Tổng Hợp 15 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Bệnh trĩ là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Trong trường hợp trĩ nhẹ, nhiều người thường tìm đến các giải pháp nhanh gọn, tiết kiệm như chữa trĩ bằng mẹo dân gian. Trong bài viết này, Trung Tâm Dược Liệu xin giới thiệu tới độc giả các cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả.

Nên hay không việc tự điều trị bệnh trĩ tại nhà?

Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là tình trạng xảy ra khi các cụm tĩnh mạch ở bên trong trực tràng và hậu môn sưng tấy và phồng lên do phải chịu nhiều lực chèn ép. Bệnh trĩ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của cuộc sống, nhưng đôi khi, vì nằm ở vị trí kín đáo nên người bệnh rất ngại khi phải đi thăm khám. Để rồi đến khi phát hiện ra, tình trạng đã ở mức độ nghiêm trọng, ở mức độ 3 hoặc 4.

Bệnh trĩ xảy ra khi cụm tĩnh mạch ở bên trong trực tràng và hậu môn sưng tấy
Bệnh trĩ xảy ra khi cụm tĩnh mạch ở bên trong trực tràng và hậu môn sưng tấy

Trong nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh trĩ từ sớm, bệnh nhân sẽ áp dụng những mẹo dân gian để điều trị. Phương pháp này trên thực tế đã được chứng minh là có đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người và không thể điều trị một cách dứt điểm được. Chính vì thế, song song với việc chữa trĩ tại nhà, người bệnh cũng nên sử dụng thuốc hoặc những hình thức y tế khác theo chỉ định.

Chính vì vậy có thể nói, việc chữa trĩ tại nhà là hoàn toàn có thể thực hiện, nhưng chỉ nên áp dụng sau khi đã tiến hành thăm khám, có hướng dẫn từ bác sĩ. Thông thường, việc điều trị tại nhà này sẽ chỉ được áp dụng với người bệnh trĩ nhẹ (trĩ nội độ 1 và độ 2).

Chia sẻ 15 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn và hiệu quả, có thể tham khảo ngay 15 cách hỗ trợ điều trị trĩ dưới đây:

Ngâm hậu môn

Phương pháp ngâm hậu môn được sử dụng rất phổ biến trong y học, được rất nhiều chuyên gia y tế và bác sĩ nổi tiếng công nhận là một trong những biện pháp chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả.

Việc ngâm hậu môn với nước muối ấm đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Giảm viêm, tiêu sưng huyết hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn xâm nhập do muối có tính sát trùng mạnh.
  • Tăng lưu lượng máu ở hậu môn, cải thiện chức năng của cơ trực tràng và dây thần kinh, từ đó giảm sưng phồng.
  • Cầm máu trong trường hợp mắc bệnh trĩ nặng, bị chảy máu.
  • Giúp vết thương mau lành và nhanh khô.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị chậu, 5 lít nước ấm từ 40-50 độ C và 50g muối ăn.
  • Hoà muối vào nước ấm vào trong chậu đến khi tan hết.
  • Ngâm trong 15-20 phút hoặc cho đến khi nước nguội, mỗi ngày ngâm 3 lần.

Cách chữa bệnh trĩ dứt điểm tại nhà bằng nghệ tươi

Theo Đông y, nghệ tươi có hiệu quả tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau, tiêu sưng độc,… Đây cũng là loại nguyên liệu được nhiều người sử dụng trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, trĩ. Theo nhiều nghiên cứu, nghệ có chứa một thành phần lớn là curcurmin, đem lại khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Hoạt chất này còn giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng ngứa rát và làm các búi trĩ co lại.

Dùng nghệ tươi chữa trị tại nhà vô cùng hiệu quả nhờ hoạt chất curcurmin kháng khuẩn, kháng viêm
Dùng nghệ tươi chữa trị tại nhà vô cùng hiệu quả nhờ hoạt chất curcurmin kháng khuẩn, kháng viêm

Người dùng có thể sử dụng nghệ tươi theo cách làm dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ.
  • Rửa và giã nhuyễn nghệ tươi.
  • Vắt lấy nước cốt.
  • Dùng bông thấm nước cốt vào búi trĩ, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Chườm đá lạnh

Phương pháp chườm đá lạnh để chữa bệnh trĩ tại nhà là thủ thuật sử dụng nhiệt độ để tác động lên vùng hậu môn bị tổn thương, giúp giảm đau tức thời, giảm xung huyết cũng như giảm cảm giác ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Cách chườm lạnh để giảm đau trĩ khá đơn giản và dễ dàng thực hiện, giúp người bệnh tiết kiệm được khá nhiều chi phí điều trị. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị ​vài viên đá lạnh sạch​ và một túi chườm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng hậu môn bằng nước ấm.
  • Đá đập nhỏ, sau đó cho vào túi chườm.
  • Đặt túi chườm lên vùng hậu môn từ 10-15 phút.

Cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà với ngải cứu

Nhiều tài liệu nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu cùng các acid amin, đem lại tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời giải độc, thanh nhiệt và điều trị các bệnh do thấp nhiệt như táo bón, trĩ, mụn nhọt,….

Ngải cứu có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa tiến triển bệnh trĩ
Ngải cứu có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa tiến triển bệnh trĩ

Bạn có thể điều trị trĩ với lá ngải cứu như sau:

  • Chuẩn bị nửa củ nghệ, lá lốt, lá sung, lá cúc tần và lá ngải cứu tươi.
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu và thái nhỏ.
  • Cho tất cả vào nồi đun sôi khoảng 20 phút.
  • Nước bớt nóng thì đổ ra thau và ngâm hậu môn trong 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Sử dụng nha đam

Cách chữa bệnh trĩ trĩ dân gian với nha đam là một phương pháp được nhiều người đánh giá là có hiệu quả cao và tức thời. Bản chất nha đam là là một loại thực vật có thân mọng nước, có thể làm dịu vết thương, vết bỏng nhẹ cũng như làm dịu kích ứng trên da. Khi dùng nha đam để điều trị lòi dom, bạn sẽ giảm được đau do kích ứng, phục hồi niêm mạc tổn thương, làm dịu vùng da và kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, hỗ trợ tiêu hoá cho người bệnh trĩ.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nha đam và đường phèn với khẩu vị vừa ăn.
  • Rửa sạch nha đam, sau đó bỏ vỏ và lấy phần thịt bên trong.
  • Thái nhỏ nha đam và ngâm với nước muối khoảng 30 phút.
  • Đun sôi nước, sau đó cho nha đam và đường phèn vào nấu cùng khoảng 20 phút.
  • Ăn đều đặn mỗi ngày.

Cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà với diếp cá

Rau diếp cá là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ ngoại. Nền y học hiện đại đã chứng minh, diếp cá có thành phần chính là Quercetin giúp giảm tình trạng sa búi trĩ, không những thế lại còn có khả năng chống nhiễm khuẩn cực mạnh, giảm tình trạng sưng phù hậu môn rất tốt.

Diếp cá có Quercetin giúp giảm tình trạng sa búi trĩ và kháng viêm hiệu quả
Diếp cá có Quercetin giúp giảm tình trạng sa búi trĩ và kháng viêm hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá diếp cá đã nhặt sạch cùng một chút muối.
  • Pha nước muối loãng và ngâm lá diếp cá trong khoảng 30 phút.
  • Vẩy sạch nước trên lá diếp cá, sau đó giã nát cùng vài hạt muối tinh.
  • Đắp trực tiếp phần lá diếp cá đã được giã nát vào vùng hậu môn, sau đó dùng gạc băng lại, 1 tiếng sau thì gỡ bỏ. Thực hiện 2-3 lần/ngày và liên tục trong 3-5 tuần.

Điều trị trĩ tại nhà với dầu dừa

Dầu dừa từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm thiên nhiên có chứa nhiều vitamin E và D, nhiều axit béo và nhiều chất chống oxy hoá. Bên cạnh việc làm đẹp cho làn da, dầu dừa còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.

Dầu dừa có hiệu quả nhất khi dùng tại chỗ, cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 lọ dầu dừa, 1 khay đá có kích thước nhỏ.
  • Rửa sạch khay đá và để khô.
  • Đổ dầu dừa vào trong khay và để đông đá dùng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy 1 viên đặt vào trong ống hậu môn, giữ tư thế nằm sấp trong khoảng 1 tiếng để dầu dừa tan ra. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối cho đến khi thuyên giảm.

Sử dụng cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía hay còn được gọi với cái tên là tỳ ma, là vị thuốc nam có tác dụng giảm ngứa, hoạt huyết, khu phong và đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá và hạt cây thầu dầu có khả năng chữa trị bệnh trĩ. Cây thầu dầu tía có thể hỗ trợ điều trị trĩ bằng cách làm teo nhỏ búi trĩ, đồng thời kháng khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm vùng hậu môn, làm giảm triệu chứng ngứa rát do trĩ gây ra.

Chữa trĩ bằng cây thầu dầu tía có tác dụng giảm ngứa, hoạt huyết, teo búi trĩ,...
Chữa trĩ bằng cây thầu dầu tía có tác dụng giảm ngứa, hoạt huyết, teo búi trĩ,…

Tuy nhiên, cây thầu dầu tía lại chứa độc tính khá cao, 1-2 hạt thầu có thể gây tử vong cho người bệnh nên chỉ dùng để điều trị tại chỗ, không dùng theo đường uống. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 lá thầu dầu tía và muối tinh.
  • Pha nước muối loãng, sau khi rửa sạch lá thầu dầu tía thì ngâm với nước muối đó trong khoảng 20 phút.
  • Giã nát lá thầu dầu tía cùng 1 chút muối tinh, sau đó đắp trực tiếp lên phần búi trĩ.
  • Đắp khoảng 1 tiếng thì rửa sạch lại với nước ấm, mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần.

Hướng dẫn chữa bệnh trĩ tại nhà với quả sung

Sung là một loại quả có tính ôn, thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, sa trực tràng, giảm táo bón. Bên cạnh đó, nhờ các hoạt chất kháng khuẩn có trong quả sung nên các triệu chứng sưng đau tại búi trĩ cũng suy giảm đáng kể.

Cách dùng sung chữa trĩ:

  • Chuẩn bị khoảng 1kg sung tươi, 30 gam đường, 50 gam muối, riềng và tỏi nếu thích.
  • Sơ chế sạch nguyên liệu, sung cắt cuống và ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút để khử khuẩn. Tỏi và riềng cạo sạch vỏ và băm nhỏ.
  • Hòa nước đường và muối đã chuẩn bị vào khoảng 1 lít nước sôi.
  • Trộn hỗn hợp tỏi và riềng đã băm nhuyễn vào nước đã pha chế.
  • Cuối cùng cho sung vào nước để muối, sau 3 hoặc 4 ngày có thể đem ra sử dụng kèm với thức ăn.

Chữa trĩ tại nhà với mật ong

Mật ong như một loại kháng sinh trong tự nhiên, có thể kháng viêm và phòng bội nhiễm do nghẹt búi trĩ, đồng thời kích thích niêm mạc để làm lành các vết thương, làm giảm sự phát triển của búi trĩ. Sử dụng mật ong để chữa trĩ tại nhà là một cách làm rất an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Mật ong có khả năng kháng viêm và phòng bội nhiễm do nghẹt búi trĩ
Mật ong có khả năng kháng viêm và phòng bội nhiễm do nghẹt búi trĩ

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất, không bị lẫn các tạp chất.
  • Vệ sinh hậu môn với nước ấm sạch sẽ.
  • Dùng tăm bông bôi trực tiếp mật ong lên trên búi trĩ. Với độ pH luôn nằm trong khoảng 3 – 4.5, mật ong sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn một cách đáng kể.
  • Để mật ong khoảng 30 phút sau đó dùng nước ấm vệ sinh lại vùng hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà với cúc tần

Cúc tần là một loại thực vật chứa rất nhiều tinh dầu, mà tinh dầu này lại có tác dụng làm giãn các tĩnh mạch, tăng cường tuần hoàn máu, đào thải chất độc trong cơ thể và chống nhiễm khuẩn, lở loét cực nhạy.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà với cúc tần như sau:

  • Chuẩn bị lá cúc tần, lá sung, lá lốt và lá ngải cứu cùng vài lát nghệ tươi.
  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào đun sôi với nước.
  • Thấy nước bắt đầu đặc thì đổ ra chậu, sau đó dùng nước này xông hậu môn khoảng 15-25 phút, thực hiện 2–3 lần/tuần trong vòng 2 tháng.
  • Xông xong dùng khăn mềm lau khô.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà với lá trầu không

Dùng lá trầu không là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất bởi tính đơn giản, chi phí thấp cũng như nguyên liệu dễ tìm kiếm. Theo Đông y, trầu không có thể hỗ trợ điều trị trĩ là bởi vì loại lá này có vị cay, tính ấm, khả năng sát khuẩn cao, chứa nhiều tinh dầu betel phenol giúp cầm máu. Không những thế, lá trầu còn chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy phục hồi tổn thương do trĩ một cách nhanh chóng hơn.

Chữa trĩ bằng lá trầu không giúp người bệnh phục hồi tổn thương nhanh chóng ngay tại nhà
Chữa trĩ bằng lá trầu không giúp người bệnh phục hồi tổn thương nhanh chóng ngay tại nhà

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không và muối tinh.
  • Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm để diệt khuẩn.
  • Rửa sạch lá trầu không, sau đó pha loãng nước muối và ngâm trầu không trong 20 phút.
  • Đun lá với khoảng 4 lít nước, sau đó đổ nước ra chậu đợi nguội bớt và ngâm hậu môn trong nước đến khi nguội hẳn.

Cách chữa trĩ tại nhà nhanh nhất với vỏ quả lựu

Một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà tiếp theo mà bạn có thể sử dụng đó chính là sử dụng vỏ quả lựu. Các cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị vỏ quả lựu, rửa sạch với nước.
  • Xay nhuyễn vỏ quả lựu.
  • Cho thêm nước nóng vào vỏ quả lựu đã xay nhuyễn trước đó.
  • Chờ hỗn hợp nguội thì dùng uống trực tiếp, mỗi ngày có thể uống 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

Dùng cây vông

Theo Y học cổ truyền, lá vông là một loại thảo dược có công dụng an thần, trị sát trùng, kháng viêm cũng như trị co bóp các cơ. Chính vì vậy, khi sử dụng lá vông, người bệnh sẽ tăng cường được khả năng lưu thông máu, từ đó các búi trĩ sẽ chậm phát triển.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá cây vông có thể giúp cho các búi trĩ chậm phát triển
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá cây vông có thể giúp cho các búi trĩ chậm phát triển

Lá vông điều trị trĩ như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá vông tươi và muối tinh.
  • Rửa sạch lá vông sau đó để ráo nước.
  • Vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối pha loãng để sát trùng trước.
  • Lá vông đem hơ nóng trên lửa, sau đó đắp trực tiếp lên vùng hậu môn. Mỗi ngày nên áp dụng phương pháp này khoảng 1-2 lần, liên tục trong vòng 1 tháng.

Chữa trĩ đơn giản với hạt gấc

Theo Đông y, hạt gấc có vị đắng, tính ôn, có tác dụng vào đại tràng, chữa các chứng sưng tấy, ứ huyết. Không chỉ thế, hạt gấc còn rất giàu vitamin A cùng hàm lượng protein, lipid, glucid giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tăng làm lành vết thương trên cơ thể, hỗ trợ làm co búi trĩ, tăng sức bền cho thành mạch.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 4-5 hạt gấc, khoảng 2 thìa rượu trắng 40 độ.
  • Hạt gấc đem loại bỏ lớp vỏ, lấy phần nhân giã nát.
  • Trộn bột hạt gấc với 2 thìa rượu trắng 40 độ.
  • Đem hỗn hợp thu được bọc trong miếng vải rồi đặt lên bên trên hậu môn khoảng 30 phút.
  • Mỗi ngày đắp hỗn hợp một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi tự điều trị bệnh trĩ tại nhà

Trong quá trình chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà nêu trên phần lớn được thực hiện theo phương pháp lưu truyền trong dân gian, cần kiên trì thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả nhanh hay chậm sẽ còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa mỗi người.
Người bệnh trĩ nên hạn chế việc phải ngồi quá lâu và không vận động cơ thể
Người bệnh trĩ nên hạn chế việc phải ngồi quá lâu và không vận động cơ thể
  • Bên cạnh việc điều trị trĩ bằng các mẹo dân gian, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây như chuối, đu đủ, bưởi,… để bổ sung dưỡng chất, tốt cho hệ tiêu hoá. Không nên lạm dụng các đồ ăn cay nóng hay rượu bia.
  • Hạn chế tình trạng phải ngồi quá lâu một chỗ mà không thay đổi tư thế. Thay vào đó nên đi lại, vận động và tập thể thao điều độ mỗi ngày.
  • Duy trì thói quen đi vệ sinh đều đặn và hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh, vì như thế vô tình sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến các búi trĩ dễ chảy máu.
  • Trong những trường hợp trĩ nặng độ 3 hay độ 4, cách chữa bệnh trĩ tại nhà như trên sẽ không còn có tác dụng. Lúc này, bạn hãy tới các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám và lên phác đồ điều trị bệnh chính xác.

Trên đây, Trung Tâm Dược Liệu đã giới thiệu đến cho độc giả 15 cách chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị bệnh của bản thân.

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia