[Chuyên gia giải đáp] – Viêm amidan có lây không? Cách phòng tránh hiệu quả
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương
Viêm amidan là một bệnh lý hệ hô hấp thường gặp nhưng nó ẩn chứa nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Đó là lý do tại sao nhiều người lo lắng liệu viêm amidan có lây không và làm thế nào để phòng tránh bệnh cho gia đình?
Bệnh viêm amidan có lây không?
Amidan là hai hạch bạch huyết có vị trí nằm ở hai bên mặt sau của cổ họng. Amidan được coi là cánh cửa bảo vệ, giúp cơ thể ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công cơ thể. Tình trạng amidan bị giảm hoặc mất đi chức năng bảo vệ cơ thể được gọi là viêm amidan.
Thông thường, viêm amidan xảy ra là do:
- Do virus, vi khuẩn tấn công: Virus, vi khuẩn trú ngụ sẵn trong vòm miệng do vệ sinh răng miệng thiếu sạch sẽ hoặc vi khuẩn sinh ra do bị sâu răng, viêm lợi, viêm nướu,… sẽ phát sinh, phát triển mạnh trong vòm miệng từ đó tấn công vùng amidan và gây ra bệnh nhiễm trùng.
- Do mắc một số bệnh lý tai, mũi họng hoặc bệnh đường hô hấp khác: Một số bệnh lý dễ dàng dẫn đến viêm amidan đó là: cúm, viêm họng kéo dài, liên tụ cầu,…
- Do môi trường sống bị ô nhiễm, thay đổi thời tiết: Môi trường sống ô nhiễm, bẩn, nhiều khói bụi cũng làm tăng nguy cơ vi khuẩn, virus gây bệnh viêm amidan. Đặc biệt là thời tiết thay đổi thất thường sẽ dễ dẫn đến suy giảm đề kháng và sinh bệnh viêm amidan.
- Do sức đề kháng yếu: Những đối tượng có cơ địa yếu, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị vi khuẩn tấn công, làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó gây bệnh viêm amidan.
Mặc dù các bệnh lý đường tai – mũi – họng thường dễ lây nhiễm, nhất là khi bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, nhưng có thể thấy viêm amidan rất khác biệt. Bởi tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan như vừa chỉ ra ở trên cũng cho thấy rằng không nguyên nhân nào có khả năng lây nhiễm bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm rằng bệnh viêm amidan không lây lan từ người này sang người khác.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa, viêm amidan không lây lan nhưng lại là bệnh có tính di truyền. Theo nhận định từ các chuyên gia y tế thế giới – WHO, viêm amidan tái phát lại nhiều lần là do tác động của một loại gen trội. Theo ước tính, có tới hơn 60% các ca bị viêm amidan có liên quan đến yếu tố di truyền này và chỉ gần 40% các trường hợp còn lại bị bệnh viêm amidan do các tác động từ môi trường bên ngoài.
Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa về “viêm amidan có lây không?” đó là KHÔNG lây lan như mọi người vẫn nghĩ. Chính vì thế, gia đình không cần phải lo lắng hay hoang mang khi lỡ tiếp xúc với người bệnh. Thay vào đó hãy chủ động tìm các biện pháp phòng tránh để ngăn chặn việc di truyền gen xấu bị ảnh hưởng do bệnh cho thế hệ sau.
Đọc ngay:
Cách phòng tránh viêm amidan cho cả gia đình
Để không cần phải lo lắng về “ viêm amidan có lây không” thì cách tốt nhất dành cho mọi người đó là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh mắc bệnh. Cả gia đình hãy chú ý thực hiện các nguyên tắc sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm amidan một cách tối đa, hiệu quả nhất:
Thói quen vệ sinh răng miệng khoa học
Hiện nay vẫn còn rất nhiều người bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ vẫn còn lười trong việc vệ sinh răng miệng. Điều này đã tạo cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội để xâm nhập và làm hại vùng amidan gây nên bệnh viêm amidan ở trẻ và người lớn. Bởi vậy, mọi người cần tạo cho mình thói quen vệ sinh răng miệng khoa học, bằng cách:
- Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối hoặc sau các bữa ăn chính.
- Với trẻ còn nhỏ chưa biết sử dụng bàn chải đánh răng thì cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho con em bằng cách lau miệng, lau răng hàng ngày.
- Nên kết hợp đánh răng với dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng một cách tối đa nhất.
- Đừng quên chà lưỡi làm sạch cặn khuẩn khi đánh răng.
- Nên súc miệng sau mỗi bữa ăn hay sau khi ăn các món ăn nặng mùi, đồ ngọt.
- Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng và phát hiện kịp thời những vấn đề bất cập cho răng miệng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng – ăn uống lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là cách hữu hiệu nhất để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh viêm amidan. Các nhà nội trợ hãy cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình như sau:
- Bổ sung đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ trong rau củ quả.
- Bổ sung nhiều vitamin A, C, E, K trong thức ăn và trái cây để tăng sức đề kháng, bao gồm các loại táo, cam, quýt, mật ong,…
- Hạn chế ăn những thức ăn quá béo, quá ngọt, thức ăn cay nóng hay uống các loại nước nhiều đường, có ga.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia gây hôi khoang miệng và giảm mạnh lượng kháng thể của cơ thể và gây phát sinh những căn bệnh liên quan đến nướu và răng.
Tạo những thói quen tốt, lành mạnh
Để xây dựng tuyến phòng vệ amidan khỏe mạnh cho cơ thể, điều tốt nhất mà mọi người nên thực hiện đó là tạo những thói quen lành mạnh. Những thói quen khoa học dưới đây sẽ là giải pháp phòng tránh bệnh viêm amidan hữu hiệu cho cả gia đình:
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cải thiện và nâng cao sức khỏe.
- Điều trị triệt để các bệnh lý hệ hô hấp khác như viêm V.A, viêm họng, viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi, viêm răng miệng,…
- Chú ý giữ vệ sinh môi trường sống, tránh để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt với những đối tượng nhạy cảm có sức đề kháng kém, có cơ địa dị ứng càng cần có một môi trường sống trong lành, sạch sẽ, thoáng đãng để ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh.
- Khi đi ngoài đường luôn ghi nhớ đeo khẩu trang cho bản thân và con trẻ, nhất là những nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm,…
- Vào mùa hè, chú ý điều chỉnh nhiệt độ vừa đủ khi ngủ trong phòng điều hòa, dùng quạt một cách thông minh.
- Tuyệt đối không cho trẻ tắm quá 30 phút: Trẻ nhỏ khi tắm quá lâu dù là mùa hè hay mùa đông thì đều dễ bị nhiễm lạnh. Bởi vậy cha mẹ nên cho bé tắm nhanh chóng, dưới 30 phút, để đảm bảo sức khỏe cho bé.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ và bàn chân trong mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Tuyệt đối không được mặc quần áo phong phanh khi trời chuyển lạnh. Bởi ngoài nguy cơ bị viêm amidan, thì mọi người còn có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng đó là bệnh viêm phổi, đặc biệt là đối tượng trẻ em có sức đề kháng còn non yếu.
- Hạn chế việc ăn các thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như trái cây, kem, đặc biệt là những người có tiền sử các bệnh về hệ hô hấp. Nên để đồ ăn bên ngoài một khoảng thời gian hoặc hâm nóng lại trước khi ăn để bảo vệ amidan.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “viêm amidan có lây không” của người bệnh. Viêm amidan không phải là bệnh lý nguy hiểm và khó chữa nếu như được phát hiện kịp thời. Bởi vậy, mọi người cần chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân để kịp thời thăm khám, điều trị và ngăn chặn các nguy cơ đáng tiếc xảy ra.
Thông tin thêm: