TOP 12 Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Được Dùng Nhiều Nhất
Các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp được sử dụng để điều trị bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Loại vi khuẩn này có thể làm tổ và gây ra nhiều vết loét bên trong dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và cả ung thư dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn top các loại thuốc đặc trị vi khuẩn Hp được bác sĩ khuyên dùng.
Top 12 loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp
Bị nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày. Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ người bị nhiễm vi khuẩn Hp lên đến 75%. Nguyên nhân là bởi các quốc gia này có nguồn nước kém vệ sinh khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào cơ thể người.
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, chúng sinh sống và phát triển bên trong dạ dày con người và gây ra các bệnh mạn tính. Vi khuẩn Hp dễ dàng tồn tại bên trong dịch vị acid của dạ dày bằng cách sản sinh ra Urease. Chúng tấn công lớp niêm mạc dạ dày và gây tổn thương nghiêm trọng.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc điều trị bệnh viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp đã trở nên đơn giản hơn. Người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp tiêu diệt vi khuẩn từ gốc rễ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dưới đây top những loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp tốt nhất được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng:
Thuốc giúp điều trị vi khuẩn Hp Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gắn vào protein của vi khuẩn sau đó ức chế khả năng sản sinh peptidoglycan. Thuốc Amoxicillin thường có mặt trong phác đồ điều trị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp bởi thuốc có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả và khá an toàn cho người dùng. Tuy nhiên những người bị tăng bạch cầu đơn nhân hoặc dị ứng với thành phần của thuốc không nên sử dụng Amoxicillin.
Cách sử dụng:
- Người lớn dùng 1g/lần, uống mỗi ngày 2-3 lần.
- Trẻ nhỏ uống theo chỉ định của bác sĩ, liều lượng phụ thuộc vào cân nặng của người bệnh.
Giá bán: Amoxicillin 250-500mg giá 70.000-100.000 đồng/hộp.
Xem thêm: Chi Tiết Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn HP Theo Chuẩn Bộ Y Tế
Thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp Clarithromycin
Clarithromycin là thuốc kháng sinh macrolid được bán tổng hợp. Thuốc có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn cực mạnh, đặc biệt là đối với chủng vi khuẩn Hp, giúp ngăn cản sự phát triển của chúng. Tuy nhiên Clarithromycin vô hiệu với các loại virus. Do đó nếu tác nhân gây bệnh không phải vi khuẩn thì không nên sử dụng Clarithromycin. Thuốc chống chỉ định với những người bị dị ứng với kháng sinh macrolid và những người đang sử dụng Pimozide Ergotamin và Cisaprid.
Cách sử dụng:
- Liều lượng chỉ định cho người lớn là 500mg/ngày, mỗi ngày uống 3 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Giá bán: Khoảng 120.000 đồng/hộp 3 vỉ.
Thuốc điều trị Hp Tetracycline
Chủng vi khuẩn Hp luôn không ngừng biến đổi và có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh. Trong khi đó Tetracycline có tác dụng giúp ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, giúp loại bỏ tận gốc vi khuẩn Hp. Đồng thời hạn chế nguy cơ gây kháng thuốc. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn một vài tác dụng phụ như: Gây dị ứng, phát ban, sưng phù ở mặt, choáng váng, suy giảm thị lực, sốt, chán ăn, nước tiểu có màu sẫm,…
Cách sử dụng:
- Uống 500mg sau mỗi 6 giờ, mỗi ngày dùng 4 lần.
- Dùng thuốc Tetracycline liên tục trong vòng 14 ngày.
- Có thể kết hợp thuốc với bismuth, metronidazole và một loại thuốc kháng H2.
Giá bán: Khoảng 115.000 đồng/hộp 10 vỉ.
Bài viết hấp dẫn: Top 4 Phương Pháp Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Mới Nhất
Thuốc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày Bismuth subcitrate
Bismuth subcitrate là thuốc được sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Loại thuốc này sẽ tạo ra một lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc và tránh sự tấn công của vi khuẩn. Bismuth subcitrate được chỉ định cho những trường hợp bị viêm loét dạ dày cấp và mãn tính do nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên thuốc điều trị Hp Bismuth subcitrate có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, mất nước, lú lẫn, đau đầu, chóng mặt, ù tai, co giật, khó tập trung, táo bón, tim đập nhanh, buồn nôn, đau bụng thượng vị, chán ăn, dị ứng, sưng lưỡi, phân có máu đất sét, da xanh xao, miệng có vị kim loại,….
Cách sử dụng:
- Người lớn dùng liều lượng 524mg, uống 4 lần/ngày.
- Liều dùng cho trẻ em đối với tình trạng nhiễm khuẩn Hp chưa được xác định.
Giá bán: 270.000 VNĐ/1 hộp 14 vỉ, mỗi vỉ 8 viên.
Thuốc chữa Hp dạ dày Metronidazole
Metronidazole là loại thuốc kháng sinh có phổ rộng. Thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do nhiễm amip, vi khuẩn kị khí và vi khuẩn Hp. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng ở dạ dày, đường tiêu hóa và đường hô hấp. Tuy nhiên Metronidazole không có tác dụng đối với virus. Việc sử dụng thuốc sai mục đích điều trị có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc.
Cách sử dụng:
- Dùng 250mg/lần, uống 4 lần/ngày, hoặc dùng 500mg/lần, uống 2 lần/ngày.
- Thời gian dùng thuốc theo chỉ định là từ 10-14 ngày.
- Trẻ em có thể dùng thuốc tiêm tĩnh mạch với liều lượng theo cân nặng và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giá bán: 12.000 đồng/hộp 2 vỉ.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một trong những loại thuốc luôn có mặt trong đơn thuốc điều trị vi khuẩn Hp. PPI có tác dụng giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày rất hiệu quả, đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn Hp và ngăn ngừa chúng quay trở lại. Nhóm thuốc này giúp ức chế bơm proton của tế bào viền dạ dày bằng cách ức chế men H+/K+ ATPase. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tái tạo và phục hồi các ổ viêm loét bên trong dạ dày.
Cách sử dụng:
- Dùng 2 lần/ngày, kết hợp với các loại thuốc kháng sinh amoxicillin và clarithromycin.
- Dùng liên tiếp trong vòng 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá bán: Đang cập nhật.
Tìm hiểu thêm: Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Ở Đâu Uy Tín? Top 17 Địa Chỉ Nên Chọn
Thuốc đặc trị vi khuẩn Hp Levofloxacin
Đây là thuốc đặc trị vi khuẩn Hp được dùng khá phổ biến hiện nay, thuốc nhóm kháng sinh quinolone. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa và loại bỏ chủng vi khuẩn Hp trong dạ dày. Levofloxacin có thể dùng ở đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Không dùng Levofloxacin cho những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc và đang có dấu hiệu kháng kháng sinh.
Cách sử dụng:
- Uống thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 500mg.
- Có thể kết hợp thêm với thuốc Amoxicillin và PPI để tăng hiệu quả điều trị.
Giá bán: 42.000/hộp 2 vỉ x 7 viên.
Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp Cimetidin
Cimetidin là loại thuốc kháng thụ thể H2 được dùng cho những bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp. Thuốc hỗ trợ làm tăng tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cimetidin còn giúp ức chế tiết dịch ở các tế bào thành dạ dày. Tuy nhiên thuốc lại kém hiệu quả hơn so với các loại thuốc ức chế proton. Chính vì vậy nó chỉ được dùng khi người bệnh không đáp ứng được với thuốc ức chế proton.
Cách sử dụng:
- Người lớn uống 800mg/ngày/lần.
- Nên uống vào bữa ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
- Người bệnh nên uống từ 4-6 tuần để đạt được hiệu quả điều trị.
- Trẻ em trên 1 tuổi liều lượng phụ thuộc vào cân nặng, cần được bác sĩ kê đơn cẩn thận.
Giá bán: 115.000đ/hộp 300mg.
Thuốc Ranitidin giúp kháng histamin H2
Thuốc Ranitidin là loại thuốc có tác dụng làm giảm tiết axit bên trong dạ dày, điều trị bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên do hiệu quả điều trị không cao bằng nhóm thuốc PPI nên thuốc kháng histamin H2 ít khi được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Hp. Trường hợp người bệnh không đáp ứng được với nhóm thuốc ức chế bơm proton, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc này. Không dùng Ranitidin cho những người bị bệnh về gan, thận và những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Cách sử dụng:
- Uống 1 viên 150mg/lần, ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Uống 1 viên 300mg ngay trước khi đi ngủ.
- Trẻ em sẽ được chỉ định liều lượng phù hợp theo cân nặng.
Giá bán: Đang cập nhật.
Không nên bỏ lỡ: [Góc Tư Vấn] Bị Nhiễm Vi Khuẩn Hp Không Nên Ăn Gì Và Nên Ăn Gì?
Thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp Tinidazole
Loại thuốc này có tác dụng giúp điều trị những trường hợp nhiễm trùng kỵ khí đường tiêu hóa, nhiễm nấm phụ khoa, nhiễm trùng mô mềm và da, nhiễm giardia, nhiễm trichomonas, nhiễm amip ruột gan, dự phòng nhiễm trùng kỵ khí hậu phẫu. Tuy nhiên Tinidazole cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn đó là buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, ngứa ngáy, nhức đầu, chóng mặt, giảm bạch cầu hạt, phù thần kinh mạch, miệng có vị kim loại,…
Cách sử dụng:
- Dùng 2g/lần/ngày đối với ngày đầu tiên.
- Dùng 1g/lần/ngày đối với ngày những ngày tiếp theo.
- Thời gian dùng thuốc tối đa 6 ngày.
Giá bán: 37.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc đặc trị vi khuẩn Hp của Nhật Bản Lansup 400
Lansup 400 là một loại thuốc nổi tiếng đến từ hãng dược phẩm Takeda của Nhật Bản. Sản phẩm đang là lựa chọn của những người bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Hp. Thành phần của thuốc bao gồm Lansoprazole, Amoxicillin, Clarithromycin. Chỉ với 1-2 liệu trình sử dụng, người bệnh có thể loại bỏ được vi khuẩn Hp ra khỏi đường ruột.
Ngoài ra, Lansup 400 còn giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, giảm tình trạng đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, ợ chua…. do vi khuẩn Hp gây ra. Thuốc an toàn và ít gây tác dụng phụ cho người dùng. Tuy nhiên trẻ em và phụ nữ mang thai không nên sử dụng viên uống này.
Cách sử dụng:
- Một hộp có 7 vỉ, uống mỗi ngày 1 vỉ.
- Mỗi vỉ có 2 màu cam và xanh, uống màu cam vào buổi sáng, màu xanh vào buổi chiều.
- Dùng liên tục trong 7 ngày không ngắt quãng.
Giá bán: 2.950.000 đồng/hộp.
Viên uống loại bỏ vi khuẩn Hp của Nhật Strong Wakamoto
Strong Wakamoto là viên uống giúp loại bỏ vi khuẩn Hp của Nhật Bản được chỉ định dùng cho những người bệnh bị viêm loét dạ dày cho nhiễm khuẩn Hp. Sản phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ, acid amin, nấm men, giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, cung cấp men vi sinh đường ruột, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn Hp, giúp tái tạo vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Cách sử dụng:
- Người lớn uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 9 viên.
- Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6 viên.
- Trẻ dưới 11 tuổi uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên.
- Trẻ dưới 8 tuổi uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên.
- Nên uống Strong Wakamoto trước mỗi bữa ăn 30 phút.
Giá bán: 949.000đ/lọ 1000 viên.
Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc chữa vi khuẩn Hp
Các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp dạ dày hầu hết đều là thuốc kê đơn. Do đó người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh cần ghi nhớ:
- Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng, thay đổi liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
- Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp chuẩn nhất thường kéo dài từ 10-14 ngày. trường hợp điều trị thất bại, người bệnh có thể phải tiếp tục dùng thuốc thêm nhiều tháng.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc này khi đã chắc chắn bản thân bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Trường hợp người bệnh bị viêm dạ dày do tác nhân gây bệnh khác thì không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc này.
- Nếu bạn bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào đã sử dụng trước đó, hãy thông báo cho bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.
- Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày Hp nếu xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào như sốt, tiêu chảy, dị ứng, chóng mặt, đau đầu,… thì cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Không được tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi điều này có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc, thậm chí còn gây phản ứng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để giúp hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn.
- Cần làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Đồng thời hạn chế căng thẳng stress để không gây áp lực cho dạ dày.
- Nên ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, bát, đũa, thìa với người khác để tránh lây nhiễm bệnh sang cho người khác.
- Nên thường xuyên đến tái khám định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra xem việc sử dụng thuốc có đạt được hiệu quả như mong đợi hay không và có cần thay đổi phác đồ điều trị không.
Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn top các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp tốt nhất hiện nay. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm được điều kiến thức hữu ích để áp dụng vào quá trình điều trị bệnh của mình và người thân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Có thể bạn quan tâm: