Ngũ vị tử
Ngũ vị tử là vị thuốc quý và rất đặc biệt khi có đầy đủ 5 vị cơ bản chua, cay, ngọt, đắng và mặn. Từ xa xưa, vị thuốc này đã nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả như đau bụng, viêm gan, yếu sinh lý, liệt dương, bổ thận, đổ mồ hôi trộm,… Tìm hiểu về vị thuốc ngũ vị tử, cách dùng, lưu ý và giá bán mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Ngũ vị tử là cây gì và những thông tin cần biết
Nhiều người thắc mắc, ngũ vị tử là gì? Thực chất đây chính là quả chín đã phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị.
- Tên gọi: Ngũ vị tử
- Các tên gọi khác: Ngũ mai tử, Huyền cập
- Danh pháp khoa học Fructus Schisandra, thuộc họ Ngũ vị tử – Schisandraceae.
Trong thiên nhiên có 3 loại ngũ vị tử được ghi nhận, gồm có:
- Nam ngũ vị – Kadsura Japonica L (quả của cây nắm cơm)
- Bắc ngũ vị – Schisandra Chinensis Baill
- Mộc lan – Magnoliaceae
Đặc điểm thực vật của cây thuốc
Trong thiên nhiên, cây ngũ vị tử có nhiều đặc điểm dễ nhận biết và phân biệt, cụ thể cây có những đặc điểm thực vật như sau:
- Cây thuộc loại dây leo, chiều dài trung bình khoảng 3 – 4 m, khi trưởng thành có thể đạt tới 5 – 7m hoặc dài hơn, thân cây có các nốt sần và vỏ màu nâu xám.
- Lá cây tròn dài, đầu hơi nhọn, từ gốc lá nhỏ thuôn rồi mở rộng dần, dài khoảng 7 – 12cm, rộng khoảng 3 – 5cm, màu xanh, lá khi còn non có các lông ngắn ở gân.
- Hoa nở vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thường có màu vàng, mỗi bông có từ 9 – 15 cánh hoa, có mùi thơm rất dễ chịu.
- Mùa kết quả vào tháng 7 đến tháng 9, quả ngũ vị tử có màu đỏ, hình cầu, đường kính quả khoảng 3cm, bên trong có hạt ngũ vị tử hình tròn màu vàng. Tuy nhiên, quả bắc ngũ vị xếp thành bông thưa trong khi nam ngũ vị xếp thành đầu hình cầu.
Giống cây ngũ vị tử mọc ở đâu?
Loại cây này chủ yếu mọc hoang ở các nước phương Bắc, nơi có điều kiện khí hậu lạnh giá như Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, không có bắc ngũ vị mà chỉ có cây nam ngũ vị. Nam ngũ vị mọc số lượng ít rải rác tại vùng núi Tây Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La,… còn được biết đến với tên gọi cây nắm cơm, quả chí chuôn chua hay cây na rừng.
Do đó, trên thị trường hiện nay, ngũ vị tử dược liệu được dùng trong Đông Y là loại được nhập khẩu từ các nước khác về, không có dược liệu có nguồn gốc trong nước.
Thu hoạch và bào chế vị thuốc
Vào mùa thu (tháng 9, tháng 10 hàng năm) là thời điểm quả ngũ vị tử chín. Người dân thường thu hoạch quả, bỏ cuống, bỏ quả sâu hỏng hay bị dập nát, rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy cho đến khi khô.
Dược liệu cần được bảo quản trong túi kín, tránh để gần nguồn nước, tránh ẩm mốc hay sâu mọt tấn công, bảo quản đúng cách có thể dùng trong thời gian dài.
Tìm hiểu tác dụng của ngũ vị tử với sức khỏe
Từ xa xưa, thuốc ngũ vị tử đã được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền Trung Quốc và được ưa chuộng cho đến tận ngày nay. Không chỉ thế, tác dụng của nó cũng được các công trình khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh.
Theo Y học cổ truyền ngũ vị tử có tác dụng gì?
Các sách cổ ghi chép lại rằng, ngũ vị tử dược liệu có vị chua, tính ấm, không độc, được quy vào 2 kinh Phế và kinh Thận.
Đây là vị thuốc quý, có tác dụng an thần, bổ thận tráng dương, thu liễm phế khí, chỉ hãn, sáp tinh, chỉ tả, sinh tân, chỉ khát, liễm hãn, trị tả lỵ, bổ nguyên khí bất túc,…
Nhờ đó, Y học cổ truyền dùng vị thuốc này để chữa các chứng viêm khí phế quản, ho, hen suyễn, nhiễm khuẩn sau sốt, khát nước, tim đập nhanh, hồi hộp, khát nước, mất ngủ, ngủ mê man, suy giảm trí nhớ, tả lỵ lâu ngày, đổ mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, suy nhược thần kinh, người mệt mỏi ốm yếu,…
Tác dụng ngũ vị tử theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ngũ vị tử có 5 vị cơ bản nhất gồm chua, cay, mặn, ngọt, đắng nhưng có tính ôn không độc.
Trong quả ngũ vị tử có chứa nhiều tinh dầu, acid hữu cơ, đường, chất xơ, chất béo, vitamin C, E, acid amin (axit xitric, axit citric, axit malic,…), tanin, lignan, hoạt chất phytoestrogen, schisandrin A, B, C, sesquiterpene, deoxyschisandrin, khoáng chất,…
Nhờ đó, dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt với con người:
- Kích thích hệ thần kinh trung ương: Chất Schisandrin kích thích tiết ra choline, kích thích tiếp nhận nicotin, có tác động với hệ thần kinh ngoại biên.
- Tác động tích cực với bệnh Alzheimer và Parkinson: Nghiên cứu năm 2017 cho thấy Schisandrin B ngăn ngừa hình thành amyloid beta peptide dư thừa trong não bộ, nhờ đó có hiệu quả chống viêm, bảo vệ tế bào thần kinh não.
- Với gan: Nghiên cứu năm 2013 về phấn hoa có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ứng phó với tổn thương gan ở người mắc bệnh viêm gan. Đồng thời hoạt chất Schisandrin B trong quả giảm số lượng axit béo gây hại ở bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), xơ gan, suy gan,… Nước sắc dược liệu có khả năng dự trữ Glucose và Glycogen ở gan. Tuy nhiên cần có thêm nhiều thử nghiệm về công dụng này trước khi đưa vào thực nghiệm.
- Đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh: Năm 2016, nghiên cứu về chiết xuất dược liệu cho thấy, ngũ vị tử có công dụng giảm một số triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh như dễ kích động, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi,…
- An thần, giảm căng thẳng, muộn phiền, chống lại tác động tiêu cực của nó, chống trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, hồi hộp,…
- Hiệu quả với hệ hô hấp: Nước sắc dược liệu tác động lên hệ hô hấp, hỗ trợ suy hô hấp do điều trị bằng morphin, rối loạn hô hấp, ức chế kháng thể kích thích dị ứng gây hen suyễn, giảm ho và viêm phổi,…
- Hạ huyết áp, tăng tuần hoàn máu: Nghiên cứu của Hàn Quốc năm 2009 cho thấy, chiết xuất dược liệu giúp ức chế sản xuất oxit nitric, giãn nở mạch máu ở tim, tăng lưu thông máu.
- Nước sắc có khả năng kích thích đồng nhất ở tử cung phụ nữ, do đó có thể được dùng trong hỗ trợ phá thai.
- Tăng nhận biết của xúc giác, tăng nhãn trường, tăng nhãn lực.
- Dịch cồn chiết xuất từ ngũ vị tử có tác dụng ức chế vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, cầu khuẩn viêm phổi, kiết lỵ, phẩy khuẩn tả, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh,…
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, chữa di tinh, mộng tinh, yếu sinh lý, liệt dương, thận dương hư,…
Những cách dùng ngũ vị tử chữa bệnh hiệu quả nhất
Có thể thấy, đây là vị thuốc rất quý và được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy dùng dược liệu đúng cách như thế nào để hiệu quả và an toàn nhất? Dưới đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền bao đời nay rất hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.
Dùng vị thuốc cho người bị suy nhược
Người bị thần kinh suy nhược, ốm yếu, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mất ngủ có thể dùng một trong các cách dưới đây.
- Cách 1: Rửa sạch các nguyên liệu gồm ngũ vị tử khô, huyền sâm, đảng sâm, phục linh, cát cánh, địa hoàng, mạch môn, đương quy, rồi đem sắc cùng 0.5 lít nước trong 15 phút. Chờ nước thuốc nguội bớt và chia uống nhiều lần trong ngày, kiên trì dùng đều đặn từ 1 – 2 tháng để có kết quả tốt nhất.
- Cách 2: Sắc nước thuốc từ 5g dược liệu cùng với 10g quả câu kỷ tử trong 0.7 lít nước, cô cạn lại thu được khoảng 0.3 lít nước thì chia uống hết trong ngày.
- Cách 3 (dùng khi có triệu chứng đổ mồ hôi nhiều): Chuẩn bị 125g mỗi loại bá tử nhân và bán hạ khúc, 63g mỗi loại mẫu lệ, nhân sâm, bạch truật, ma hoàng căn, ngũ vị tử và 30 quả đại táo. Đại táo nấu chín nhừ rồi nghiền nát, bỏ hạt, các vị thuốc khác nghiền thành bột mịn rồi trộn đều với nhau, nhào cùng đại táo và vo thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần dùng từ 20 – 30 viên hoàn.
- Cách 4: Chuẩn bị 1 cái tim lợn sơ chế sạch sẽ, khử mùi bằng muối hạt nhiều lần rồi rạch giữa. Tiếp đó cho 9g dược liệu vào, khâu lại sau đó đem hầm cách thuỷ. Món ăn này phù hợp với người suy nhược, hồi hộp lo âu, mất ngủ, thở gấp, vã hồi môi, khát nước,…
Ngũ vị tử – vị thuốc quý của nam giới
Trong dân gian, ngũ vị tử dược liệu được mệnh danh là “vị thuốc yêu” cho nam giới bởi nhiều công dụng bất ngờ cho sinh lý nam giới. Nam giới không may mắc phải các chứng bệnh khó nói có thể sử dụng vị thuốc này, rất hiệu quả.
Dưới đây là những bài thuốc dành riêng cho phái mạnh mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Chữa thận dương hư, hoạt tinh: Sắc nước thuốc từ 8g dược liệu cùng 12g mỗi loại tang phiêu tiêu, long cốt, phụ tử, uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
- Chữa thận hư, miệng khát khô: 6g dược liệu kết hợp với 12g mạch đông, 12g đảng sâm đem sắc thành nước thuốc để uống mỗi ngày.
- Chữa di tinh, mộng tinh: Ngâm 100g ngũ vị tử khô trong nửa ngày cho đến khi mềm, bỏ hạt và sao vàng cùng 250g hồ đào nhân. Sau khi nguội thì đem tán nhỏ thành bột mịn, mỗi lần lấy 9g bột thuốc uống cùng với nước cơm.
- Bổ thận tráng dương, chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương: Sao vàng 500g vị thuốc, sau đó nghiền thành dạng bột mịn. Mỗi ngày pha 12 – 15g thuốc bột để uống cùng với nước ấm, mỗi ngày uống 2 lần sau ăn. Chú ý khi dùng bài thuốc cần kiêng ăn thịt lợn, cá, tỏi và giấm.
Tất cả các bài thuốc đều phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài, từ 1 – 2 tháng để cảm nhận được hiệu quả, chuyển biến từng ngày.
Bài thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh gan
Ngũ vị tử chữa bệnh gì hiệu quả? Các nghiên cứu cho thấy, vị thuốc này rất tốt cho bệnh nhân viêm gan mãn tính, viêm gan nhiễm trùng không vàng da, giúp bảo vệ tế bào gan hiệu quả.
- Cách 1: Sao khô dược liệu rồi tán thành bột mịn, bảo quản dần trong lọ kín. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3g cùng nước sôi hoặc nước cơm thêm chút muối đường, dùng liên tục trong 1 tháng.
- Cách 2: Luyện mật thành viên hoàn các dược liệu gồm ngũ vị tử, sài hồ, linh chi, đơn sâm. Mỗi lần uống 1 viên cùng nước đun sôi để nguội sau khi ăn 30 phút và liên tục trong 30 ngày.
Thử nghiệm cho thấy, trong 102 bệnh nhân viêm gan uống thuốc bột ngũ vị tử thì tỷ lệ hiệu quả đạt 76%, thời gian trung bình để chức năng gan phục hồi là 25 ngày, đặc biệt không xảy ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Tác dụng của ngũ vị tử với bệnh đường hô hấp
Một trong những công dụng nổi bật của vị thuốc được nhiều người biết đến nhất chính là chữa các bệnh về đường hô hấp.
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Chữa hen suyễn nặng: Chuẩn bị 9 – 12g địa long, 30 – 50g ngũ vị tử, 30 – 80g ngư tinh thảo đem ngâm trong nước khoảng 4 tiếng. Sau đó sắc với lửa nhỏ, sắc 2 lần nước cho đến khi còn lại 250ml thì chia 2 phần uống trong ngày.
- Trị ho do cảm hàn: Sắc nước thuốc từ 12g bạch thược, 8g mỗi loại ma hoàng, bán hạ, can khương, 6g mỗi loại chích thảo, quế chi, 4g mỗi loại tế tân và ngũ vị tử. Phần nước thuốc cô đặc lại chia 3 phần uống trong ngày.
- Chữa phế thận âm hư do cảm hàn: Sắc nước uống từ thang thuốc gồm 30g mỗi vị đảng sâm, mạch đông, tang phiêu tiêu cùng 5g ngũ vị tử rồi.
- Trị ho lâu ngày không khỏi: Dùng 20g túc xác tẩm đường sao vàng cùng 80g vị thuốc, đem tán thành bột mịn rồi luyện cùng đường mạch nha thành viên hoàn to bằng quả táo, mỗi lần ngậm 1 viên.
- Trị ho có đờm gây bít tắc, khó thở: Bạch phàn và ngũ vị tử với tỷ lệ 1:1, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng phổi lợn, sơ chế rồi nướng chín, chấm cùng bột thuốc để ăn và uống cùng nước ấm.
- Dành cho người bị cảm nặng, mệt mỏi, khát khô: Thang thuốc gồm có 10g mạch môn, 10g nhân sâm kết hợp 5g dược liệu để sắc nước uống.
- Cách chữa ho: Sắc 1 lít nước cùng với 5g quả ngũ vị tử khô, cùng 10g mỗi loại mạch môn, bách bộ, ngưu tất. Phần nước thuốc thu được chia 3 phần uống trong ngày, dùng kiên trì 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ do tỳ thận hư hàn
Bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm có 16g bố cốt chỉ, 6 – 8g quả ngũ vị, 8g nhục đầu khấu và 4g ngô thù du.
- Tất cả vị thuốc đem tán thành bột mịn, trộn cùng nước từ quả đại táo và gừng tươi thành hỗn hợp đồng nhất.
Mỗi lần bị đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ lấy khoảng 6 – 12g thuốc bột, uống cùng nước muối ấm và uống trước khi đi ngủ.
Ngũ vị tử ngâm rượu
Đây cũng là một dược liệu có thể dùng để ngâm rượu thuốc, cực kỳ thích hợp cho nam giới bổ thận tráng dương, chữa suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể khi sử dụng đúng cách.
Dưới đây là một số cách ngâm rượu ngũ vị tử rất tốt cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo.
- Rượu cường dương, bổ thận: Ngâm 5 lít rượu cùng với 500g quả ngũ vị khô, 500g câu kỷ tử khô, 100g nhân sâm trong 1 tháng trở lên.
- Rượu chữa suy nhược thần kinh: Ngâm 30g câu kỷ tử, 10 – 20g nhân sâm, 30g ngũ vị tử khô trong 500ml rượu trắng trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 15 – 20ml (tương đương 1 – 2 chén nhỏ), không lạm dụng, không uống quá nhiều trong thời gian dài.
Ngũ vị tử dùng nhiều có tốt không và những lưu ý khi dùng
Có thể thấy, đây là một dược liệu quý trong thiên nhiên với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần chú ý những điều sau:
- Thử nghiệm trên chuột cho thấy, ngũ vị tử dùng liều cao 10 – 15g/kg gây ra hiện tượng ngộ độc, mệt mỏi, khó thở, do đó trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý không dùng quá nhiều.
- Người bên ngoài biểu tà bên trong thực nhiệt, viêm phế quản mới phát gây ho và sốt, người nhiệt thịnh mới phát ban và ho không nên dùng.
- Dược liệu có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai, phụ nữ có thai không được phép dùng.
- Người bị bệnh động kinh không dùng cho vị thuốc có thể kích thích thần kinh trung ương, làm khởi phát cơn động kinh.
- Dược liệu làm tăng tiết dịch acid dạ dày, làm các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng trầm trọng hơn, do đó người bị bệnh đường tiêu hoá như đau dạ dày, trào ngược,… không nên dùng.
- Không dùng dược liệu cho phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Dược liệu có thể kích thích thèm ăn, tạo khẩu vị cho người dùng.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải gồm dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, ợ nóng, chán ăn, đau dạ dày,… với người có cơ địa nhạy cảm, nhưng không phổ biến.
- Thảo dược có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc như Warfarin, Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua gan Cytochrome P450 2C9, Cytochrome P450 3A4,…
- Nếu đang trong quá trình chữa bệnh bằng các loại thuốc khác (thuốc Tây, Đông y,…) thì không nên sử dụng thêm ngũ vị tử để tránh các tương tác có thể xảy ra.
- Trong quá trình điều trị, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, khoa học để hỗ trợ bệnh tình tốt nhất. Hiệu quả của các bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, tuân thủ nghiêm chỉnh về liều lượng, bài thuốc và chỉ dẫn của thầy thuốc.
Do đó, trước khi sử dụng dược liệu, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, hiệu quả của các bài thuốc từ dược liệu còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, cần kiên trì sử dụng đúng hướng dẫn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Ngũ vị tử mua ở đâu và giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường không có nhiều nơi bán ngũ vị tử, bởi đây là thảo dược phải nhập khẩu, trong có sẵn trong nước ta.
Trên thị trường ngũ vị tử giá bao nhiêu? Giá dược liệu hiện nay khá đắt, tuỳ thuộc vào sự khan hiếm của thị trường, thậm chí có thời điểm giá dược liệu lên đến gần nửa triệu đồng 1kg. Tuy nhiên cũng không hiếm các đại lý bán ra thị trường nam ngũ vị (hay còn gọi nắm cơm, chí chuôn chua, na rừng) có nguồn gốc từ rừng Tây Bắc với giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên loại bắc ngũ vị có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn được ưa chuộng hơn. Trong quá trình sử dụng cần phải tìm hiểu rõ để có hiệu quả và tránh dùng sai.
Vậy nên mua dược liệu ở đâu để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng và giá thành tốt nhất?
Hiện nay, sản phẩm ngũ vị tử tại trung tâm Vietfarm là loại cao cấp, được nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc. Sản phẩm nhập khẩu đảm bảo chất lượng đạt chuẩn, thuộc dòng cao cấp, đóng túi 1kg và 0.5kg sang trọng và cam kết không chứa chất bảo quản.
Giá sản phẩm ngũ vị tử dược liệu tại trung tâm Vietfarm đang được niêm yết 350.000 VNĐ/ túi 1kg, rất cạnh tranh.
Ngũ vị tử là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh nổi bật được sử dụng từ bao đời nay. Trên đây là những thông tin về dược liệu cũng như những lưu ý khi dùng, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích về dược liệu. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn nhất cho sức khoẻ.