Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi Được Không? Thời Gian Trong Bao Lâu? ĐỌC NGAY
Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc của hầu hết những ai đã và đang mắc phải căn bệnh nhạy cảm, khó chịu này. Do đây là bệnh lý nhạy cảm nên việc chữa trị thường bị người bệnh bỏ qua hoặc tự ý điều trị tại nhà. Vậy vấn đề bị trĩ có tự khỏi không, hãy đọc ngay bài viết của chúng tôi để có được câu trả lời chính xác nhất.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Đây là tình trạng xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên rất ít người chịu đi thăm khám ngay từ khi có các dấu hiệu bệnh. Thay vào đó, chỉ đến khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng, nhiều người mới đi bệnh viện kiểm tra.
Trên thực tế, bệnh trĩ không đe dọa đến tính mạng, là bệnh lành tính nhưng nó lại mang đến nhiều phiền toái như gây đau đớn, khó chịu ở hậu môn; đi ngoài ra máu. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bệnh trĩ có tự khỏi được không? Câu trả lời là KHÔNG. Nếu người bệnh không cải thiện chế độ ăn uống, kết hợp với phương pháp điều trị, búi trĩ không thể teo nhỏ và trở về vị trí ban đầu được.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ được chia ra ở nhiều cấp độ, từ 1 cho đến 4. Ngay từ khi bệnh ở cấp độ 1 (thời điểm búi trĩ có kích thước rất nhỏ, chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe), các bạn đã phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu biết kiêng khem cẩn thận, ở thời điểm này, bệnh trĩ có tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc.
Nhưng nếu để bệnh sang đến cấp độ 2,3,4, câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Lúc này, người bệnh cần đến các hiệu thuốc hoặc bệnh viện để được hướng dẫn mua thuốc về sử dụng. Nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, búi trĩ lòi ra quá nhiều, không thể tự co được và bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật.
Hơn nữa, các bạn cần biết rằng, bệnh trĩ nếu kéo dài, không có hướng kiểm soát, nó có thể kéo theo một loạt các hệ lụy nghiêm trong cho sức khỏe như gây nhiễm trùng hậu môn, thậm chí là dẫn đến ung thư trực tràng.
Nói tóm lại, bị trĩ không thể tự khỏi được. Do đó, ngay khi có dấu hiệu bệnh trĩ như đi vệ sinh chảy máu, sưng vùng hậu môn,… các bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám ngay.
Bệnh trĩ có tự hết được không? Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Bị trĩ có tự khỏi được không? Như giải đáp phía trên, đây là bệnh không thể tự khỏi được. Vậy nếu điều trị thì cần mất bao lâu? Vấn đề này sẽ được quyết định bởi một số yếu tố dưới đây:
- Bệnh đang ở mức độ nào: Nếu trĩ cấp độ 1-2, thời gian điều trị đương nhiên sẽ nhanh chóng hơn người bị trĩ cấp độ 3-4.
- Đối tượng mắc là ai: Phụ nữ nếu bị trĩ trong thời gian mang thai sẽ rất khó tự khỏi, thường phải sau sinh, kết hợp ăn uống hợp lý và dùng thuốc mới có thể hết được.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao: Đây là yếu tố không nhỏ quyết định đến mức độ điều trị. Nếu người bệnh trĩ vẫn thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ mặn, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ thì bệnh sẽ càng nặng và mất nhiều thời gian điều trị hơn.
- Tính chất công việc của người bệnh: Trên thực tế có rất nhiều công việc có thể làm giãn tĩnh mạch trĩ hàng ngày như việc phải ngồi nhiều, đứng lâu hoặc phải mang vác nặng. Nếu thường xuyên phải làm những việc như vậy, các bạn sẽ không thể ngày một, ngày 2 chữa khỏi căn bệnh này được.
Nhìn chung, người bị trĩ sẽ mất từ 1-2 tuần cho đến vài tháng để xử lý căn bệnh ở hậu môn này. Vậy cách điều trị bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả? Đừng bỏ qua phần thông tin dưới đây.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trĩ, từ thương hiệu trong nước cho đến ngoài nước, từ thuốc uống cho đến thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn. Thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn cho một số loại thuốc như sau:
- Thuốc trị bệnh trĩ Agiosmin: Thuốc dạng viên có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng bệnh trĩ cấp tính và mãn tính.
- Thuốc Ventutine: Là thuốc uống, giúp ổn định tĩnh mạch búi trĩ, hỗ trợ búi trĩ tự co lên, không phình to.
- Gel bôi trĩ Rectostop: Thuốc có xuất xứ từ Phần Lan, có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như sa búi trĩ, ngứa rát, đau nhức hậu môn. Đồng thời sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng sức bền của tĩnh mạch búi trĩ, ngừa tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn.
- Thuốc đặt hậu môn Proctolog: Được sản xuất bởi hãng Pfizer (Thổ Nhĩ Kỳ), loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, chống co thắt, ngăn ngừa búi trĩ phình to.
Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không? Đương nhiên là không. Do đó, người bệnh nên sớm tìm cách điều trị, không chủ quan. Ngoài những loại thuốc kể trên, các bạn có thể mua các thuốc khác miễn sao chúng có tác dụng trị bệnh là được. Chỉ cần ra hiệu thuốc, chưa cần đến đơn kê của bác sĩ, các bạn hãy nói rõ tình trạng trĩ của mình để được tư vấn cho loại thuốc phù hợp nhất.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Như đã đề cập đến ở trên, trong trường hợp bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn cấp độ 3, cấp độ 4 với tình trạng búi trĩ phình to, không thể tự co lên, gây nhiều đau đớn, khó chịu thì người bệnh cần tìm đến giải pháp can thiệp bằng phẫu thuật.
Sau 8-12 tuần sau khi phẫu thuật cắt trĩ, nếu chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, kiêng khem cẩn thận, người bệnh mới có thể hồi phục hoàn toàn và không còn đau đớn khi đi đại tiện.
Hiện nay có rất nhiều cách phẫu thuật như thắt búi trĩ, tiêm búi trĩ, thắt động mạch trĩ,… Đây đều là những phương pháp phức tạp nên người bệnh cần thực hiện tại các bệnh viện lớn để tránh gặp rủi ro đáng tiếc.
Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng mẹo dân gian
Từ xa xưa đến nay, các mẹo dân gian chữa trĩ nội, trĩ ngoại vẫn được nhiều người “rỉ tai” nhau. Bằng việc sử dụng những nguyên liệu đơn giản, có sẵn trong nhà hoặc mua với giá thành rất rẻ, chúng ta đã có ngay bài thuốc tự chế giúp cải thiện tình trạng trĩ hiệu quả.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo:
- Chữa bệnh trĩ bằng nha đam: Rửa sạch nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài. Cắt nha đam thành từng khúc nhỏ, cho vào máy xay cùng với một lượng nước theo tỷ lệ 1 phần nha đam, 2 phần nước. Sau đó xay nhuyễn hỗn hợp, lọc lấy nước và uống đều đặn vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Tốt nhất nên uống khi bụng còn đói, chưa ăn sáng. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc như vậy, không uống nhiều.
- Dùng mật ong: Hãy sử dụng trực tiếp mật ong nguyên chất và thoa lên vùng hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại thật sạch vào sáng hôm sau.
- Chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá: Rửa sạch một nắm rau diếp cá, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn. Các bạn có thể ăn sống trực tiếp hoặc cho diếp cá vào nồi cùng với nước sạch, đun lấy nước để ngâm và rửa hậu môn.
- Chườm đá lạnh vào hậu môn: Có thể bạn không biết rằng nhiệt độ từ đá lạnh sẽ giúp giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả. Do đó mỗi ngày hãy chịu khó dùng đá lạnh chườm trực tiếp vào vùng hậu môn khoảng 5-10 phút để búi trĩ tự co lên.
Ngoài ra còn rất nhiều mẹo dân gian trị trĩ khác mà chúng tôi không thể liệt kê hết trong bài. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, mọi người cần biết rằng, phương pháp điều trị này thường chỉ phù hợp với những ai bị trĩ cấp độ 1, mức độ nhẹ. Còn trĩ từ độ 2 trở đi, nó chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh được. Do đó, với những người bị trĩ cấp độ nặng, các bạn cần tìm đến các phương pháp điều trị chuyên sâu và có hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia y tế.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Nếu không hãy dùng thuốc Nam
Bên cạnh dùng thuốc Tây, mẹo dân gian hay phẫu thuật, bệnh trĩ có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc Nam. Với cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn, đồng thời sử dụng các thảo dược tự nhiên, lành tính, đây là giải pháp được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả.
Người bệnh hãy tham khảo ngay một số bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16g kinh giới, 16g kim ngân hoa cùng với chi tử, địa du, trắc bá diệp, hòe hoa mỗi loại 12g; kết hợp cùng 8g xích thước, 8g chỉ xác và 4g cam thảo. Cho tất cả các nguyên liệu đi sao vàng và đem đi sắc nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Hãy chuẩn bị 50g nụ hòe, 40g thiên thảo, 40g tam lăng, 10g tam thất và 40g chỉ thực. Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ đầy nước và sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc 3: Cần có 20g ngũ bội, 20g hoàng đằng, 10g hoảng liên và 30g tô mộc. Đem giã nát tất cả nguyên liệu, trộn đều với nhau và bôi lên búi trĩ hàng ngày.
Khi áp dụng chữa bệnh trĩ bằng Đông y, người bệnh cần biết rằng phương pháp này cho hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây. Do đó, các bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày.
Cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bệnh trĩ có tự hết được không? Chắc hẳn đọc đến đây, các bạn sẽ biết bệnh trĩ không thể tự khỏi được. Bên cạnh việc dùng thuốc, để cải thiện tình trạng sa búi trĩ, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Thay đổi chế độ ăn uống:
- Bổ sung đều đặn chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa luôn ổn định, ngừa táo bón.
- Ăn các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như rau diếp cá, mồng tơi, khoai lang, rau đay,…
- Cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít nước để tăng cường quá trình chuyển hóa chất xơ, giảm táo bón, tránh sa búi trĩ.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ khô cứng, nhiều dầu mỡ.
- Khi đã bị trĩ, các bạn cần tránh đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn vì nó có thể làm căng phồng búi trĩ.
- Tốt nhất không nên uống quá nhiều nước ngọt, bánh kem hoặc các thực phẩm quá ngọt vì chúng có thể làm tăng cảm giác ngứa ở hậu môn.
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ vì nó có hàm lượng đạm cao, gây khó tiêu.
- Không nên uống rượu bia.
Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
- Không nên đứng hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, cứ khoảng 30 phút các bạn nên đi lại.
- Không được có thói quen nhịn đi đại tiện.
- Nên có chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để duy trì cân nặng ổn định. Không để cơ thể rơi vào tình trạng béo phì.
- Không đi vệ sinh quá lâu, không rặn mạnh khi đi đại tiện vì như vậy sẽ dẫn dễ khiến búi trĩ sa ra ngoài.
- Không nên làm việc quá sức, cần cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
- Cần đảm bảo giữ hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Trên đây là bài viết giải đáp vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi được không của chuyên trang chúng tôi. Một lần nữa nhắc lại, bệnh trĩ khó có thể tự khỏi và cần có sự can thiệp của thuốc điều trị cộng thêm việc thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Do đó, người bệnh trĩ không nên chủ quan, đừng để bệnh tiến triển nặng đến cấp độ 3-4.