Cúc hoa (Hoa cúc khô)
Cúc hoa là thảo dược rất tốt cho sức khỏe người dùng, giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, an thần… Đây là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc y học cổ truyền, được xem như một loại “thần dược” mang lại hiệu quả cao khi điều trị bệnh. Tìm hiểu về công dụng, cách dùng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc hoa qua bài viết dưới đây.
Những thông tin cơ bản của cúc hoa
Cúc hoa xuất hiện ở rất nhiều nơi, chúng còn được xem như một loại cây cảnh được bài trí trong nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cúc hoa là gì và nắm được công dụng của dược liệu.
Dưới đây là những thông tin cơ bản của dược liệu:
- Tên dược liệu: Cúc hoa
- Tên gọi khác: Mẫu cúc, bạch cúc hoa, dược cúc, cam cúc hoa, cúc diệp…
- Tên gọi theo khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat
- Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)
Dược liệu này có hai nhóm là cúc trắng và cúc vàng.
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Cúc trắng và cúc vàng có những đặc điểm riêng biệt và người dùng có thể dễ dàng nhận biết thông qua những điểm sau đây:
Cúc trắng:
- Thân cúc trắng đứng, có rãnh chạy dọc theo thân.
- Lá xanh thẫm, mặt dưới có lông và trắng hơn mặt bên trên. Đầu lá trong, hơi nhọn, méo có răng. Mỗi lá có khoảng 3 – 5 thùy trái xoan, cuống lá có tai ở gốc.
- Hoa màu trắng, hinh lưỡi, ở giữa hoa màu cam nhạt hoặc vàng.
- Quả cúc trắng hình trái xoan rất dễ nhận biết.
Cúc vàng:
- Thân thẳng và có chiều cao trung bình là 90cm.
- Lá có đặc điểm cạnh tròn, thùy sâu.
- Hoa màu vàng, hình cầu, đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 1 – 1.5cm.
Dược liệu mọc ở đâu?
Ở Việt Nam, cúc hoa phân bổ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Ninh là những tỉnh trồng nhiều dược liệu này nhất,
Đây là thực vật ưa ẩm và sáng, được trồng với mục đích sản xuất dược liệu, ướp chè và nấu rượu. Theo kinh nghiệm dân gian, tháng 5 – 6 là thời điểm trồng tốt nhất trong năm và người dân có thể thu hoạch sau 4 – 5 tháng sau đó.
Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng, đã có không ít trung tâm và cơ sở dược liệu đã nuôi trồng và phát triển thành công dược liệu cúc hoa để ứng dụng vào đời sống thực tế hàng ngày.
Thu hái và sơ chế dược liệu
Sau khoảng 4 – 5 tháng trồng, người dùng có thể thu hoạch dược liệu. Việc bào chế sẽ được thực hiện theo cách sau đây:
- Sử dụng hoa tươi mới chớm nở, phơi ngoài trời nắng nhẹ hoặc trong bóng râm.
- Sau khi thu hái hoa, đem quây cót và sấy diêm sinh độ trong 2 – 3 tiếng. Khi hoa chín mềm thì bỏ ra. Kết thúc quá trình sấy diêm sinh, người dùng đem nén chặt một đêm và phơi 3 – 4 nắng nữa thì có thể sử dụng. Trung bình, cứ 5 hoặc 6kg hoa tươi sẽ thu được 1kg hoa khô.
- Sơ chế sạch sẽ rồi tán thành bột mịn để sử dụng.
Sau khi bào chế dược liệu, việc bảo quản cũng cần phải được lưu ý. Đây là dược liệu dễ nấm mốc, sâu mọt, nên đặt tại những nơi khô ráo, xông diêm sinh định kỳ. Không nên phơi quá nhiều nắng, có thể làm mất hương vị và khiến cánh hoa bị biến màu. Khi bào chế cũng không sấy quá nóng, chỉ nên hong khô để dược liệu không bị ẩm.
Cúc hoa có công dụng như thế nào và chữa bệnh gì?
Không chỉ là một loại hoa đẹp, cúc hoa còn có công dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh lý. Những tác dụng của dược liệu đã được nhiều sách y học cổ truyền ghi chép lại và cũng được kiểm chứng qua nghiên cứu khoa học hiện đại.
Tác dụng trong Đông y
Theo y học cổ truyền, cúc hoa là dược liệu có vị đắng, tính bình, hơi hàn và được quy vào kinh Phế, Can, Tỳ. Với tính vị như vậy, sử dụng dược liệu có tác dụng:
- Điều trị cảm lạnh, đau mắt, đau đầu, cảm cúm, tăng huyết áp, viêm mũi, chóng mặt…
- Chữa đinh nhọt, chấn thương ứ huyết, rắn cắn.
- Hỗ trợ điều trị những chứng bệnh liên quan tới tuyến tiêu hóa: kém ăn, tiêu chảy…
Tác dụng trong y học hiện đại
Các nghiên cứu cho thấy rằng, cúc hoa có những hoạt chất như: choline, vitamin A, adenin, stachydrin, tinh dầu và chrysanthemin. Sử dụng dược liệu rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh sau đây:
- Kháng khuẩn: Thí nghiệm cúc hoa cho thấy dược liệu có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, liên cầu trùng dung, trực trùng thương hàn, lỵ trực trùng Sonnei. Ngoài ra, sử dụng dược liệu có tác dụng nhuận tràng và dễ tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Việc ức chế phản xạ vận mạch có nguồn gốc từ trung tâm giúp hạ huyết áp hiệu quả. Từ đó, lưu lượng tim và sự dẫn truyền ở thần kinh hạch không bị ảnh hưởng.
- Chống phát ban và mờ sẹo: Vitamin A có trong thảo dược giúp da được tái cấu trúc, sản sinh ra collagen, làm giảm dấu hiệu của sẹo trên bề mặt da.
- Điều trị hạ sốt do cảm lạnh: Một số thử nghiệm đã được áp dụng và cho thấy phần lớn các bệnh nhân đều có thể hạ sốt khi dùng cúc hoa.
- An thần: Sử dụng cúc hoa là phương pháp chữa hạ hưng phấn và an thần hiệu quả.
Những bài thuốc từ cúc hoa trong Đông y
Cúc hoa được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cúc hoa được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt.
Bài thuốc điều trị hoa mắt, nhức đầu.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Cúc hoa, kinh giới, phòng phong, bạc hà, khương hoạt, hương phụ, kinh giới, tế tân, cương tằm.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu rồi tán thành nhỏ thành bột mịn. Bảo quản thuốc trong lọ kín để dược tính không bị ảnh hưởng. Mỗi lần dùng khoảng 4 – 6gr, đun sôi hoặc hãm với nước ấm.
Sử dụng liên tục cho tới khi nào các triệu chứng thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn.
Trị cảm lạnh, sốt
- Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr dược liệu cúc hoa, 8gr tang diệp, 8gr câu đằng, 4gr liên kiều, 8gr cát cánh, 4gr cam thảo, 12gr xa tiền từ.
- Cách thực hiện: Làm sạch và sơ chế các dược liệu đã chuẩn bị rồi sắc thuốc. Đun cùng 700ml nước, để nhỏ lửa và đun trong 20 phút để các dưỡng chất ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày và sử dụng cho tới khi nào các triệu chứng chấm dứt.
Điều trị phong thấp, đau nhức ở chân
- Nguyên liệu chuẩn bị: Cúc trắng và lá ngải cứu già.
- Cách thực hiện: Sơ chế rồi phơi khô dược liệu và tán thành bột mịn. Khi sử dụng cần trộn đều thuốc với hồ để làm thuốc đắp vào vị trí đau nhức.
Mỗi ngày đắp khoảng 2 – 3 lần và kiên trì áp dụng bài thuốc trong 1 tháng để thấy được hiệu quả khi điều trị bệnh.
Điều trị suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là bệnh lý xuất hiện ở nhiều đối tượng, thường có các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, sa sút trí nhớ.
- Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr cúc trắng, 20gr phục linh, 20gr tần quy, 20gr địa hoàng, 20gr kỷ tử, 25gr nhị nhân, 15gr chí nhục, 15gr tục tùy tử, 15gr thốn đông, 15gr sơn khương, 10gr hoàng thảo, 10gr hoàng bá, 10gr củ sâm.
- Cách thực hiện: Sơ chế các dược liệu đã chuẩn bị và sắc cùng 800ml nước. Đun nhỏ lửa trong 20 đến 15 phút, khi chỉ còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp và sử dụng.
Chia thuốc thành hai lần uống trong ngày và dùng liên tục trong 5 ngày để thấy được hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm não Nhật Bản B
- Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr cúc trắng, 10gr trúc căn, 10gr nhẫn đông, 6gr quốc lão, 6gr đỗ phụ, 6gr thanh cao, 5gr chi tử, 5gr cát cánh và 2gr bạc bà.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu trước khi dùng rồi sắc cùng 300ml nước. Đun trong vòng 15 phút thì tắt bếp và sử dụng ngay trong ngày.
Mỗi ngày sử dụng 1 lần và liên tục uống thuốc trong 1 tháng để thấy các triệu chứng của bệnh lý thuyên giảm.
Chữa bệnh ban đậu lan đến mắt
- Nguyên liệu chuẩn bị: Cúc hoa, cơm nếp, quả thị và vỏ đậu xanh.
- Cách thực hiện: Cúc trắng và vỏ đậu xanh tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 4gr bột thuốc nấu cùng cơm nếp rồi cho 1 quả thị vào ninh cùng cho tới khi cạn nước thì tắt bếp.
Mỗi ngày sử dụng 3 lần. với những trường hợp bệnh lý nhẹ, chỉ sau 5 – 7 ngày thì khỏi bệnh. Với trường hợp bệnh lý nặng hơn cần dùng trong 1 tháng.
Cúc hoa chữa sưng đau âm hộ ở phụ nữ
- Nguyên liệu chuẩn bị: Ngọn non của cây cúc trắng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối loãng trong 5 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Giã nát dược liệu rồi đun cùng 1 – 2 lít nước để xông hơi vùng kín. Sau khi xông hơi thì sử dụng luôn nước để vệ sinh vùng kín.
Thực hiện mỗi ngày một lần và áp dụng bài thuốc trong thời gian dài.
Chữa mụn nhọt
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm cúc trắng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi ngâm cùng nước muối loãng trong 5 đến 10 phút. Giã nát dược liệu và lọc lấy nước cốt để uống.
Mỗi ngày uống 1 lần và sử dụng cho tới khi mụn nhọt biến mất hoàn toàn.
Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ cúc hoa
Là dược liệu quen thuộc trong Đông y và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau đây để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Lưu ý khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và mang cho con bú. Tốt nhất nên làm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý kết hợp những bài thuốc từ cúc hoa với thuốc Tây hoặc các dược liệu khác, có thể ảnh hưởng tới dược tính của thảo dược và gây nên tác dụng phụ.
- Mỗi ngày chỉ nên dùng 6 – 20gr thuốc từ cúc hoa, không nên sử dụng quá nhiều.
- Nên thăm khám bệnh trước khi dùng thuốc và sử dụng theo đúng liệu trình bác sĩ đưa ra, không dùng quá nhiều hoặc quá ít.
Mua cúc hoa ở đâu? Giá bao nhiêu
Là dược liệu rất tốt cho sức khỏe người dùng nên nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng về cúc hoa ngày càng gia tăng. Hiện nay, có không ít cơ sở, trung tâm dược liệu nuôi trồng và phát triển thảo dược này, ứng dụng chúng trong nhiều bài thuốc Đông y khác nhau. Tuy nhiên, người dùng cần phải lựa chọn một địa điểm uy tín để chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
Tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là địa chỉ tin cậy cho khách hàng lựa chọn. Cúc hoa được nuôi trồng và thu hoạch trong vùng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, được đặt tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Tất cả quy trình từ nuôi trồng cho tới đóng gói sản phẩm đều được đảm bảo về an toàn và chất lượng sản phẩm.
Dược liệu cúc hoa tại Vietfarm được đóng gói trong túi 0.5kg để bảo quản sản phẩm không bị ẩm mốc, mối mọt. Sản phẩm có giá 325.000 VNĐ/0.5 kg.
Cúc hoa là dược liệu rất tốt cho sức khỏe người dùng và có thể được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị khác nhau. Để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ về cách dùng, những bài thuốc và những vấn đề cần lưu ý. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chuyên trang trên đây là thông tin bổ ích gửi tới quý bạn đọc đang tìm hiểu về cây cúc hoa.