Dạ Dày Nằm Ở Đâu, Có Chức Năng Gì, Các Bệnh Thường Gặp?
Có hiểu biết về bao tử – dạ dày là một trong những cách giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn. Vậy dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể người, dạ dày nằm ở bên nào, chức năng, cấu tạo và các bệnh lý thường gặp là gì?… Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây để bạn đọc dễ dàng tham khảo.
Dạ dày nằm ở đâu, cấu tạo như thế nào?
Dạ dày hay còn gọi là bao tử là một phần của bộ máy tiêu hóa. Chúng đóng vai trò dự trữ, tiêu hóa thức ăn. Phía trên dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị và nối với ruột non ở phía dưới qua lỗ môn vị. Xét về tổng quan, dạ dày có hình dạng tương tự như chữ “J”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc dạ dày nằm ở đâu, tại vị trí nào trên cơ thể.
Nếu quan sát trên biểu đồ hình ảnh mô phỏng chúng ta có thể xác định vị trí bao tử hay dạ dày nằm ở vị trí nào. Được biết, dạ dày nằm giữa khoang bụng, trên rốn và dưới phần thượng vị, gần lá lách. Trong cấu trúc của hệ tiêu hóa, bộ phận dạ dày nằm giữa tá tràng và thực quản. Để xác định dạ dày nằm ở bên nào rất khó, bởi chúng kéo dài từ cuối thực quản tới tá tràng.
Chưa kể, dạ dày nằm ở vị trí nào còn phụ thuộc vào mức độ phình của dạ dày. Theo đó, vị trí bờ cong nhỏ hay cuống dạ dày thường khá linh động. Vậy bờ cong nhỏ dạ dày nằm ở đâu? Bờ cong nhỏ có thể dịch chuyển nhẹ bên phải ổ bụng, tại trung tâm thượng vị và bờ cong lớn dài hơn, nằm tại bên trái ổ bụng.
Việc xác định dạ dày người nằm ở đâu sẽ giúp mọi người hiểu hơn về các bộ phận trong cơ thể cũng như xác định được chính xác cơn đau, bệnh lý trong các trường hợp cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh chẩn đoán sai dẫn tới điều trị sai bệnh, gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bao tử được cấu tạo gồm 5 lớp, sắp xếp từ ngoài vào trong theo thứ tự cụ thể như sau:
- Lớp thanh mạc.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Lớp cơ bao gồm cơ dọc, cơ chéo và cơ vòng.
- Tấm dưới niêm mạc.
- Phía trong cùng chính là lớp niêm mạc dạ dày.
Các cơ của dạ dày là cơn trơn hay còn được gọi với tên khác là cơ tạng. Những khối cơ này sẽ được sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau để giúp làm tăng hiệu quả co bóp, nghiền nát thức ăn.
Dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể người? Chức năng của dạ dày
Ngoài việc quan tâm tới dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể, bạn cũng cần hiểu rõ chức năng của bộ phận này. Theo đó, dạ dày đảm bảo 2 chức năng chính trong hệ tiêu hóa là nghiền và phân hủy thức ăn. Cụ thể như sau:
- Sau khi nhai nuốt, thức ăn sẽ từ thực quản xuống dạ dày. Trong quá trình ăn nhai, thức ăn cũng được phân hủy một phần nhỏ nhờ vào lượng enzym có trong nước bọt. Khi xuống tới dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền nát thêm một lần nữa.
- Tiếp theo quá trình này là hoạt động nhào trộn cùng dịch vị để phân hủy thức ăn. Hỗn hợp thức ăn sau khi được phân hủy sẽ được đưa xuống ruột non để tiêu hóa và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Phần thức ăn còn lại sẽ được đưa tới ruột già và tống ra ngoài theo đường thải tự nhiên.
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày phổ biến nhất
Sau khi tìm hiểu dạ dày nằm ở vị trí nào, ắt hẳn các bạn cũng hiểu rằng đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu không chăm sóc dạ dày tốt, bạn có thể gặp phải các bệnh lý sau:
- Đầy bụng khó tiêu: Gây nên triệu chứng bụng căng cứng, khó chịu, nhiều khi khiến bệnh nhân bị khó thở.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng thức ăn, axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên hiện tượng ợ chua buồn nôn, ợ nóng, ho.
- Viêm dạ dày: Bệnh hình thành do thói quen uống rượu, sử dụng thuốc, nhiễm khuẩn Hp hoặc các yếu tố. Viêm dạ dày khiến bạn bị buồn nôn, đau dạ dày và hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác.
- Xuất huyết dạ dày: Tình trạng viêm dạ dày, ung thư dạ dày đều có thể dẫn tới xuất huyết. Đây là bệnh lý cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Hội chứng Zollinger – Ellison: Có thể xuất hiện một hoặc nhiều khối u tiết ra hormone dẫn tới tăng sản xuất axit dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Giãn tĩnh mạch dạ dày: Thường xuất hiện ở những người bị bệnh gan nặng, lúc này tĩnh mạch trong dạ dày có thể sưng lên và phình ra. Tình trạng này được gọi là giãn tĩnh mạch và có nguy cơ cao gây xuất huyết dạ dày.
- Loét dạ dày: Hình thành tình trạng xói mòn niêm mạc dạ dày gây đau, chảy máu.
- Ung thư dạ dày: Đây là dạng ung thư khá phổ biến và rất dễ dẫn tới tử vong.
Cách phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày thường gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tìm được hướng điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để tránh tình trạng phải chịu đựng những cơn đau khó chịu, các bạn cần học cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… thông qua một vài lưu ý như sau:
- Hãy thay đổi tần suất ăn nếu bạn luôn cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng giữa các bữa ăn. Theo đó, bạn cần chia nhỏ bữa ăn với các bữa nhẹ nhàng để giảm áp lực lên dạ dày.
- Không nên ăn trước khi đi ngủ vì chúng có thể gây gánh nặng cho dạ dày và khiến bạn dễ bị mất ngủ.
- Không uống cà phê, nước có ga, rượu bia khi đói và đặc biệt là không sử dụng thuốc lá.
- Hãy duy trì cân nặng hợp lý, việc để cân nặng quá thấp hoặc quá cao cũng đều gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
- Cách bảo vệ dạ dày phổ biến nhất được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng là ăn chậm và nhai kỹ. Việc ăn những miếng quá to hoặc nuốt mà không nhai kỹ khiến bạn dễ nuốt phải không khí, từ đó dẫn tới tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, đau dạ dày,…
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên, đồ chua, hoặc đồ ăn cay nóng để tránh làm tổn thương dạ dày, hệ thống tiêu hóa.
- Sau khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào, đặc biệt là những món mới bạn cũng cần để ý tới phản ứng của dạ dày xem có điều gì bất thường hay không.
- Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm sạch và cần rửa kỹ tay trước khi ăn.
- Một ngày, các bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước nhằm giúp thức ăn di chuyển trong dạ dày một cách dễ dàng. Không uống nước có ga, rượu, bia, đồ uống có chứa chất kích thích,… để hạn chế gây kích ứng, rối loạn chức năng hoạt động của dạ dày.
- Tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị stress, mệt mỏi có thể khiến bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.