, socola,…
- Đồ uống có cồn, cafein: Việc dùng đồ uống có cồn với lượng vừa phải có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa tốt nhưng chúng cũng có thể gây viêm, tổn thương và gia tăng lượng axit dư thừa. Không chỉ ảnh hưởng tới dạ dày mà đồ uống có cồn có gây ảnh hưởng xấu tới các chức năng nội tạng khác, đặc biệt là gan, thận.
- Thức ăn cay nóng: Ớt, tỏi, hành tây là những thực phẩm cay nóng, chúng có thể gây giãn cơ vòng thực quản, trào ngược dạ dày thực quản. Thậm chí, việc dung nạp thức ăn cay nóng mỗi ngày còn làm tăng triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị và dư thừa lượng axit dạ dày, gây viêm loét, xuất huyết dạ dày.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Những thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản, khiến axit dạ dày trào ngược. Không chỉ vậy, thực phẩm chứa nhiều chất béo còn gây khó tiêu, khiến bạn dễ bị béo phì, mỡ máu hoặc bị bệnh lý về tim mạch.
Biện pháp phòng tránh dư axit dạ dày khi mang thai
Việc dư axit dạ dày khi mang thai tuy không ảnh hưởng nhiều tới vấn đề cung cấp dưỡng chất cho bé nhưng lại gây tác động xấu tới sức khỏe mẹ bầu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng trào ngược thực quản, nặng hơn có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Vậy nên để phòng tránh và hạn chế bệnh tái phát hiệu quả, người bệnh cần:
- Nên hạn chế thức ăn cay nóng bởi chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm dễ tiêu hóa và nên nhai kỹ trước khi nuốt để làm giảm áp lực, giảm lượng axit tiết ra ở bao tử.
- Các bạn cần tránh đồ uống có cồn, chất kích thích vì chúng dễ khiến bao tử tiết nhiều axit.
- Tư thế nằm ngủ phù hợp cho những bà bầu tăng tiết axit dạ dày là nằm nghiêng về bên trái.
- Nên chọn mua và mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
- Phụ nữ đang mang thai nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Không nên ăn quá no vào một bữa hoặc để bụng quá đói.
- Ăn chậm, nhai kỹ để giúp thức ăn được nghiền nát, tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Việc ăn chậm, nhai kỹ cũng giúp lượng axit tiết ra ít đi và tránh nguy cơ bị trào ngược hay viêm loét.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng không chỉ tốt cho sự phát triển của bé mà còn là cách làm giảm axit dạ dày khi mang thai hiệu quả.
Bài viết trên đây đã mách bạn các cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Các bạn nên tham khảo thông tin chi tiết và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.