Quả la hán
Quả la hán được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và được mệnh danh là “dược liệu thần”. Vậy thực hư quả la hán uống có tác dụng gì và sử dụng đúng cách như thế nào? Những thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Quả la hán là gì? Những thông tin cơ bản
Dù là dược liệu được sử dụng phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng có những kiến thức và hiểu biết về quả la hán. Dưới đây là những thông tin cơ bản của dược liệu la hán và công dụng của chúng:
- Tên dược liệu: Quả la hán
- Tên gọi khác: Giải khổ qua, quả mộc miết
- Tên gọi theo khoa học: Momordica grosvenori Swingle
- Thuộc họ: Bầu bí
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Cây la hán có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Là loại thực vật lưỡng niên, dang thân leo. Thân cây dài khoảng 1m đến 3m. Dọc thân có nhiều tua cuốn, có thể bám vào các cây khác để leo lên.
- Lá dược liệu có hình trái tim và nhọn một đầu. Lá có chiều dài khoảng 10 đến 20cm, bề ngang rộng 3.5cm đến 12cm. Lá có đặc điểm rụng theo mùa.
- Hoa dược liệu mọc thành chùm, mỗi chùm có 2 đến 3 bông. Cuống hoa dài 3cm – 5cm, cánh hoa mỏng, màu vàng nhạt.
Trong khi đó, quả la hán có những đặc điểm dễ nhận biết như sau:
- Quả hình cầu, có kích thước đường kính dao động trong khoảng 5cm – 8cm. Quả màu xanh lục, sau khi được bào chế dưới dạng khô thì vỏ sẽ có màu nâu sẫm hoặc nâu vàng. Bên ngoài quả bóng, được bao phủ lớp lông nhung mỏng.
- Bên trong quả la hán tươi có thịt và nhiều hạt. Lớp vỏ ngoài giòn, có thể dùng tay bóp nhẹ và nhìn thấy lớp thịt bên trong trắng ngà, chất xốp nhẹ.
- Trong lớp vỏ có 10 vân sợi và chạy xuống theo chiều dọc. Hạt tròn, bẹt, trũng ở giữa để tạo thành một cái rãnh nhỏ.
Nguồn gốc và phân bổ
Theo một số tài liệu được ghi chép lại, quả la hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Cây đặc biệt được trồng nhiều tại Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và thường được sử dụng để chế biến thành nước giải khát.
Tại Việt Nam, dược liệu này được sử dụng rất nhiều trong y học truyền thống và được ứng dụng nhiều trong cả y học hiện đại. Với công dụng của dược liệu và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, có rất nhiều trang trại dược liệu nuôi trồng cây la hán để thu hoạch lấy quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay.
Thu hái và sơ chế dược liệu
Quả là bộ phận duy nhất của cây có thể được sử dụng thành dược liệu. Thông thường, quả la hán sẽ được thu hoạch vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Quả to, già, cứng chắc, khi lắc không nghe thấy tiếng động sẽ được thu hái về.
Sau khi thu hái, người dùng sẽ bào chế thành quả la hán khô bằng cách phơi hoặc sấy khô. Việc bào chế này giúp giữ được dược tính của dược liệu và có thể bảo quản trong thời gian dài.
Tuy nhiên, khi bảo quản, người dùng cần để trong túi bóng kín hoặc hộp kín, đặt tại nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Người dùng có thể thường xuyên phơi lại dược liệu để tránh ẩm mốc và mối mọt.
Giải đáp quả la hán khô có tác dụng gì với sức khỏe người dùng
Quả la hán có tốt không và quả la hán tác dụng như thế nào là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về dược liệu này. Chắc chắn, không hề ngẫu nhiên khi dược liệu được ứng dụng nhiều trong những bài thuốc y học cổ truyền. Tác dụng của la hán đã được nhiều tài liệu Đông y ghi chép lại. Cùng với đó, khoa học hiện đại cũng có những nghiên cứu để kiểm chứng được công dụng của dược liệu.
Quả la hán có công dụng gì trong Đông y
Có không ít tài liệu đề cập tới tác dụng của dược liệu này. La hán có vị ngọt, tính mát và không chứa độc tố. Quả la hán được quy vào hai kinh Tỳ và Phế có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường, giảm ho, tiêu đàm. Theo đó chủ trị những bệnh lý như: Táo bón, nóng trong người, đại tiện bí, ho có đờm, ho gà, dị ứng, lao phổi, viêm phổi…
Quả la hán có tác dụng gì trong Tây y
Các nghiên cứu của khoa học hiện đại đã chỉ ra một số thành phần dưỡng chất có trong dược liệu này, cụ thể như:
- Thành phần đường hữu cơ: Glucose, Fructose…
- Chất ngọt: Vị ngọt có trong la hán được đánh giá cao hơn rất nhiều lần so với vị ngọt của mía. Tất nhiên, chất ngọt này không hề gây hại cho sức khỏe người bệnh. Bởi vậy bệnh nhân bị tiểu đường, mỡ máu đều có thể sử dụng dược liệu.
- Protein: Trong dược liệu có chứa 8 – 13% protein thực vật, giúp có thêm nhiều năng lượng cho cơ thể.
- Acid béo: Acid béo tự nhiên có hiệu quả trong quá trình chuyển hóa chất béo và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Các hoạt chất khác: Một số dưỡng chất có trong dược liệu rất tốt cho cơ thể người dùng như vitamin C, vi lượng sắt, mangan, kẽm…
Với các hoạt chất trên, các chuyên gia đánh giá dược liệu này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, ngăn ngừa lão hóa, thanh nhiệt giải độc, cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi…
Ngoài những tác dụng đó, nhiều người thắc mắc uống quả la hán có giảm cân không và câu trả lời là có. Lượng đường tự nhiên có trong quả có khả năng cung cấp đủ chất đường cần thiết cho cơ thể mà không gây béo phì.
Các bài thuốc Đông y từ dược liệu
Cách pha quả la hán và sự kết hợp của quả với các loại thảo dược khác ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh mà dược liệu này mang lại. Người bệnh cần phải có những kiến thức hiểu biết và sử dụng dược liệu theo sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền từ quả la hán được nhiều người áp dụng.
Bài thuốc trị viêm phế quản, cảm mạo, ho nhiều đờm
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả dược liệu, 10gr hạnh nhân.
Cách thực hiện:
- Đập nhỏ quả dược liệu rồi đem sắc cùng hạnh nhân.
- Đun cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 20 – 25 phút cho tới khi các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra nước thì tắt bếp.
Người bệnh chia phần thuốc uống thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày và dùng cho tới khi các triệu chứng ho suy giảm.
Bài thuốc trị dị ứng, ho gà
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả dược liệu và 1 quả mứt hồng.
Cách thực hiện:
- Đem đập vụn hai nguyên liệu đã chuẩn bị trước khi sắc lấy thuốc.
- Đun dược liệu cùng với 500ml nước, đun nhỏ lửa và chờ tới khi nước cạn chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
Sử dụng thuốc thành hai lần trong ngày và mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc.
Bài thuốc trị lao phổi
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả dược liệu, 10gr xuyên bối mẫu và đường mật.
Cách thực hiện:
- Đập vụn dược liệu rồi đem sắc cùng xuyên bối mẫu.
- Sắc thuốc cùng 1 ít đường mật đã chuẩn bị và đun nhỏ lửa trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút.
Mỗi ngày dùng thuốc 2 lần và chỉ sử dụng một thang thuốc một ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh lao
Nguyên liệu chuẩn bị: 50gr quả dược liệu, 1gr thịt lợn bằm.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ quả la hán rồi xào cùng thịt bằm đã chuẩn bị.
- Sau khi chín, cho thêm 1 bát nước vào nấu canh, nêm nếm gia vị rồi sử dụng kèm với cơm trong mỗi bữa ăn.
Trà la hán làm đẹp, thanh nhiệt, giải độc
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu chuẩn bị: 2 quả dược liệu.
Cách thực hiện:
- Làm sạch phần lông nhung bên ngoài của dược liệu rồi tách ra thành nhiều phần nhỏ.
- Cho vào bình hãm cùng 1.5 lít nước sôi và ủ trong 20 phút thì sử dụng.
Người dùng có thể sử dụng trà ấm hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu chuẩn bị: 3 quả dược liệu và 25gr hoa cúc.
Cách thực hiện:
- Bóp nhỏ la hán rồi đun cùng 1.5 lít nước.
- Đun nhỏ lửa khoảng 30 phút rồi cho hoa cúc vào cùng, tiếp tục đun khoảng 10 phút thì tắt bếp và sử dụng.
Sử dụng quả la hán ngâm rượu có tác dụng gì? – Bài thuốc hỗ trợ bồi bổ khí huyết
Quả la hán có ngâm rượu được không là thắc mắc của nhiều người bệnh khi tìm hiểu về dược liệu. Thực chất, dược liệu này hoàn toàn có thể ngâm rượu và đây chính là bài thuốc bồi bổ khí huyết.
Nguyên liệu chuẩn bị: Quả la hán và rượu trắng khoảng 40 độ.
Cách thực hiện:
- Làm sạch dược liệu rồi bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần ruột của quả.
- Cho dược liệu và rượu vào bình thủy tinh có nắp, đổ rượu ngập la hán và ngâm trong 8 đến 9 tháng đã các dưỡng chất ngấm ra rượu rồi sử dụng.
Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc
Quả la hán được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên để sử dụng dược liệu này đúng và hiệu quả nhất, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đối tượng có cơ thể tạng hàn không nên sử dụng dược liệu. Quả la hán có hại gì không khi đối tượng này sử dụng? La hán là dược liệu có tính ôn, trong trường hợp nhóm đối tượng này sử dụng sẽ gây ra những rủi ro không mong muốn.
- Không được tự ý kết hợp la hán với bất kỳ loại thảo dược nào mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
- Quả la hán có tốt cho trẻ em không và quả la hán bà bầu có uống được không? Với hai nhóm đối tượng này, người bệnh chỉ sử dụng dược liệu khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 đến 2 quả dược liệu để sắc thuốc.
Quả la hán khô mua ở đâu và quả la hán giá bao nhiêu?
Với những công dụng tuyệt vời của dược liệu, không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng với thảo dược này ngày càng gia tăng. Vậy, quả la hán giá bao nhiêu và quả la hán mua ở đâu?
Trên thị trường, có rất nhiều đại lý, trung tâm dược liệu kinh doanh sản phẩm này. Tuy nhiên, sự đa dạng của thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn một địa chỉ uy tín để mua thảo dược. Bởi thế, câu hỏi luôn được người dùng đặt ra là mua quả la hán ở đâu chất lượng.
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm được biết tới là cơ sở kinh doanh thảo dược uy tín. Trong đó, quả la hán là một trong những mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng nhiều. Dược liệu Vietfarm được trồng tại các vùng dược liệu sạch ở một số tỉnh thành trên toàn quốc: Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Quá trình nuôi trồng, chăm sóc nằm trong mô hình khép kín, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.
Tại Vietfarm, quả la hán bao nhiêu tiền 1kg và quả la hán khô giá bao nhiêu? Sản phẩm tại trung tâm hiện được bán với giá 205.000 VNĐ/0.5 kg. Đặc biệt với đơn hàng từ 3kg trở lên, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Quả la hán được sử dụng ngày càng phổ biến bởi tác dụng của chúng mang lại với sức khỏe người dùng. Trong quá trình sử dụng và điều trị bệnh, người dùng cần ghi nhớ về cách sử dụng đúng đắn và những lưu ý cần thiết để việc chữa bệnh đạt được kết quả tốt nhất.