Bệnh nhân sau cắt amidan có hết viêm họng không? Cách chăm sóc đúng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương
Bệnh nhân sau cắt amidan có hết viêm họng hay không? Đây là câu hỏi thường gặp khi người bệnh thực hiện tiểu phẫu cắt amidan. Tuy nhiên, bạn cần hiểu việc cắt amidan chỉ giải quyết một phần triệu chứng và kết quả của quá trình này phụ thuộc nhiều vào giai đoạn trị liệu cũng như phòng ngừa sau đó của người bệnh. Vì thế những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.
Bệnh nhân sau cắt amidan có hết viêm họng?
Bệnh nhân sau cắt amidan có hết viêm họng thực sự hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cùng phân tích định nghĩa, mối tương quan giữa viêm amidan và viêm họng.
Amidan là tổ chức nằm hai bên cuống họng, chịu trách nhiệm đón bắt và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp dưới. Tuy nhiên khi bị “quá tải”, tổ chức này sẽ bị viêm nhiễm và thường xuyên có tình trạng tái diễn, khiến người bệnh khó chịu. Đồng thời tình trạng này có thể lan tỏa đến các vùng mô mềm khác như: Cổ họng, mũi, tai giữa…nếu không được điều trị sớm.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan và viêm họng đồng thời, việc cắt bỏ amidan chỉ có hiệu lực tại chỗ và không tác động đến tình trạng viêm ở cổ họng. Lúc này bệnh nhân cần được điều trị theo phác đồ kháng sinh thì mới khỏi được. Có nghĩa là, hai bệnh lý này có sự khác biệt về căn nguyên, đặc điểm và kết quả của quá trình điều trị không hề phụ thuộc vào nhau.
Nguyên nhân bị viêm họng sau cắt
Sau khi thực hiện loại bỏ amidan, tình trạng viêm họng có thể bị tái phát, tuy nhiên mức độ tổn thương mô mềm sẽ giảm so với trước khi cắt rất nhiều. Chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp gây viêm họng sau khi cắt amidan để có biện pháp phòng ngừa.
Biến chứng từ viêm amidan
Người bệnh bị vi khuẩn tấn công vào hầu họng gây bệnh từ trước đó, nếu không được điều trị theo phác đồ phù hợp sẽ dẫn đến biến chứng viêm amidan. Trường hợp này thường được thấy với đối tượng nhũ nhi và trẻ nhỏ sau 6 tháng đầu đời.
Vòm họng không được bảo vệ đúng cách
Sau khi cắt amidan, người bệnh phải thực hiện vệ sinh vòm miệng thường xuyên, hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt hoặc dầu mỡ, bởi như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình vệ sinh đã được hướng dẫn thì nguy cơ tái phát viêm họng sau khi cắt amidan là rất cao.
Thường xuyên sử dụng đồ lạnh
Thường xuyên sử dụng đồ ăn/đồ uống lạnh cũng là yếu tố nguy cơ khiến niêm mạc họng bị sưng phồng và dễ bị virus xâm nhập. Do vậy bệnh nhân nên tránh sử dụng nhóm thực phẩm này sau khi cắt amidan.
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, bên cạnh đó cũng khiến tâm sinh lý của con người biến động. Do vậy khả năng bị tái phát viêm họng sẽ cao hơn.
Sức đề kháng suy giảm do bệnh lý khác
Sức đề kháng bị suy giảm do các bệnh lý ác tính: Ung thư, viêm gan – thận, viêm xoang,…cũng là yếu tố dễ khiến viêm họng bị tái phát hoặc tiến triển. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc điều trị kết hợp chế độ ăn uống phù hợp để nhanh chóng phục hồi chức năng.
Môi trường sống không đảm bảo
Môi trường sống không đảm bảo khiến cơ thể thường xuyên phải tiếp xúc với kháng nguyên. Những yếu tố như: Độ ẩm, nhiệt độ, chất lượng không khí,…sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp và tăng nguy cơ viêm họng cho đối tượng.
Bài viết:
Điều trị viêm họng sau cắt amidan như thế nào?
Sau cắt amidan có hết viêm họng? Việc điều trị viêm họng sau khi cắt amidan sẽ quyết định đến mức độ ổn định của bệnh sau này. Người bệnh nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế và thường xuyên kiểm tra để biết mức độ đáp ứng của cơ thể. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm họng sau cắt amidan thường được chỉ định.
Sử dụng kháng sinh
Để tránh bị vi khuẩn xâm nhập sau khi cắt amidan, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp với từng đối tượng.
- Ở trẻ nhỏ, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh nhóm: Beta lactam (augmentin, cefdinir, cefixim, cefuroxim…) với liều lượng tùy thuộc vào cân nặng. Trường hợp trẻ trên 12 tuổi và nặng hơn 40kg thì có thể dùng cùng liều với người lớn.
- Đối tượng người lớn và người lớn tuổi sẽ bắt đầu dùng với dạng kháng sinh đơn độc thuộc các nhóm: Beta lactam (augmentin, cefuroxim), macrolid (azithromycin, roxithin). Nếu không đáp ứng thì chuyển dạng kết hợp để tăng phổ kháng khuẩn và sinh khả dụng. Liều dùng sẽ tính theo đơn vị viên và nên được dùng đúng thời điểm bác sĩ khuyên thì sẽ mang lại đáp ứng tốt.
Kết hợp kháng viêm
Bệnh nhân được chỉ định thêm các dạng thuốc kháng viêm tại chỗ và toàn thân như: Alphachymotrypsin, bromelain, papain, betamethasone, methylprednisolone…và tùy vào mức độ viêm mà sử dụng liều lượng khác nhau. Tốt nhất nên dùng các thuốc này vào buổi sáng để giảm tác dụng phụ lên tuyến thượng thận.
Giảm triệu chứng đau và sốt
Sau khi cắt amidan, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đau và sốt, thường thấy về ban đêm và gây cảm giác khó chịu. Do vậy bác sĩ sẽ phòng ngừa bằng việc cho người bệnh sử dụng: Ibuprofen, paracetamol,…Lưu ý, đối tượng trẻ nhỏ nên dùng dạng dung dịch/ hỗn dịch hoặc viên đặt sẽ có tác dụng nhanh hơn.
Tăng sức đề kháng
Sử dụng vitamin C với hàm lượng cao để tăng cường sức đề kháng, đồng thời bổ sung thêm Kẽm sẽ đẩy nhanh quá trình liền vết thương.
Thực phẩm hỗ trợ khác
Nên dùng thực phẩm hỗ trợ với đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ. Bác sĩ thường chỉ định thêm nhóm thuốc bổ có chứa lysin để kích thích ăn uống đồng thời hỗ trợ đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu và hồi phục cơ thể
Lưu ý để chăm sóc bệnh nhân sau cắt amidan để không bị viêm họng
Sau cắt amidan có hết viêm họng thì có lẽ bạn đã biết rồi, tuy nhiên quá trình chăm sóc sau khi bệnh nhân cắt amidan cũng rất quan trọng. Do vậy cần quan tâm đến các yếu tố như chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp người bệnh nhanh hồi phục. Dưới đây là những lưu ý chi tiết mà người nhà/người chăm sóc có thể thực hiện và thay đổi cho bệnh nhân.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống sau khi cắt amidan sẽ quyết định một phần đến khả năng hồi phục và sức đề kháng của bệnh nhân. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý những điểm sau để tránh nguy cơ gây viêm nhiễm hoặc sưng mủ tại cổ họng:
- Trong khoảng thời gian 10 ngày sau khi thực hiện cắt, bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm dạng lỏng như: Cháo, súp,…tránh ăn những đồ cứng, khó tiêu hoặc có bề mặt dễ va chạm vào niêm mạc amidan.
- Cung cấp đủ nhóm chất trong bữa ăn, tuy nhiên nên chia nhỏ khẩu phần và cho người bệnh dùng nhiều lần trong ngày.
- Trong thời gian sau khi cắt amidan, bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc, do vậy nên hạn chế dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc tương tác với thuốc như: Nước ép cam, thịt mỡ,…
- Không nên dùng các dạng da và thịt của gia cầm (vịt, gà) bởi vì dễ làm bệnh nhân bị viêm và sưng mủ nặng hơn.
- Sử dụng nước ấm để uống hàng ngày, đây là cách sát khuẩn tự nhiên, đồng thời giảm nguy cơ bị viêm họng tái phát.
- Nên hạn chế dùng các thực phẩm kích thích sản sinh histamin như: Tôm, cua, cá,…để giảm tình trạng xuất tiết mũi hoặc ho hắng gây chảy máu sau khi cắt amidan.
Thói quen sinh hoạt
Bệnh nhân nên tự thiết lập lại chế độ sinh hoạt sau khi cắt amidan, cụ thể là:
- Điều chỉnh đồng hồ sinh học, không nên ngủ quá muộn hoặc dậy quá sớm.
- Trong thời gian 1 – 2 tuần sau khi cắt amidan, bệnh nhân nên hạn chế nói to hoặc nói nhiều, như vậy sẽ giảm nguy cơ chảy máu và nhanh hồi phục hơn.
- Súc miệng nước muối hàng ngày để sát khuẩn và vệ sinh vòm họng.
- Tái khám theo đúng thời gian mà bác sĩ nhắc nhở.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời hạn chế làm việc quá sức.
- Bảo vệ đường hô hấp khi đi ra ngoại hoặc trời lạnh: Quàng khăn cổ, dùng khăn trùm đầu, dùng tinh dầu,…
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về vấn đề sau cắt amidan có hết viêm họng hay không. Hy vọng với những điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như có thêm kiến thức về vấn đề này.
Xem thêm: