Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ hiệu quả nhất (Giải đáp chi tiết)

Ngày cập nhật: 08/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Thủng màng nhĩ là hiện tượng màng nhĩ bị rách, khi đó việc giữ vệ sinh là hết sức quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ chi tiết và khoa học nhất.

Thủng màng nhĩ xảy ra do đâu?

Màng nhĩ là bộ phận khá mỏng, khi chịu một tác động nào đó dễ dàng bị rách. Các dấu hiệu khi màng nhĩ bị rách bao gồm đau tai, ù tai, suy giảm thính giác, sốt, chảy dịch làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

Tại sao tai bị chảy nước, bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân có thể do mắc bệnh về tai – mũi – họng đặc biệt là viêm tai giữa. Ngoài ra chấn thương vùng đầu hay thay đổi áp suất giữa trong tai và bên ngoài cũng gây bệnh.

Khi xuất hiện tình trạng kể trên thì rất có thể người bệnh đã mắc chứng thủng màng nhĩ. Việc thăm khám cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ cũng cần đặc biệt chú ý.

Tầm quan trọng của cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Vệ sinh tai có vai trò quan trọng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhờ đó quá trình điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Vệ sinh tai giúp hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn, tránh biến chứng nguy hiểm
Vệ sinh tai giúp hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn, tránh biến chứng nguy hiểm

Ngược lại, nếu vệ sinh không đúng cách hoặc không thực hiện vệ sinh, vi khuẩn có cơ hội phát triển sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm tăng lên, bệnh trở lên trầm trọng hơn. Người bệnh thậm chí có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Suy giảm thính lực vĩnh viễn: Đây là biến chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Kích thước và vị trí vết thủng trên màng nhĩ ảnh hưởng tới mức độ suy giảm thính lực.
  • Viêm tai giữa: Khi bị thủng màng nhĩ, nếu không vệ sinh đúng cách, vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào trong tai. Từ đó gây ra chứng viêm tai giữa khá nguy hiểm.
  • U nang tai giữa: Những mảnh vụn đi vào tai giữa dễ dàng khi màng nhĩ bị thủng gây ra chứng u nang. 

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ chi tiết nhất

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ sẽ giúp tai được thông thoáng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Từ đó, quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn nếu biết cách vệ sinh khoa học và đúng cách.

Chuẩn bị

  • Nước muối sinh lý.
  • Cốc nhựa đựng nước.
  • Khăn mềm và nước ấm.
  • Dụng cụ nhỏ thuốc rửa tai

Các bước thực hiện:

Bước 1: Hòa dung dịch

Trong bước này người bệnh cần pha dung dịch để vệ sinh tai bằng cách hòa nước ấm và cho thêm một lượng nước muối sinh lý vừa đủ. Dung dịch hoàn thành phải đảm bảo vẫn còn hơi ấm. Sau đó từ từ bơm dung dịch vào ống đến khi đạt ½ ống thì dừng lại.

Bước 2: Nghiêng đầu về 1 bên

Thao tác giúp việc nhỏ nước vệ sinh dễ dàng và nhanh chóng hơn. Người bệnh tốt nhất nên ở tư thế nằm và nghiêng đầu về một bên sao cho phần tai bị bệnh ở phía trên. Sau đó, sử dụng một chiếc khăn và lót phía dưới đầu để dễ dàng thấm dung dịch chảy ra.

Bệnh nhân thực hiện nghiêng đầu về một bên trước khi nhỏ thuốc
Bệnh nhân thực hiện nghiêng đầu về một bên trước khi nhỏ thuốc

Bước 3: Nhỏ dung dịch vào tai

Bước này người hỗ trợ thực hiện đổ dung dịch vệ sinh từ ống tiêm đã chuẩn bị vào tai. Lưu ý nên đặt ống cách tai một vài cm, không nên đặt quá gần để đảm bảo lượng dung dịch vào tai vừa đủ và không bị rơi rớt ra ngoài.

Thời gian chờ cho dung dịch ngấm là khoảng 3 đến 5 phút. Người bệnh cần giữ nguyên tư thế nghiêng đầu giống như khi nhỏ thuốc để tránh tình trạng thuốc tràn ra ngoài.

Thực hiện nhỏ nước vệ sinh đã chuẩn bị vào bên tai bị thủng màng nhĩ
Thực hiện nhỏ nước vệ sinh đã chuẩn bị vào bên tai bị thủng màng nhĩ

Bước 4: Xả dung dịch

  • Sử dụng một chiếc bát phía dưới tai hoặc có thể đặt miếng bông ở bên ngoài tai. 
  • Từ từ nghiêng đầu theo hướng ngược lại để nước có thể chảy ra phía ngoài.
  • Nếu sử dụng miếng bông chỉ cần đặt hờ phía bên ngoài và tránh không đặt quá gần tai.

Bước 5: Gội sạch toàn bộ ráy tai

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ trong bước này sẽ sử dụng nước ấm. Nhiệt độ của nước phù hợp nhất là khoảng 37 đến 38 độ C. Dùng ống xi lanh để hút nước ấm và thực hiện bơm nước vào phía trong chảy ra.

Bước 6: Vệ sinh sau khi thực hiện

Đây là bước cuối cùng để vệ sinh tai bị chảy nước trong, bị thủng màng nhĩ. Người bệnh sử dụng khăn mềm nhúng vào nước đã pha ấm sau đó vắt kiệt nước. Dùng khăn lau lại một lần xung quanh tai để đảm bảo vệ sinh tai tốt nhất.

Thực tế tại sao tai bị chảy nước và cách vệ sinh tai hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bệnh nhân cần vệ sinh tai theo cách kể trên 2 đến 3 lần mỗi ngày. Màng nhĩ bị thủng với vết rách nhỏ sau thời gian vệ sinh và sử dụng thuốc sẽ lành lại. Trường hợp vết rách lớn hơn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh và giảm đau. 

ĐỌC THÊM: Rò luân nhĩ là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Lưu ý khi thực hiện thao tác vệ sinh màng nhĩ

Trong quá trình vệ sinh tai người bệnh và người hỗ trợ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện việc vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý. Nguyên nhân là bởi mũi họng và tai thông nhau, vi khuẩn phát sinh từ bộ phận nào cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận còn lại.
  • Tuyệt đối không sử dụng vật cứng hoặc vật nhọn để lấy dịch mủ.
  • Sử dụng nước ấm sạch, không sử dụng những loại nước hoặc thuốc không rõ nguồn gốc.

Bệnh nhân cần thực hiện việc vệ sinh màng nhĩ đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Biện pháp vệ sinh phù hợp sẽ giúp người bệnh hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan. 

Biện pháp phòng bệnh thủng màng nhĩ

Bên cạnh cách vệ sinh khi bị thủng màng nhĩ, các biện pháp phòng bệnh sẽ giúp người bệnh hạn chế tái phát và tăng hiệu quả điều trị. 

Giữ ấm cơ thể là phương pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả
Giữ ấm cơ thể là phương pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả
  • Luôn giữ tai khô thoáng và tuyệt đối không để nước bẩn, nước có chứa xà phòng chảy vào tai gây ù tai và mất vệ sinh.
  • Hạn chế tới những nơi có âm thanh lớn hoặc nhiều tiếng ồn. Khi bắt buộc tiếp xúc với các môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn cần có biện pháp bảo vệ tai.
  • Tuyệt đối không sử dụng vật nhọn chọc vào tai vì có thể khiến lớp niêm mạc bị tổn thương. Việc tổn thương kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
  • Thực hiện vệ sinh tai mũi họng thường xuyên hàng ngày.
  • Luôn giữ ấm cơ thể nhất là khi giao mùa để tránh bị cảm cúm.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật.
  • Thăm khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có phương hướng điều trị kịp thời.

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ là vấn đề cần được lưu tâm. Vệ sinh đúng cách sẽ hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nhờ vậy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

ĐỪNG BỎ QUA:

Đăng ký tư vấn với chuyên gia