Cách Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu Tại Nhà Và Theo Đông, Tây Y
Phụ nữ mang thai là một trong những nhóm đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ do tình trạng giãn tĩnh mạch trực tràng. Hơn nữa khi tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy đâu là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tốt nhất hiện nay, cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
3 cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn
Trĩ là căn bệnh thường gặp ở hậu môn trực tràng với tỉ lệ mắc tương đối cao. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi do các triệu chứng xảy ra thường xuyên.
Hơn nữa, người bệnh còn có thể gặp phải những biến chứng sang bệnh lý hậu môn trực tràng khác như tắc mạch trĩ, nghẹt hậu môn, nứt kẽ hậu môn, thậm chí tiến triển sang ung thư trực tràng,… Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả cao và an toàn nhất hiện nay:
Bật mí cách chữa bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu
Đây là cách chữa được nhiều người áp dụng nhất hiện nay do mang lại hiệu quả cao, lại lành tính. Tuy nhiên, cách chữa này thường không mang lại hiệu quả tức thì mà cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng mẹo đơn giản, an toàn cho cả mẹ và bé.
Dùng vừng đen
Cách chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu bằng vừng đen mang lại hiệu quả tương đối tốt do đây là thực phẩm có tính axit béo và chất chống oxy hóa. Vì vậy có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, trị táo bón. Bên cạnh đó, cách trị bệnh này cũng vô cùng lành tính, giảm áp lực lên trực tràng – hậu môn khi đi đại tiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn cần rửa sạch hậu môn, sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô.
- Tiếp theo lấy một 1 lượng dầu vừng đen ra ngón tay hoặc tăm bông, rồi bôi trực tiếp ra xung quanh.
- Đợi tầm khoảng 10 – 15 phút, sau đó dùng khăn giấy thấm bớt lượng dầu, rồi mặc lại quần như bình thường.
- Bên cạnh bôi trực tiếp, mẹ bầu có thể dùng vừng đen nấu cháo ăn 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 1 tháng để giảm táo bón, cũng như chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ bằng nha đam
Trong nha đam chứa thành phần glycoprotein và polysacarit, nhờ đó giúp kháng viêm, giảm đau. Đồng thời hỗ trợ xoa dịu cơn ngứa ở hậu môn khi bị bệnh trĩ và cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, thành phần anthraquinone được tìm thấy trong nguyên liệu này có khả năng nhuận tràng, hỗ trợ kích thích nhu động ruột để thức ăn được tiêu hóa, di chuyển nhanh hơn trong đường ruột. Điều này giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đau nhức và sa trĩ khi đi ngoài.
- Cách 1: Sau khi làm sạch hậu môn, các bạn lấy gel nha đam bôi vào 2 – 3 lần trong ngày.
- Cách 2: Bạn dùng 1 – 2 bẹ nha đam, đem gọt sạch vỏ, lấy phần ruột bên trong rồi cắt thành hạt lựu để nấu chung với đường phèn. Ăn cả nước và cái để chống táo bón, từ đó cải thiện bệnh trĩ từ bên trong.
Lưu ý:
- Một số người có thể bị dị ứng với nha đam, vì vậy để đảm bảo an toàn, các bạn nên thoa 1 lượng nhỏ lên cẳng tay, chờ khoảng 24 – 48 tiếng. Sau đó không thấy có phản ứng bất thường thì có thể tiến hành trị trĩ tại nhà bằng nha đam theo cả đường bôi và đường uống.
- Những đối tượng đang sử dụng thuốc làm loãng máu, bệnh nhân tiểu đường, hoặc gặp hội chứng kích thích ruột không nên ăn hoặc uống nước nha đam.
Sử dụng lá lốt
Lá lốt là loại rau giàu chất xơ, sắt, vitamin C và flavonoid. Đây là những chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, nhiễm trùng hậu môn. Bên cạnh đó, những chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giúp giảm sưng đau trĩ, từ đó ngăn ngừa táo bón và nhiễm trùng vùng hậu môn. Ngoài việc thêm vào bữa ăn hàng ngày, các bạn có thể chữa trĩ bằng lá lốt theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Lá lốt và ngải cứu mỗi thứ 1 nắm đem nấu với 2 lít nước. Sau khi đun sôi 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước để ngâm rửa hậu môn trong khoảng thời gian khoảng 15 phút.
- Cách 2: Các bạn đun kỹ 1 nắm lá lốt với 2 lít nước. Trước khi tắt bếp cho thêm 2 thìa muối biển vào, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Chờ đến khi nước bớt nóng, đổ vào bô ngồi lên trên để xông hơi hậu môn đến khi không còn thấy hơi nước bốc lên. Cuối cùng dùng nước này rửa hậu môn để làm sạch và giảm ngứa.
Dùng lá diếp cá
Diếp cá là loại rau có tác dụng sát trùng, tiêu viêm và thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu nhiều người áp dụng và phản hồi tốt. Do trong thành phần của rau có chứa iso quercetin và quercetin – những tinh chất có tác dụng ngăn chặn tình trạng ứ huyết khiến tĩnh mạch bị phình ra. Bên cạnh đó, trong rau diếp cá còn có hoạt chất acetaldehyde kháng khuẩn và giảm viêm mạnh, mang lại nhiều tác dụng tốt trong điều trị trĩ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các mẹ bầu chuẩn bị 200g diếp cá tươi mang rửa sạch, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Giã nát và vắt bớt nước, rồi dùng đắp trực tiếp vào hậu môn trong 15 phút.
- Mỗi ngày mẹ bầu dùng 1 – 2 lần để nhanh đạt được hiệu quả như mong muốn.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa là một loại tinh dầu tự nhiên, có độ lành tính cao. Đặc biệt axit béo có trong nguyên liệu này giúp làm dịu niêm mạc hậu môn, giảm ngứa và sưng viêm. Ngoài ra, mẹo trị bệnh dân gian này còn giúp phòng ngừa viêm nhiễm, giảm áp lực lên búi trĩ mỗi lần đi đại tiện, từ đó giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa khá đơn giản, các bạn chỉ cần vệ sinh sạch phần hậu môn và lau khô.
- Tiếp theo lấy một lượng dầu dừa vừa phải cho vào vùng hậu môn, chờ trong 15 phút rồi dùng khăn giấy thấm bớt dầu.
- Mỗi ngày nên áp dụng mẹo chữa trĩ cho bà bầu bằng dầu dừa 2 – 3 lần để làm dịu hậu môn, cũng như giảm ngứa ngáy.
Cách chữa trĩ cho mẹ bầu theo bài thuốc Đông y
Tùy từng thể bệnh khác nhau, khi đến các nhà thuốc Đông y, người bệnh sẽ được thầy thuốc chỉ định sử dụng bài thuốc phù hợp, an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Các bạn có tham khảo … cách chữa bệnh trĩ cho mẹ bầu sau đây:
Chữa trĩ thể huyết ứ – khí trệ
Đây là bài thuốc được chỉ định cho những người mắc bệnh trĩ độ 1, 2 và 3, tuy nhiên chưa có biến chứng. Bài thuốc cụ thể:
- Các bạn cần chuẩn bị các vị thuốc là hòe hoa, sinh địa mỗi vị 16g; hạ liên thảo và ngư tinh mỗi vị 10g; đương quy 12g; kinh giới 6g, hoàng cầm sắc 8g.
- Trong trường hợp bệnh có kèm theo táo bón, bạn nên thêm vào 20g hắc chi ma và 6g lá muồng.
- Người bị đại tiện ra máu nên cho thêm 16g hắc kinh giới, 12g hắc địa du và 16g hắc hạn liên.
Chữa trĩ thể khí hư hạ hãm
Đây là thể bệnh phổ biến ở người lớn tuổi với các triệu chứng nặng như sa búi trĩ, mất khả năng tự co hồi, chảy máu tươi mỗi lần đi đại tiện,… Từ đó làm tinh thần vô cùng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sắc mặt tái nhợt, hay hồi hộp, ăn ngủ kém,… Bài thuốc cụ thể:
- Các bạn cần chuẩn bị các vị thuốc là xuyên quy, thăng ma, hoàng kỳ, đẳng sâm mỗi vị 20g; sài hồ, bạch truật, chi tử mỗi vị 10g và 6g cam thảo.
- Mỗi ngày bạn nên sắc uống 1 thang, chia ra làm 2 lần sử dụng.
Chữa bệnh trĩ thể nhiệt độc
Đây là cách chữa trĩ được chỉ định cho những người mắc bệnh trĩ nội nặng và xuất hiện biến chứng. Bài thuốc cụ thể:
- Bạn cần chuẩn bị các vị thuốc là sài đất, kim ngân hoa, bồ công anh, đương quy mỗi vị 12g; liên kiều và thục địa mỗi vị 10g; xuyên khung, hồng hoa và đào nhân mỗi vị 8g.
- Trường hợp trĩ kèm táo bón cho thêm 6g lá muồng/20g hắc chi ma. Bệnh trĩ kèm đại tiện ra máu thêm 16g hắc kinh giới, 16g hắc hạn liên, 12g hắc địa du. Còn bệnh kèm theo sưng đau nhiều thì thêm 10g bạch chỉ, cùng 12g đan sâm.
Trị trĩ thể tỳ hư không nhiếp huyết
Thể bệnh này đặc trưng với một số triệu chứng như sắc mặt nhợt nhạt, đại tiện ra máu tươi, ăn ngủ kém, mệt mỏi, rêu lưỡi mỏng,… Bài thuốc cụ thể: Chuẩn bị các vị thuốc gồm bạch truật, chế hoàng tinh, hoàng kỳ, đảng sâm và đương quy mỗi vị 12g; đan bì, chi tử (sao đen), bạch linh, trần bì mỗi vị 1g; 6g cam thảo và 4g mộc hương.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang bắt nguồn từ một phương thuốc chữa bệnh trĩ bí truyền của người H’Mông. Trong thành phần của bài thuốc đều là những loại thảo dược thiên có nguồn gốc Tây Bắc, an toàn, lành tính khi sử dụng.
- Thành phần cụ thể: Đương quy (tác dụng hóa ứ, cầm máu, giảm đau và tiêu thuốc), địa du (giúp cầm máu và sát khuẩn), đương quy (hoạt huyết, nhuận táo), thăng ma (hỗ trợ lưu thông khí huyết và giảm chứng sa búi trĩ), nghệ (hoạt huyết, tan máu bầm và giúp hành khí).
- Công dụng: Thuốc ngâm giúp điều trị các triệu chứng bên ngoài của bệnh như đi cầu ra máu, sa búi trĩ,… Thuốc bôi hỗ trợ co búi trĩ, teo nhanh chóng. Tiếp theo thuốc uống hỗ trợ hoạt huyết, làm tan máu, nhuận tràng để ngăn ngừa táo bón và tăng sức đàn hồi lên thành tĩnh mạch.
Gợi ý thuốc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu
Ngoài áp dụng cách chữa tại nhà, hay Đông y thì thuốc Tây cũng là lựa chọn của nhiều chị em. Tuy nhiên, các bạn nên dùng thuốc chữa trị khi đang mang thai không, các chuyên gia cho biết mẹ bầu nên hạn chế tối đa, vì đây là thời kỳ nhạy cảm nên có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Theo khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc bôi thay vì thuốc uống để ngăn ngừa ảnh hưởng, dị tật của trẻ. Cụ thể một số loại thuốc chữa trĩ có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai gồm:
- Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Proctogel: Đây là loại thuốc mang đến hiệu quả tương đối tốt với phụ nữ mang thai, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm, ngứa rát tại vùng hậu môn. Vì vậy, tùy vào trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này để các mẹ bầu sử dụng.
- Thuốc bôi trĩ Titanoreine: Thuốc trị bệnh trĩ này có dạng kem bôi, được sản xuất tại Pháp, sử dụng được với cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại. Loại thuốc này đang được nhiều người tin dùng do mang lại hiệu quả cao, lại an toàn.
- Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Rectostop: Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, loại thuốc này mang lại tác dụng tương đối tốt. Thuốc được nhập khẩu trực tiếp tại Phần Lan, ngoài điều trị còn giúp phòng ngừa bệnh..
- Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemorrhostop: Loại kem bôi này có chiết xuất từ tự nhiên, lành tính nên được nhiều chị em lựa chọn. Thuốc đem lại hiệu quả cải thiện nhanh chóng các triệu chứng lại không gây hại cho mẹ và bé.
Mặc dù tương đối an toàn cho bà bầu, nhưng trong quá trình sử dụng các bạn vẫn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, không thể điều trị bệnh triệt để.
- Không xem đây là cách chữa trị lâu dài, chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng, cần đi khám hoặc xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho phụ nữ giai đoạn mang thai
Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ bầu cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp, ăn uống khoa học. Đặc biệt chú ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết để phòng ngừa bệnh hình thành và ngăn tái phát.
Gợi ý một số biện pháp phòng ngừa trĩ khi mang thai:
- Các bạn nên uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ quả và nước ép trái cây mỗi ngày để làm mềm phân, phòng ngừa táo bón, cũng như nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
- Chú ý bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, omega 3 bằng cách thêm vào khẩu phần ăn uống hàng ngày các loại rau xanh, trái cây, khoai lang, cá ngừ, cá hồi, quả mọng, hay các loại hạt,…
- Tránh mang vác các vật cồng kềnh hoặc nhấc vật nặng.
- Giữ tinh thần thoải mái, không tạo áp lực, buồn rầu, lo lắng kéo dài. Để kiểm soát căng thẳng bạn có thể ngồi thiền, nghe nhạc hoặc luyện tập yoga.
- Không rặn, cũng như tránh căng thẳng khi đi đại tiện. Đồng thời thay đổi thói quen ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
- Các bạn nên đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tốt nhất hay xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 3 cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu mang lại hiệu quả cao nhất, được nhiều người áp dụng. Nhìn chung, đối với bệnh lý này ngoài điều trị theo những cách trên, các bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.