Nấm ống tai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Nấm ống tai phát sinh do khí hậu ẩm thấp, vệ sinh cơ thể kém khiến các loại nấm có điều kiện phát triển. Do triệu chứng của bệnh còn khá mơ hồ ở giai đoạn đầu nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân và triệu chứng nấm ống tai
Hiện nay, có khoảng 10% dân số bị viêm nấm ống tai trên thế giới. Đối với trẻ nhỏ, vì ống tai ngoài khá nhỏ, có nhiều lông và chứa dịch nhầy nên đã tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài ra, khí hậu ẩm thấp và điều kiện vệ sinh kém cũng là yếu tố phát sinh bệnh lý ở người lớn. Có thể thấy, nấm ống tai xuất hiện phổ biến vào mùa hè. Nếu thấy bản thân mắc bệnh, bạn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Nguyên nhân nấm ống tai
Lý do gây nấm ống tai ở người lớn và trẻ nhỏ rất đa dạng. Nấm có thể mọc do môi trường sống ẩm ướt hoặc phát sinh từ những nguyên nhân sau:
- Dùng dụng cụ ngoáy tai hoặc lấy ráy tai không sạch sẽ.
- Bệnh nhân có tiền sử bị chàm ống tai.
- Sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ tai trong thời gian dài.
- Bị chấn thương vì thường xuyên tắm ở sông, hồ, bể bơi không đảm bảo vệ sinh.
- Các khu vực khác cũng bị nhiễm khuẩn (chẳng hạn như nấm âm đạo).
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Nấm gây tổn thương tại tai, khu trú ở ống tai ngoài hoặc vành tai và phát sinh các triệu chứng như:
- Ngứa tai khiến người bệnh phải dùng ngón tay ngoáy lỗ tai hoặc đập tay vào khu vực bị nấm.
- Ở giai đoạn đầu, bệnh gây ngứa sâu phía trong tai và tạo cảm giác sưng đau khó chịu.
- Dịch trong tai chảy ra ngoài hoặc khi ngoáy tai sẽ thấy dịch ướt màu nâu vàng.
- Lớp biểu bì ống tai bị bong tróc, chúng kết hợp với tổ chức nấm hình thành vảy làm bít hẹp ống tai hoặc che lấp bề mặt màng nhĩ. Từ đó gây ù tai chảy dịch và suy giảm thính lực.
Trường hợp nhiễm trùng kết hợp, bệnh nhân còn bị sưng đau trong tai, cơn đau tăng lên khi bạn ấn hoặc kéo vành tai. Cục nấm phát triển gây bịt ống tai ngoài, trẻ bị ù tai, nghe kém một bên và phải nghiêng tai không bị nấm về khu vực phát âm để nghe rõ hơn.
Nấm ống tai có nguy hiểm không?
Khi thay đổi môi trường, ống tai ngoài và ráy tai bị khô, nấm không đủ điều kiện mọc nên bệnh sẽ tự khỏi. Ngược lại, việc vệ sinh ống tai không tốt chỉ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Thêm vào đó, nấm tạo màng vảy trong ống tai do lớp biểu bì ống tai ngoài bong tróc kết hợp với vi nấm tạo thành. Các mảng làm bít tắc ống tai và bám vào màng nhĩ gây ù tai, suy giảm thính lực. Khi các mảng vảy tích tụ quá nhiều và phủ kín chu vi của ống tai, nó sẽ có dạng hình ống bám vào da ống tai. Việc người bệnh cố gắng bóc chúng khiến lớp da phía dưới bị chảy máu.
Trường hợp bị nấm ở tai dạng cấp tính, nhiều khả năng bệnh kết hợp với vi khuẩn và tình trạng thủng nhĩ rất dễ xảy ra. Khi bệnh nhân bị nấm ống tai ngoài kèm theo viêm tai giữa, quá trình điều trị càng gặp nhiều khó khăn.
Nếu bệnh quá nặng và đi dần đến nguy cơ ác tính, bệnh nhân sẽ bị suy giảm miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng tới thể trạng. Khi đó, nấm dần dần lan tới vùng trước tai, vùng cổ, xương chũm và đáy sọ.
Tìm hiểu thêm:
Cách điều trị viêm nấm ống tai
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai, màng tai. Bác sĩ thực hiện bằng cách làm ẩm ống tai, dùng que bông thấm cồn salicylic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%. Người bệnh được thực hiện liên tục trong vài ngày, mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng áp dụng một biện pháp. Chuyên gia sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thuốc điều trị nấm ống tai
Các loại thuốc đặc trị nấm ống tai chủ yếu là kháng sinh. Chúng được bào chế dưới dạng bôi hoặc uống tùy theo từng tình trạng sức khỏe.
- Thuốc uống: itraconazole (Sporanox) hoặc các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, thuốc chống viêm không chứa steroid. Tác dụng của chúng là giảm đau và loại bỏ nấm tai Aspergillus.
- Thuốc nhỏ tai: gồm nhóm thuốc chứa clotrimazole và fluconazol. Lựa chọn phổ biến là Axit axetic để giảm triệu chứng chỉ trong 1 tuần. Ngoài ra, thuốc nhỏ tai acetate nhôm 5% cũng mang tới tác dụng tương đồng.
- Thuốc bôi: vì nấm sẽ ảnh hưởng tới khu vực ngoài tai nên trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị nhóm thuốc trị nấm tại chỗ dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ.
Lưu ý, các loại thuốc tây đều tiềm ẩn tác dụng phụ nhất định. Đó là lý do người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia để bảo vệ sức khỏe. Mọi sự sai sót trong quá trình chữa bệnh đều khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Cách khắc phục bằng mẹo tại nhà
Các bài thuốc trị bệnh tại nhà có khả năng loại bỏ triệu chứng và kháng khuẩn nhanh chóng. Nhưng biện pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân bị viêm mức độ nhẹ và nguy cơ lây nhiễm chưa cao.
Khắc phục bằng thạch xương bồ
- Nguyên liệu gồm 16g mỗi vị trần bì, thạch xương bồ, thương nhĩ tử, hoa ngũ sắc.
- Sau khi rửa sạch thảo dược, bạn đun với 150ml nước.
- Khi nước cạn còn 50ml, bạn tắt bếp, chắt ra bát và đợi nguội.
- Lọc hỗn dịch để thu lấy nước cốt và cất vào lọ kín, bảo quản nơi thoáng mát.
- Mỗi lần bạn nhỏ dung dịch 2 – 3 giọt, mỗi ngày 3 – 4 lần.
Sử dụng bài thuốc xông
- Cần chuẩn bị 10g mỗi loại bạch chỉ, huyền sâm, bồ công anh, hạ khô thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa, hoàng cầm.
- Sắc tất cả dược liệu với nước và dùng tăm bông thấm phần nước này.
- Đưa đầu xi lanh sát ống tai, cho tăm bông vào trong ống xilanh rồi bịt kín.
- Nước vừa sắc sẽ chuyển thành khói nhẹ và di chuyển vào ống tai.
Kết hợp phèn chua và ngũ bội tử
- Đun kết hợp 0,5kg phèn chua với 0,5kg ngũ bội tử cho đến khi chúng quyện với nhau thì tắt bếp.
- Nghiền nhỏ phần màu trắng xốp rồi bảo quản trong lọ kín.
- Vệ sinh tai bằng oxy già.
- Cuộn một tờ giấy nhỏ thành hình chiếc tẩu và cho thuốc vào đó để thổi vào trong tai.
Điều trị nấm ống tai ngoài bằng Đông y
Đông y quan niệm, nấm ống tai phát sinh bởi sự tích tụ huyết khí ở tai. Vì vậy, y học cổ truyền sẽ kết hợp các vị thuốc riêng biệt để nhanh chóng cải thiện triệu chứng và làm giảm khả năng nhiễm trùng.
Thuốc đông y được nghiên cứu qua hàng trăm năm và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Các vị thuốc đều đến từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc nam không mang tính đồng nhất. Bệnh nhân muốn nhanh chóng khỏi nấm ống tai cần tuân thủ liệu trình điều trị của chuyên gia. Trong thời gian uống thuốc, bạn không tự ý ngưng sử dụng vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách phòng tránh an toàn, hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói quen thuộc trong dân gian. Bởi quá trình điều trị thường khó khăn hơn quy trình phòng ngừa. Để không khiến bản thân rơi vào trường hợp bị nấm ống tai, bạn cần chú ý:
- Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về bệnh nấm ống tai nếu đang bị tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch hoặc bệnh mãn tính.
- Không để nước vào tai trong khi lướt sóng, tắm, bơi lội…
- Sau khi tắm bạn nên nhanh chóng lau khô tai.
- Không sử dụng bông gòn để vệ sinh tai.
- Hạn chế tình trạng làm trầy xước phần da bên trong hoặc bên ngoài tai.
- Sau khi đã lấy nước ra khỏi tai, bạn hãy sử dụng thuốc nhỏ tai axit axetic.
- Chú ý, không nên bơi lội tại khu vực có nguồn nước ô nhiễm.
Nấm ống tai sẽ gây suy giảm thính giác, thậm chí là điếc nếu người bệnh không trị bệnh dứt điểm. Vì vậy bạn nên quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và sớm đến gặp bác sĩ khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Đọc ngay: